Bước tới nội dung

Gabriel Batistuta

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gabriel Batistuta
Batistuta năm 2018
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Gabriel Omar Batistuta [1]
Ngày sinh 1 tháng 2, 1969 (55 tuổi)[1]
Nơi sinh Avellaneda, Santa Fe, Argentina[2]
Chiều cao 1,85 m (6 ft 1 in)
Vị trí Tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1987–1988 Newell's Old Boys
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1988–1989 Newell's Old Boys 24[3] (7[3])
1989–1990 River Plate 21[3] (4[3])
1990–1991 Boca Juniors 30[3] (13[3])
1991–2000 Fiorentina 269 (168)
2000–2003 Roma 63 (30)
2003Inter Milan (mượn) 12 (2)
2003–2005 Al Arabi 21 (25)
Tổng cộng 444 (248)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1991–2002 Argentina 77 (54)
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Argentina
Bóng đá nam
Cúp Nhà vua Fahd
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Ả Rập Saudi 1992 Đội bóng
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Ả Rập Saudi 1995 Đội bóng
Copa América
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Chile 1991 Đội bóng
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Ecuador 1993 Đội bóng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Gabriel Omar Batistuta (sinh ngày 1 tháng 2 năm 1969), quốc tịch Argentina biệt danh Batigol, là cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và anh là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Argentina nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Batistuta bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1988 tại câu lạc bộ hạng nhất Newell's Old Boys của Argentina. Một năm sau đó, anh chuyển đến thi đấu cho câu lạc bộ River Plate và đến năm 1990 thì anh lại đầu quân cho câu lạc bộ nổi tiếng Boca Juniors. Tại Boca Juniors, Batistuta bắt đầu thể hiện được tài năng săn bàn bẩm sinh của mình và những bàn thắng trong màu áo Boca Juniors đã đưa anh lọt vào mắt xanh của các câu lạc bộ ở châu Âu. Sau đó anh đã dành phần lớn thời gian sự nghiệp cho câu lạc bộ ACF Fiorentina của Ý. Anh cũng là tay săn bàn xuất sắc thứ 8 trong lịch sử giải đấu Serie A với 184 bàn 318 trận từ 1991 đến 2003. Ở cấp độ quốc gia, anh đã từng danh hiệu tay săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của Argentina với 56 bàn trong 78 lần khoác áo đội tuyển trước khi Lionel Messi vượt qua vào năm 2016. Batistuta đã tham dự 3 kì World Cup năm 1994, 1998, 2002 và anh đã có 10 bàn thắng sau 11 trận, đồng thời trở thành cầu thủ duy nhất lập hat-trick ở 2 kỳ World Cup liên tiếp. Ngoài ra, Batistuta cũng đã giành được 2 chức vô địch Copa America cùng đội tuyển Argentina vào năm 1991 và 1993. Năm 2004, anh được chọn là một trong 125 huyền thoại sống của bóng đá thế giới bởi Pelé.

Khi câu lạc bộ Fiorentina bị xuống hạng Serie B, Batistuta đã ở lại với câu lạc bộ và giúp nó trở lại giải đấu hàng đầu 2 năm sau đó. Là một anh hùng trong lòng các cổ động viên thành Firenze, các fan của Fiorentina đã dựng một bức tượng đồng của anh năm 1996, một sự công nhận cho những đóng góp của Batistuta cho Fiorentina. Cùng với ACF Fiorentina, anh đã giành được chiếc Cúp Quốc gia ý 1996 và Siêu cúp Ý 1997. Năm 1999, anh được trao tước vị Quả bóng đồng thế giới từ FIFA. Năm 2000, anh được các cổ động viên Fiorentina bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất câu lạc bộ trong thế kỷ 20. Tuy vậy, Batistuta chưa bao giờ giành được danh hiệu Scudetto nào với Fiorentina và chỉ khi anh đầu quân cho AS Roma năm 2000, anh mới giành được chức vô địch Seria A đầu tiên và cũng là cuối cùng của mình. Batistuta chơi mùa giải cuối cùng tại Qatar cho câu lạc bộ Al-Arabi trước khi giải nghệ năm 2005.

