Bước tới nội dung

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007
2007 FIFA Women's World Cup - China
2007年女子世界杯足球赛
Logo chính thức
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàTrung Quốc
Thời gian3 – 23 tháng 11
Số đội16
Vị trí chung cuộc
Vô địch Đức (lần thứ 2)
Á quân Brasil
Hạng ba Hoa Kỳ
Hạng tư Na Uy
Thống kê giải đấu
Số trận đấu32
Số bàn thắng111 (3,47 bàn/trận)
Số khán giả1.156.955 (36.155 khán giả/trận)
Vua phá lướiBrasil Marta (7 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Brasil Marta
Thủ môn
xuất sắc nhất
Đức Nadine Angerer
2003
2011

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007 là giải đấu lần thứ năm của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới, là một giải đấu bóng đá quốc tế dành cho nữ được tổ chức tại Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 23 tháng 11 năm 2007.[1] Đáng ra, Trung Quốc là chủ nhà Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2003, tuy nhiên do dịch bệnh SARS bùng phát năm 2003 ở Trung Quốc nên giải đã chuyển sang Hoa Kỳ. Do vậy, Trung Quốc trở thành chủ nhà của giải đấu này mà không cần qua bầu chọn.

Linh vật chính thức của giải đấu là Hoa Mộc Lan, cô bé lấy cảm hứng từ tên nhân vật lịch sử Trung Quốc Hoa Mộc Lan. Cô có búi tóc hai bên màu xanh rêu là hai trái bóng đá, mặc áo phông tay dài đỏ có gấu áo màu xanh dương. Cô đeo khăn quàng màu vàng nhạt.

Giải kết thúc với chức vô địch thuộc về đội tuyển Đức. Đây là chức vô địch lần thứ hai của họ, và là đội bóng đá nữ đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch.

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

[2]

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007 (Trung Quốc)
Thiên Tân Vũ Hán Hàng Châu Thành Đô Thượng Hải
Sân vận động Trung tâm Olympic Thiên Tân Sân vận động Vũ Hán Trung tâm Thể thao Hoàng Long Trung tâm Thể thao Thành Đô Sân vận động Hồng Khẩu
Sức chứa: 60.000 Sức chứa: 55.000 Sức chứa: 51.000 Sức chứa: 40.000 Sức chứa: 33.000

Các đội tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Các đội tuyển tham dự vòng chung kết
Liên đoàn Vòng loại Các đội tham dự vòng chung kết
AFC (châu Á) Cúp bóng đá nữ châu Á 2006  Úc
 Nhật Bản
 CHDCND Triều Tiên
CAF (châu Phi) Giải vô địch bóng đá nữ châu Phi 2006  Ghana
 Nigeria
CONCACAF
(Bắc, Trung Mỹ và Caribe)
Cúp vàng nữ CONCACAF 2006  Hoa Kỳ
 Canada
CONMEBOL (Nam Mỹ) Giải vô địch bóng đá nữ Nam Mỹ 2006  Brasil
 Argentina
OFC (châu Đại Dương) Giải vô địch bóng đá nữ châu Đại Dương 2007  New Zealand
UEFA (châu Âu) Vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007 (UEFA)  Thụy Điển
 Đan Mạch
 Anh
 Đức
 Na Uy
Quốc gia đăng cai  Trung Quốc

Danh sách cầu thủ tham dự giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn biến tóm tắt của giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải mở màn với một trận đấu lập kỉ lục về tỉ số tại Thượng Hải, khi đương kim vô địch Đức đè bẹp Argentina 11-0, trở thành đội chiến thắng đậm nhất và cũng là trận đấu có nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử World Cup nữ. Sự chênh lệch đẳng cấp này cũng làm FIFA phải cân nhắc khi có ý định tăng thêm số đội tham dự, vì khoảng cách về trình độ giữa các đội là còn khá lớn.

