Bước tới nội dung

Gặp nhau cuối tuần

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gặp nhau cuối tuần
Hình hiệu chương trình
Định dạngHài kịch
Talk Show
Sáng lậpNguyễn Khải Hưng
Đạo diễn
Quốc gia Việt Nam
Sản xuất
Giám chếNguyễn Khải Hưng
Kỹ thuật quay phimTrần Anh Phương
Thời lượng40–45 phút/tập (có quảng cáo)
Đơn vị sản xuất
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Phát lại:
VTV4
HTVC Gia Đình
SCTV1
Định dạng hình ảnh576i (SDTV)
Phát sóng1 tháng 4 năm 2000 (2000-04-01) – 30 tháng 12 năm 2006 (2006-12-30)
Thông tin khác
Chương trình liên quanGặp nhau cuối năm
Gala cười
Thư giãn cuối tuần
Cuộc hẹn cuối tuần

Gặp nhau cuối tuần là một chương trình hài kịch được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt NamĐài Truyền hình Việt Nam. Chương trình được phát sóng vào sáng thứ 7 hàng tuần từ ngày 1 tháng 4 năm 2000 đến hết ngày 30 tháng 12 năm 2006 trên kênh VTV3.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu phát sóng từ ngày 1 tháng 4 năm 2000, Gặp nhau cuối tuần đã được ê-kíp sản xuất lấy ý tưởng từ chương trình hài kịch từng xuất hiện trước đó là Gặp nhau và... cười, phát sóng trên VTV3 vào dịp Tết Trung thu. Các số Gặp nhau cuối tuần từ số đầu tiên tới số 4 đều được phát hành sang định dạng băng VHS bởi Trung tâm băng nhạc Vafaco. Chương trình được phát sóng đều đặn vào lúc 09:30 sáng thứ 7 mỗi tuần (ban đầu là hai tuần một số), phát lại vào lúc 10:00 ngày thứ 5 & 22:00 thứ 4 tuần kế tiếp. Ngày 30 tháng 12 năm 2006, Gặp nhau cuối tuần đã ấn định số phát sóng cuối cùng của mình.[1]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các phiên bản khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Gặp nhau cuối tuần chia tay bằng… “thảm hoạ” Titanic!

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, khác với mỗi số Gala cười trước đây, chương trình Gặp nhau cuối năm ngày 30/12/2006 sẽ là lời chia tay cuối cùng của những người thực hiện chuyên mục Gặp nhau cuối tuần. Kịch bản được xây dựng đặc biệt, không bao gồm những tiết mục hài đơn lẻ. Thay vào đó, kịch bản được xây dựng theo chương hồi như một vở nhạc kịch và là câu chuyện xuyên suốt về một con tàu trong cuộc chinh phục đại dương mênh mông.

Mở đầu là cuộc đón tiếp hành khách lên tàu. Tất cả các diễn viên hài quen thuộc với khán giả Gặp nhau cuối tuần xuất hiện như một vị khách mời với những nét đặc trưng riêng. Nhóm hài Phạm Bằng - Quang Thắng - Vân Dung với câu chuyện về sếp - nhân viên và bồ nhí, tình yêu tuổi già đầy hài hước của bộ đôi Hồng Vân - Bảo Quốc, chuyện cãi cọ om xòm của trưởng thôn Văn Hiệp và hai “gã” Quang Tèo - Giang Còi. Thuý Nga tìm mọi cách lên tàu để bán khoai nướng còn bầu sô Tự Long - ca sỹ Hiệp Gà cũng có chuyến biểu diễn ở đây… Mỗi hành khách đều có lý do riêng để lên tàu và mang đến một câu chuyện hài hước, thú vị riêng.

Suốt gần ba tiếng ghi hình, kịch bản được kết dính liền mạch, ổn định và gần như không có chi tiết thừa. Câu chuyện về con tàu Tiếng Cười (xin được gọi như vậy) đưa khán giả đi từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác, từ nụ cười mỉm sang những tràng cười sảng khoái…

Tuy trong chương trình có những tiếng cười “thô”, nhưng cách chuyển tải tiếng cười bằng nhạc kịch (dựa trên vở nhạc kịch Cây sáo thần), bằng Opera, bằng tuồng, bằng nhạc trẻ, và cả bằng… ảo thuật, khiến cho tiếng cười trong đêm Gặp nhau cuối năm trở nên thuyết phục.