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Mùa Giải quốc nội Cúp quốc gia[4] Châu lục[5] Tổng cộng
Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn
Newell's 1988-89 16 4 5 3 21 7
Tổng cộng 16 4 5 3 21 7
River Plate 1989-90 7 4 7 4
Tổng cộng 7 4 7 4
Boca Juniors 1989-90 10 2 10 2
1990-91 19 11 10 9 29 20
Tổng cộng 29 13 10 9 39 22
Fiorentina 1991-92 27 13 1 1 30 14
1992-93 32 16 2 1 35 19
1993-94 26 16 4 4 29 19
1994-95 32 26 3 4 37 28
1995-96 31 19 6 9 39 27
1996-97 32 12 2 1 7 5 41 18
1997-98 31 21 3 3 36 24
1998-99 28 21 5 5 2 1 41 26
1999-00 30 23 1 1 7 6 43 28
Tổng cộng 269 167 27 29 16 12 331 203
Roma 2000-01 28 20 3 4 2 1 33 25
2001-02 20 6 0 0 8 0 28 6
2002-03 12 4 2 1 6 1 20 6
Tổng cộng 60 30 5 5 16 2 81 37
Inter 2002-03 12 2 12 2
Tổng cộng 12 2 12 2
Al-Arabi 2003-04 18 25 0 0 18 25
2004-05 3 0 0 0 3 0
Tổng cộng 21 25 0 0 21 25
Career Total 444 248 44 27 61 19 549 294

[6]

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển bóng đá Argentina
NămTrậnBàn
1991 7 6
1992 5 6
1993 15 13
1994 10 6
1995 10 7
1996 5 3
1997 2 0
1998 12 12
1999 2 2
2000 5 4
2001 1 1
2002 3 1
Tổng cộng 77 54
Danh sách các bàn thắng quốc tế của Gabriel Batistuta
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1 8 tháng 7 năm 1991 Sân vận động Quốc gia, Santiago, Chile  Venezuela 1–0 3–0 Copa América 1991
2 2–0
3 10 tháng 7 năm 1991  Chile 1–0 1–0
4 12 tháng 7 năm 1991 Sân vận động Thành phố, Concepción, Chile  Paraguay 1–0 4–1
5 17 tháng 7 năm 1991 Sân vận động Quốc gia, Santiago, Chile  Brasil 3–1 3–2
6 21 tháng 7 năm 1991  Colombia 2–0 2–1
7 30 tháng 5 năm 1992 Sân vận động Quốc gia Yoyogi, Tokyo, Nhật Bản  Nhật Bản 1–0 1–0 Kirin Cup 1992
8 3 tháng 6 năm 1992 Sân vận động Gifu Nagaragawa, Gifu, Nhật Bản  Wales 1–0 1–0
9 18 tháng 6 năm 1992 Sân vận động tượng đài Antonio Vespucio Liberti, Buenos Aires, Argentina  Úc 1–0 2–0 Giao hữu
10 2–0
11 16 tháng 10 năm 1992 Sân vận động Quốc tế Nhà vua Fahd, Riyadh, Ả Rập Xê Út  Bờ Biển Ngà 1–0 4–0 Cúp Nhà vua Fahd 1992
12 2–0
13 17 tháng 6 năm 1993 Sân vận động George Capwell, Guayaquil, Ecuador  Bolivia 1–0 1–0 Copa América 1993
14 4 tháng 7 năm 1993 Sân vận động tượng đài, Guayaquil, Ecuador  México 1–0 2–1
15 2–1
16 1 tháng 8 năm 1993 Sân vận động Quốc gia, Lima, Peru  Perú 1–0 1–0 Vòng loại World Cup 1994
17 22 tháng 8 năm 1993 Sân vận động tượng đài Antonio Vespucio Liberti, Buenos Aires, Argentina  Perú 1–0 2–1
18 17 tháng 11 năm 1993  Úc 1–0 1–0
19 31 tháng 5 năm 1994 Sân vận động Ramat Gan, Ramat Gan, Israel  Israel 1–0 3–0 Giao hữu
20 2–0
21 21 tháng 6 năm 1994 Sân vận động Foxboro, Foxborough, Hoa Kỳ  Hy Lạp 1–0 4–0 World Cup 1994
22 2–0
23 4–0
24 3 tháng 7 năm 1994 Rose Bowl, Pasadena, Hoa Kỳ  România 1–1 2–3
25 8 tháng 1 năm 1995 Sân vận động Quốc tế Nhà vua Fahd, Riyadh, Ả Rập Xê Út  Nhật Bản 3–0 5–1 Cúp Nhà vua Fahd 1995
26 5–1
27 30 tháng 6 năm 1995 Sân vận động Centenario, Quilmes, Argentina  Úc 2–0 2–0 Giao hữu
28 8 tháng 7 năm 1995 Sân vận động Parque Artigas, Paysandú, Uruguay  Bolivia 1–0 2–1 Copa América 1995
29 11 tháng 7 năm 1995  Chile 1–0 4–0
30 4–0
31 17 tháng 7 năm 1995 Sân vận động Atilio Paiva Olivera, Rivera, Uruguay  Brasil 1–0 2–2
32 24 tháng 4 năm 1996 Sân vận động tượng đài Antonio Vespucio Liberti, Buenos Aires, Argentina  Bolivia 3–1 3–1 Vòng loại World Cup 1998
33 1 tháng 9 năm 1996  Paraguay 1–0 1–1
34 15 tháng 12 năm 1996  Chile 1–1 1–1
35 10 tháng 3 năm 1998 Sân vận động José Amalfitani, Buenos Aires, Argentina  Bulgaria 1–0 2–0 Giao hữu
36 22 tháng 4 năm 1998 Lansdowne Road, Dublin, Cộng hòa Ireland  Cộng hòa Ireland 1–0 2–0
37 14 tháng 5 năm 1998 Sân vận động Mario Alberto Kempes, Córdoba, Argentina  Bosna và Hercegovina 1–0 5–0
38 2–0
39 5–0
40 19 tháng 5 năm 1998 Sân vận động Malvinas Argentinas, Mendoza, Argentina  Chile 1–0 1–0
41 25 tháng 5 năm 1998 Sân vận động tượng đài Antonio Vespucio Liberti, Buenos Aires, Argentina  Nam Phi 1–0 2–0
42 14 tháng 6 năm 1998 Sân vận động Thành phố, Toulouse, Pháp  Nhật Bản 1–0 1–0 World Cup 1998
43 21 tháng 6 năm 1998 Sân vận động Công viên các Hoàng tử, Paris, Pháp  Jamaica 3–0 5–0
44 4–0
45 5–0
46 30 tháng 6 năm 1998 Sân vận động Geoffroy-Guichard, Saint-Étienne, Pháp  Anh 1–0 2–2
47 31 tháng 3 năm 1999 Amsterdam Arena, Amsterdam, Hà Lan  Hà Lan 1–1 1–1 Giao hữu
48 13 tháng 10 năm 1999 Sân vận động Mario Alberto Kempes, Córdoba, Argentina  Colombia 1–0 2–1
49 29 tháng 3 năm 2000 Sân vận động tượng đài Antonio Vespucio Liberti, Buenos Aires, Argentina  Chile 1–0 4–1 Vòng loại World Cup 2002
50 29 tháng 6 năm 2000 Sân vận động El Campín, Bogotá, Colombia  Colombia 1–0 3–1
51 2–1
52 8 tháng 10 năm 2000 Sân vận động tượng đài Antonio Vespucio Liberti, Buenos Aires, Argentina  Uruguay 2–0 2–1
53 7 tháng 10 năm 2001 Sân vận động Defensores del Chaco, Asunción, Paraguay  Paraguay 2–2 2–2
54 2 tháng 6 năm 2002 Sân vận động bóng đá Kashima, Kashima, Nhật Bản  Nigeria 1–0 1–0 World Cup 2002