Ở bảng A, Đức chứng tỏ sức mạnh của đương kim vô địch khi thắng 2 trận hòa 1 trận, không để thủng lưới bàn nào và dẫn đầu bảng. Anh nhờ trận hòa Đức đã vượt hơn Nhật Bản 1 điểm và giành chiếc vé còn lại vào tứ kết. Bảng B, Hoa Kỳ thể hiện vẫn là một đội bóng lớn khi dẫn đầu bảng với 7 điểm. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên dù thua đối thủ trực tiếp Thụy Điển, cùng điểm nhưng hơn về hiệu số nên vào vòng trong. Bảng C, Úc với bàn thắng muộn màng phút bù giờ trong trận hòa Canada đã giành vé vào tứ kết cùng Na Uy đầu bảng. Bảng D tuy có đội chủ nhà Trung Quốc, nhưng Brasil mới là đội mạnh nhất, là đội duy nhất giành trọn 9 điểm ở vòng bảng, trong đó có trận thắng Trung Quốc 4-0. Trung Quốc giành tấm vé thứ hai của bảng khi thắng 2 đội còn lại.

Ở tứ kết, các đội đầu bảng đều chiến thắng. Trong khi Đức và Hoa Kỳ thắng thuyết phục 3-0, thì Na Uy chỉ thắng sát nút "Những bông hồng thép" Trung Quốc 1 bàn. Trung Quốc không còn sức mạnh khi là á quân World Cup 1999, đành dừng bước ở tứ kết tuy là chủ nhà. Trái với sự áp đảo ở vòng bảng, Brasil chỉ thắng cách biệt Úc 1 bàn.

Tại bán kết, Đức tiếp tục thể hiện sức mạnh khi hạ Na Uy 3 bàn, trong khi Brasil có chiến thắng còn đậm hơn trước Hoa Kỳ đang sa sút với 4 bàn không gỡ, xứng đáng là đối thủ của Đức trong trận chung kết.

Trận chung kết là hai đội xuất sắc nhất. Trong khi Brasil là đội toàn thắng 5 trận trước đó thì Đức lại là đội không thủng lưới bàn nào và có hàng công mạnh nhất (19 bàn). Hiệp 1 trận chung kết, Brasil đá ép sân Đức, với hàng loạt cơ hội, trong đó cơ hội đáng kể nhất là cú sút bật cột dọc. Đức vẫn kiên trì chống đỡ và ngay đầu hiệp 2, tận dụng một sai lầm của hàng thủ Brasil, Birgit Prinz ghi bàn thắng thứ năm của mình trong giải, mở tỉ số 1-0. Brasil dồn lên tìm bàn gỡ, và cơ hội tốt nhất là quả phạt đền do Marta thực hiện. Rất đáng tiếc cho Brasil là cầu thủ xuất sắc nhất giải này lại đá hỏng, làm Brasil chùng xuống sau cơ hội này. Khi đội Đức ghi bàn thắng thứ 2 vào phút 86 thì trận đấu được định đoạt. Người Đức giành cúp vô địch và là đội đầu tiên bảo vệ được chức vô địch.

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

(Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương: UTC+8)

   Hai đội xếp đầu mỗi bảng giành quyền vào vòng trong.
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Đức 3 2 1 0 13 0 +13 7
 Anh 3 1 2 0 8 3 +5 5
 Nhật Bản 3 1 1 1 3 4 −1 4
 Argentina 3 0 0 3 1 18 −17 0
Đức 11–0 Argentina
Behringer  12'24'
Garefrekes  17'
Prinz  29'45+1'59'
Lingor  51'90+1'
Smisek  57'70'79'
Chi tiết
Anh 2–2 Nhật Bản
K. Smith  81'83' Chi tiết Miyama  55'90+5'

Argentina 0–1 Nhật Bản
Chi tiết Nagasato  90+1'
Đức 0–0 Anh
Chi tiết
Argentina 1–6 Anh
González  60' Chi tiết González  9' (l.n.)
J. Scott  10'
Williams  50' (ph.đ.)
K. Smith  64'77'
Exley  90' (ph.đ.)
Nhật Bản 0–2 Đức
Chi tiết Prinz  21'
Lingor  87' (ph.đ.)
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Hoa Kỳ 3 2 1 0 5 2 +3 7
 CHDCND Triều Tiên 3 1 1 1 5 4 +1 4
 Thụy Điển 3 1 1 1 3 4 −1 4
 Nigeria 3 0 1 2 1 4 −3 1
Hoa Kỳ 2–2 CHDCND Triều Tiên
Wambach  50'
O'Reilly  69'
Chi tiết Kil Son-Hui  58'
Kim Yong-Ae  60'
Thụy Điển 1–1 Nigeria
Svensson  50' Chi tiết Uwak  82'