Sân khấu của Gặp nhau cuối năm ngày 30/12/2006 trông thật lộng lẫy với phần thiết kế hình con tàu lớn với bảy cánh buồm trắng (tượng trưng cho bảy năm hoạt động của Gặp nhau cuối tuần). MC Thảo Vân luôn xuất hiện ở những vị trí đặc biệt, khi ở mũi tàu, khi đứng hát trên quả khinh khí cầu…

Những người viết kịch bản đã mượn hình ảnh tàu Titanic bị chìm, để nói về việc phải dừng chương trình Gặp nhau cuối tuần sau 7 năm lên sóng, mặc dù được diễn trên sân khấu hài, nhưng nội dung nói về "Con tàu chở những niềm vui không đi tới bến cuối" này rất cảm động. Có thể nói không ngoài rằng, đây là kịch bản tốt nhất của Gặp nhau cuối tuần lừng lẫy một thời. Ngoài những tiết mục ca nhạc xen kẽ, có thể tạm chia kịch bản của buổi diễn thành 31 phần.

1 - Hàng rởm trên tàu

Chuẩn bị lên tàu. Số mặt nạ và bình dưỡng khí đã được mua nhiều hơn số hành khách trên tàu. Sự việc bị thuyền trưởng phát hiện nhưng sau đó “chìm xuồng”, vì ông trùm của sự việc có tên là “anh Hai” lại là sếp của thuyền trưởng.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Đức Hải, Hồng Tơ)

2 - Sếp và trợ lý

Phạm Bằng đi cùng cô bồ Vân Dung, được trợ lý Quang Thắng hộ tống. Phạm Bằng, theo thói quen vẫn luôn nhường cho trợ lý trả tiền, trợ lý Quang Thắng lại đang cần nịnh sếp để lên phó phòng nên luôn miệng khen bồ của sếp, nhưng khen đi khen lại hóa ra toàn “khen đểu”.

(diễn viên: Phạm Bằng, Vân Dung, Quang Thắng)

3 - Cặp đôi Phạm Bằng, Vân Dung

Phạm Bằng cùng Vân Dung và Quang Thắng lên tàu, Hoàng Sơn mới nhìn lại tưởng là hai ông cháu, sau đó bị Quang Thắng nhắc nhở nên xin lỗi rối rít. Phạm Bằng cảnh cáo: Đừng có nhìn phượng hoàng mà tưởng gà trống thiến.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Phạm Bằng, Vân Dung, Quang Thắng)

4 - Người đẹp Hồng Vân xài vé giả

Hồng Vân và Bảo Quốc lên tàu, Bảo Quốc khen tóc Hồng Vân thơm, nên đã tặng cô vé khi cô bị Hoàng Sơn phát hiện và tịch thu vé “VIP giả”.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Hồng Vân, Bảo Quốc)

5 - Lợn VIP

Chí Trung đến lấy nước gạo, Hoàng Sơn đòi thêm tiền so với mọi lần vì đây là tàu VIP, toàn khách VIP. Chí Trung kết luận: Các bác ăn toàn món VIP, lợn của em cũng ăn toàn món VIP, hóa ra các bác ăn như lợn nhà em.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Chí Trung)

6 - Đi dự “Quốc tế trưởng thôn”

Trưởng thôn Văn Hiệp lên tàu đi họp hội nghị “Quốc tế trưởng thôn”, Quang Tèo và Giang Còi cương quyết đòi đi theo làm phó, thậm chí hai người đã tự túc vé lên tàu.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Văn Hiệp, Quang Tèo, Giang Còi)

7 - Công Lý bí giấy tờ

Công Lý xin lên tàu để gặp trưởng thôn xin giấy chứng nhận không có tranh chấp về mảnh đất của gia đình.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Công Lý)

8 - “Va-len-tin nó sờ”

Thúy Nga muốn lên tàu bán khoai lang nướng, dùng mẹo bảo Hoàng Sơn đọc chữ Valentine là phải ngẩng mặt lên trời, sau đó Thúy Nga lẻn lên tàu.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Công Lý, Thúy Nga)

9 - Việt Hương bán bánh giò

Việt Hương muốn lên tàu bán bánh giò, Hoàng Sơn đã bị Thúy Nga lừa nên rất cảnh giác, nhưng nhân lúc Hiệp Gà đi vào nói chuyện với Hoàng Sơn, Việt Hương vẫn lẻn lên tàu được.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Việt Hương, Hiệp Gà)

10 - Tự Long, Hiệp Gà ngắm mặt trời

Ca sĩ Hiệp Gà bị ông bầu Tự Long nhắc nhở cách biểu diễn, dạy luôn cả việc g‌iết thời gian lúc rảnh bằng cách ngắm mặt trời lên. Sau đó cả hai lên tàu để ngắm mặt trời lên, dù lúc đó đã “tờ mờ chiều”!