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
River Plate

Argentina Boca Juniors

Ý Fiorentina

Ý Roma

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Argentina Argentina

  • Copa América Vua Phá Lưới: 1991, 1995
  • Serie A Vua Phá Lưới: 1994/95
  • Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất Serie A: 1999
  • Coppa Italia Vua Phá Lưới: 1995/96
  • Conferdrations Cup Vua Phá Lưới: 1992
  • Quả Bóng Đồng FIFA: 1999
  • FIFA XI: 1997, 1998
  • Đội hình tiêu biểu của ESM: 1998/99
  • Chiếc giày bạc World Cup 1998 (5 bàn)
  • Ballon D’Or: 1998 (6th), 1999 (4th), 2000 (7th)
  • Qatari League Vua Phá Lưới: 2004
  • Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Argentina: 1998
  • Ngôi đền huyền thoại bóng đá Italia: 2012
  • Ngôi đền huyền thoại AS Roma: 2015
  • Ngôi đền huyền thoại Fiorentina: 2013
  • Chân sút xuất sắc nhất lịch sử Fiorentina (203 bàn)
  • Cầu thủ duy nhất lập hattrick ở 2 kì World Cup liên tiếp (1994 - 1998)
  • FIFA 100

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Gabriel Batistuta”. socceerway.com. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ROMProfile
  3. ^ a b c d e f Gabriel Batistuta tại National-Football-Teams.com
  4. ^ Bao gồm Coppa ItaliaCúp Nhà vua Qatar.
  5. ^ Ba gồm Copa Libertadores, UEFA Champions LeagueCúp C2.
  6. ^ http://www.rsssf.com/miscellaneous/batistuta-intlg.html

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]