Hoa Kỳ 2–0 Thụy Điển
Wambach  34' (ph.đ.)58' Chi tiết
CHDCND Triều Tiên 2–0 Nigeria
Kim Kyong-Hwa  17'
Ri Kum-Suk  21'
Chi tiết

CHDCND Triều Tiên 1–2 Thụy Điển
Ri Un-Suk  22' Chi tiết Schelin  4'54'
Nigeria 0–1 Hoa Kỳ
Chi tiết Chalupny  1'
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Na Uy 3 2 1 0 10 4 +6 7
 Úc 3 1 2 0 7 4 +3 5
 Canada 3 1 1 1 7 4 +3 4
 Ghana 3 0 0 3 3 15 −12 0
Úc 4–1 Ghana
Walsh  15'
De Vanna  57'81'
Garriock  69'
Chi tiết Amankwa  70'
Na Uy 2–1 Canada
R. Gulbrandsen  52'
Horpestad  81'
Chi tiết Chapman  33'

Canada 4–0 Ghana
Sinclair  16'62'
Schmidt  55'
Franko  77'
Chi tiết
Na Uy 1–1 Úc
R. Gulbrandsen  5' Chi tiết De Vanna  83'

Na Uy 7–2 Ghana
Storløkken  4'
R. Gulbrandsen  39'59'62'
Horpestad  45' (ph.đ.)
Herlovsen  56'
Klaveness  69'
Chi tiết Bayor  73'
Okoe  80' (ph.đ.)
Úc 2–2 Canada
McCallum  53'
Salisbury  90+2'
Chi tiết Tancredi  1'
Sinclair  85'
Đội Tr
T
H
B
BT
BB
HS
Đ
 Brasil 3 3 0 0 10 0 +10 9
 Trung Quốc 3 2 0 1 5 6 −1 6
 Đan Mạch 3 1 0 2 4 4 0 3
 New Zealand 3 0 0 3 0 9 −9 0
Brasil 5–0 New Zealand
Daniela  10'
Cristiane  54'
Marta  74'90+3'
Renata Costa  86'
Chi tiết
Trung Quốc 3–2 Đan Mạch
Lý Cát  31'
Tất Nghiên  50'
Tống Hiểu Lệ  88'
Chi tiết Nielsen  51'
Paaske  87'
Khán giả: 50.800

Đan Mạch 2–0 New Zealand
Pedersen  61'
Paaske  66'
Chi tiết
Trung Quốc 0–4 Brasil
Chi tiết Marta  42'70'
Cristiane  47'48'

Brasil 1–0 Đan Mạch
Pretinha  90+1' Chi tiết

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
 
Tứ kếtBán kếtChung kết
 
          
 
15 tháng 11 — Vũ Hán
 
 
 Đức3
 
19 tháng 11 — Thiên Tân
 
 CHDCND Triều Tiên0
 
 Đức3
 
16 tháng 11 — Vũ Hán
 
 Na Uy0
 
 Na Uy1
 
23 tháng 11 — Thượng Hải
 
 Trung Quốc0
 
 Đức2
 
15 tháng 11 — Thiên Tân
 
 Brasil0
 
 Hoa Kỳ3
 
20 tháng 11 — Hàng Châu
 
 Anh0
 
 Hoa Kỳ0
 
16 tháng 11 — Thiên Tân
 
 Brasil4 Tranh hạng ba
 
 Brasil3
 
23 tháng 11 — Thượng Hải
 
 Úc2
 
 Na Uy1
 
 
 Hoa Kỳ4
 

Tứ kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Đức 3–0 CHDCND Triều Tiên
Garefrekes  44'
Lingor  67'
Krahn  72'
Chi tiết
Khán giả: 37.200
Trọng tài: Tammy Ogston (Úc)