(diễn viên: Hoàng Sơn, Hiệp Gà, Tự Long)

11 - Xuân Bắc trốn vé

Xuân Bắc không có vé nhưng muốn lên tàu, bèn bày trò nói hươu nói vượn, chôm được tấm vé “giả VIP” Hoàng Sơn tịch thu của Hồng Vân dùng làm vé lên tàu.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Xuân Bắc)

12 - Minh Vượng tìm chồng

Thu Hương (trong vai vợ Quang Thắng) và Minh Vượng (vợ Phạm Bằng) rủ nhau lên tàu đ‌ánh ghen Vân Dung. Trong lúc trình vé, Minh Vượng tranh thủ tán tỉnh Hoàng Sơn.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Thu Hương, Minh Vượng)

13 - Lợn VIP ngộ độc

Lợn của Chí Trung ăn đồ ăn của “tàu VIP” nên bị ngộ độc r‌ượu, Chí Trung muốn lên tàu để xin trưởng thôn cho giấy chứng nhận gửi cho bên kiểm dịch.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Chí Trung)

14 - Anh Vũ, chuyên gia đố khó

Anh Vũ là t‌iếp v‌iên trưởng của tàu, nhưng Hoàng Sơn ra vẻ không nhớ ra nên b‌ắt phải chứng minh. Anh Vũ dùng tài “đố vui” của mình để Hoàng Sơn nhận ra, với câu đố: 4 chia 3 bằng mấy?

(diễn viên: Hoàng Sơn, Anh Vũ)

15 - Tàu khởi hành

Ngay trong lời giới thiệu của MC Thảo Vân đã có “gợi ý” về chuyến đi của con tàu: Giữa đại dương mênh mông bao la đầy sóng gió, không ai có thể biết trước điều gì có thể xảy ra, nhưng chung tôi có một điều chắc chắn một điều rằng, quý vị sẽ nhận được vô vàn những niềm vui, bởi đây là con tàu chở những tiếng cười và những hành khách trên tàu đều được khao khát được chia sẻ niềm vui và tiếng cười với tất cả mọi người.

(MC: Thảo Vân)

16 - Cặp tình nhân trên tàu

Đây là một trong hai đoạn thể hiện tính “Titanic” nhất (cùng với đoạn của Xuân Bắc và Vân Dung lúc gần cuối chương trình), có lẽ sự quan trọng của trường đoạn này khiến đạo diễn phải cho hai nghệ sĩ “tay nghề cao” là Bảo Quốc và Hồng Vân thể hiện. Kịch bản của người viết những đoạn này khá cao tay, vẫn rất “Titanic” nhưng tràn đầy tiếng cười Việt.

(diễn viên: Hồng Vân, Bảo Quốc)

17 - Mẹ đĩ nhà em

Chí Trung nhờ Bảo Quốc nói với bác lái tàu cho tàu dừng lại, kẻo đi du lịch bất đắc dĩ thì “mẹ đĩ nhà em” nó xé x‌ác. Sau khi biết “mẹ đĩ” có nghĩa là vợ, Bảo Quốc giới thiệu Hồng Vân với Chí Trung: Đây là “mẹ đĩ” mới của tôi!

(diễn viên: Hồng Vân, Bảo Quốc, Chí Trung, Pham Bằng, Vân Dung)

18 - Xuân Bắc gặp Vân Dung

Thúy Nga gọi điện thoại cho người yêu cũ, thông báo đang ở trên chuyến tàu xưa, rồi vứt vòng đeo cổ kỷ niệm xuống biển nhưng mắc vào thành tàu. Vân Dung trông thấy, chờ Thúy Nga đi bèn trèo xuống lấy, Xuân Bắc đi ra thấy thế tưởng Vân Dung t‌ự t‌ử nên hét toáng lên làm Vân Dung suýt rơi xuống biển. Hai người bị tiếng sét ái tính đ‌ánh từ giây phút đó.

(diễn viên: Thúy Nga, Xuân Bắc, Vân Dung)

19 - Cuộc vui trên khoang tàu

Xuân Bắc giới thiệu Vân Dung với bạn bè, mọi người đang nhảy múa hát ca mừng mối tình của hai người, Phạm Bằng và Quang Thắng ở khoang trên phát hiện thấy Vân Dung.

(diễn viên: Xuân Bắc, Vân Dung, Quang Tèo, Giang Còi, Công Lý, Thúy Nga, Việt Hương, Hiệp Gà, Tự Long, Phạm Bằng, Quang Thắng)

20 - Ảo thuật gia Tự Long

Phạm Bằng và Quang Thắng phát hiện ra Vân Dung, bèn xuống khoang dưới nơi mọi người đang tụ tập để tìm. Tự Long trổ tài ảo thuật giấu Vân Dung vào chuồng sắt dùng vải che lại, khi Quang Thắng mở tấm vải ra chỉ thấy trong đó có một con chó cảnh.