Hoa Kỳ 3–0 Anh
Wambach  48'
Boxx  57'
Lilly  60'
Chi tiết

Na Uy 1–0 Trung Quốc
Herlovsen  32' Chi tiết
Khán giả: 52.000
Trọng tài: Gyöngyi Gaál (Hungary)

Brasil 3–2 Úc
Formiga  4'
Marta  23' (ph.đ.)
Cristiane  75'
Chi tiết De Vanna  36'
Colthorpe  68'

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Đức 3–0 Na Uy
Rønning  42' (l.n.)
Stegemann  72'
Müller  75'
Chi tiết

Hoa Kỳ 0–4 Brasil
Chi tiết Osborne  20' (l.n.)
Marta  27'79'
Cristiane  56'

Tranh hạng ba

[sửa | sửa mã nguồn]
Na Uy 1–4 Hoa Kỳ
R. Gulbrandsen  63' Chi tiết Wambach  30'46'
Chalupny  58'
O'Reilly  59'

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Đức 2–0 Brasil
Prinz  52'
Laudehr  86'
Chi tiết

Vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007

Đức
Lần thứ hai

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Quả bóng vàng Chiếc giày vàng Giải Fair Play
Brasil Marta Brasil Marta  Na Uy

Đội hình toàn sao

[sửa | sửa mã nguồn]
Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo

Đức Nadine Angerer
Na Uy Bente Nordby

Đức Ariane Hingst
Trung Quốc Lý Cát
Na Uy Ane Stangeland Horpestad
Đức Kerstin Stegemann

Brasil Daniela
Brasil Formiga
Anh Kelly Smith
Đức Renate Lingor
Na Uy Ingvild Stensland
Hoa Kỳ Kristine Lilly

Lisa De Vanna
Brasil Marta
Brasil Cristiane
Đức Birgit Prinz

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

7 bàn:

6 bàn:

5 bàn:

4 bàn:

3 bàn:

2 bàn:

1 bàn:

phản lưới nhà

Bảng xếp hạng giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ hạng Đội Pld W D L GF GA GD Pts
1  Đức 6 5 1 0 21 0 +21 16
2  Brasil 6 5 0 1 17 4 +13 15
3  Hoa Kỳ 6 4 1 1 12 7 +5 13
4  Na Uy 6 3 1 2 12 11 +1 10
Bị loại ở tứ kết
5  Trung Quốc 4 2 0 2 5 7 –2 6
6  Anh 4 1 2 1 8 6 +2 5
7  Úc 4 1 2 1 9 7 +2 5
8  CHDCND Triều Tiên 4 1 1 2 5 7 –2 4
Bị loại ở vòng bảng
9  Canada 3 1 1 1 7 4 +3 4
10  Nhật Bản 3 1 1 1 3 4 –1 4
10  Thụy Điển 3 1 1 1 3 4 –1 4
11  Đan Mạch 3 1 0 2 4 4 0 3
12  Nigeria 3 0 1 2 1 4 –3 1
13  Ghana 3 0 0 3 3 15 –12 0
14  Argentina 3 0 0 3 1 18 –17 0
15  New Zealand 3 0 0 3 0 9 –9 0

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Kenneth Heiner-Møller và các cầu thủ Đan Mạch cáo buộc chủ nhà Trung Quốc quấy rối và giám sát bí mật trước trận đấu vòng đầu tiên của Trung Quốc với Đan Mạch. Huấn luyện viên người Thụy Điển của Trung Quốc Marika Domanski-Lyfors và trợ lý của cô là Pia Sundhage không biết về các sự cố và Heiner-Møller đã giải thoát họ khỏi mọi trách nhiệm, mặc dù ông từ chối bắt tay sau trận đấu.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Emblem for World Cup 2007 Launched, china.org.cn, truy cập 7/7/2006
  2. ^ Soccer: China Set up LOC for Women's World Cup Lưu trữ 2011-05-21 tại Wayback Machine, Tân Hoa Xã, Truy cập 25/9/2006
  3. ^ Grant Wahl (1 tháng 8 năm 2008). “Danish coach accuses Chinese of spying at 2007 Women's World Cup”. Sports Illustrated. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]