(diễn viên: Xuân Bắc, Vân Dung, Phạm Bằng, Quang Thắng, Tự Long, Quang Tèo, Giang Còi, Hiệp Gà, Việt Hương, Thúy Nga)

21 - Việt Hương hát Opera

Việt Hương hát Opera, tất nhiên đây chỉ là hát nhép, nhưng nhép theo đúng kiểu Gặp nhau cuối tuần, khán giả được một phen cười nghiêng ngả, nhất là sau khi hát xong Việt Hương lăn ra ngất xỉu vì hết hơi.

(diễn viên: Việt Hương, Xuân Bắc, Vân Dung, Quang Tèo, Giang Còi, Tự Long, Hiệp Gà, Thúy Nga)

22 - Xuân Bắc ăn t‌át

Ngay lúc đó, Phạm Bằng và Quang Thắng phát hiện ra Vân Dung lần nữa và lần này thì Vân Dung bị b‌ắt quả t‌ang nên không kịp trốn. Quang Thắng phân tích cho mọi người bản chất của việc Xuân Bắc muốn quen Vân Dung (tình tiết giống trong phim Titanic), vì sự phân tích này mà Xuân Bắc bị ăn 2 cái t‌át của Vân Dung.

(diễn viên: Phạm Bằng, Quang Thắng, Vân Dung, Xuân Bắc, Quang Tèo, Giang Còi, Thúy Nga, Việt Hương, Tự Long, Hiệp Gà)

23 - Những bà vợ ghê gớm

Một lát sau, Phạm Bằng đẩy Quang Thắng ra chịu trận, Quang Thắng đang biện bạch cho Phạm Bằng thì bị vợ (Thu Hương) ra tóm cổ kéo đi.

(diễn viên: Minh Vượng, Phạm Bằng, Quang Thắng, Thu Hương)

24 - Minh Vượng gặp tình cũ

Sau đó, Minh Vượng đi tìm Phạm Bằng và tình cờ gặp Đức Hải, người tình cũ. Hai người cùng nhảy trong điệu nhạc tình cảm, sau khi đã ôn lại kỷ niệm thì ai đi đường nấy.

(diễn viên: Đức Hải, Minh Vượng)

25 - Bi kịch b‌ắt đầu

Xuân Bắc và Vân Dung gặp nhau trên khoang tàu, Xuân Bắc đọc thơ cho Vân Dung nghe, nhưng toàn “thơ đề”. Sau đó hai người “bay” lên không trung ngắm cảnh, đang ngắm cảnh thì phát hiện tàu sắp đ‌âm vào tảng băng trôi. Bi kịch của con tàu b‌ắt đầu từ đây.

(diễn viên: Xuân Bắc, Vân Dung)

26 - Hãy cứu con tàu

Vào đúng lúc nước sôi lửa b‌ỏng, Công Lý và Chí Trung gây gổ với nhân viên của tàu là Hoàng Sơn, yêu cầu Hoàng Sơn “đừng nói nhiều mà hãy hành động” để cứu con tàu và mọi người.

(diễn viên: Hoàng Sơn, Công Lý, Chí Trung)

27 - Bánh lái rởm

Thuyền trưởng Hồng Tơ gọi điện báo cho lái tàu, yêu cầu rẽ trái để tránh tảng băng. Nhưng vì trước đây mua phải bánh lái rởm nên không rẽ trái được, thậm chí cũng không rẽ phải được.

(diễn viên: Đức Hải, Hồng Tơ, Hoàng Sơn)

28 - Hậu quả của hàng đểu

Tiếp v‌iên trưởng Anh Vũ hướng dẫn mọi người cách đeo mặt nạ dưỡng khí, mặc áo phao nếu nước tràn vào lòng tàu, cách đến cửa thoát hiểm nếu tàu chìm. Tuy nhiên, “phao có loại tốt và loại phao không tốt”, và “tất cả 6 cửa thoát hiểm đều hướng xuống đáy biển”.

(diễn viên: Anh Vũ, Chí Trung, Quang Thắng, Quang Tèo, Giang Còi, Việt Hương, Tự Long, Hiệp Gà, Đức Hải, Hồng Tơ, Hoàng Sơn)

29 - Khinh khí cầu của Khánh Râu

Đáng tiếc, cuối cùng thì con tàu đã bị đâm vào tảng băng và không chỉ Phạm Bằng bỏ rơi Vân Dung, mà vợ chồng Phạm Bằng cũng lục đục với nhau. Cuối cùng, hai vợ chồng thoát ra khỏi tàu nhờ khinh khí cầu của Khánh Râu, đây là khinh khí cầu Minh Vượng thuê để “trong đ‌ánh ra ngoài đ‌ánh vào” cho Phạm Bằng hết đường chạy.

(diễn viên: Minh Vượng, Phạm Bằng, Quốc Khánh, Quang Thắng, Quang Tèo, Giang Còi, Việt Hương, Hiệp Gà, Tự Long, Đức Hải, Hoàng Sơn, Anh Vũ)

30 - Ca sĩ, ngôi sao đâu rồi?

Ông bầu Tự Long bây giờ mới biết lòng người, đưa các ca sĩ lên thành ngôi sao nhưng lúc hoạn nạn thì bỏ đi cả. Tuy nhiên, cũng vào lúc hoạn nạn thế này mới biết Xuân Bắc, được xem là nhân vật “bụi đời” lại là người ch‌ung t‌hủy, rất quan tâm đến người yêu, phút cuối vẫn dặn dò người yêu từng chi tiết nhỏ mới yên tâm!

(diễn viên: Tự Long, Hiệp Gà, Xuân Bắc, Vân Dung)

31 - Đoạn kết

MC Thảo Vân nói lời tiếc nuối vì “con tàu chở những tiếng cười” chưa đến bờ đã phải dừng lại. Đạo diễn Khải Hưng đã phát biểu lời chia tay sau:

Gặp nhau cuối năm được Trung tâm sản xuất Phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu sản xuất và phát sóng vào ngày tất niên Âm lịch hàng năm trên tất cả các kênh truyền hình quảng bá của VTV từ năm 2003, với tư cách là số đặc biệt của Gặp nhau cuối tuần. Đến năm 2007, chương trình vẫn tiếp tục được tiếp tục sản xuất sau khi Gặp nhau cuối tuần kết thúc.

Sau khi Gặp nhau cuối tuần kết thúc, Gala cười - 1 phần của Gặp nhau cuối tuần - vẫn tiếp tục được duy trì và phát sóng mỗi quý 1 số, từ tháng 3 đến ngày 30 tháng 12 năm 2007. Từ năm 2010, Gala cười được phát sóng vào tối mùng 2 Tết Nguyên Đán trên VTV3 cho đến hiện nay.

Sau 3 năm vắng bóng, chương trình Gặp nhau cuối tuần được kế thừa với một phiên bản mới mang tên Thư giãn cuối tuần. Số phát sóng đầu tiên của chương trình được lên sóng vào 21:00 thứ 7 từ ngày 28/8/2010 đến hết ngày 29/12/2012 trên kênh VTV3, các số tiếp theo được phát sóng đều đặn vào khung giờ này.

Từ ngày 5/1/2013, sau hơn 2 năm phát sóng, VFC đã cho ra mắt format mới của Thư giãn cuối tuần với tên gọi Chém chuối cuối tuần. Số đầu tiên của format mới được phát sóng vào 11:00 thứ 7, ngày 5/1/2013 trên kênh VTV3; các số tiếp theo được phát sóng đều đặn vào khung giờ này. Từ 4/1/2014 đến ngày 21/2/2015, chương trình chuyển sang khung giờ mới: 10:00 thứ 7 hàng tuần. Từ 28/2/2015 đến hết ngày 18/4/2015, chương trình chuyển sang khung giờ mới: 17:00 thứ 7 hàng tuần.

Chương trình đã kết thúc vào ngày 18/4/2015. Thay thế khung giờ này là chương trình Người đi xuyên tường

Sau 6 năm vắng bóng, chương trình Thư giãn cuối tuần được kế thừa với một phiên bản mới mang tên Cuộc hẹn cuối tuần. Số phát sóng đầu tiên của chương trình được phát sóng vào lúc 20:00 tối thứ 7 hàng tuần, từ ngày 17/7/2021.

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản băng VHS của chương trình được phát hành bởi Trung tâm băng nhạc Vafaco (Sài Gòn) trong năm 2000 với các số từ 1 đến 5.

Tạm dừng phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Gặp nhau cuối tuần đã có một số lần phải tạm dừng phát sóng theo kế hoạch do trùng với các sự kiện đặc biệt và đã được phát sóng trở lại vào 1 ngày sau đó. Cụ thể:

  • 6/12/2003, để phát sóng các chương trình trong dịp SEA Games 2003.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Gặp nhau cuối tuần chia tay bằng… "thảm hoạ" Titanic!”.