Bước tới nội dung

Giao Thông (báo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Giao thông (báo))
Báo Giao thông
Loại hìnhBáo giấy, báo điện tử
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuBộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia
Thành lập31 tháng 1 năm 1963; 61 năm trước (1963-01-31)
Giấy phépGiấy phép số 522/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/10/2022
Ngôn ngữTiếng Việt
Trụ sởSố 2, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
Quốc gia Việt Nam
Websitewww.baogiaothong.vn

Giao thông là một tờ báo lâu đời tại Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tảiỦy ban An toàn Giao thông Quốc gia. Tờ báo đã đăng tải tuần báo đầu tiên vào ngày 31 tháng 1 năm 1963, sau khi được Thủ tướng cấp phép xuất bản vào ngày 27 tháng 11 năm 1962 trên cơ sở hợp nhất một số tờ báo trong ngành như Báo Hỏa xa thuộc Tổng cục Đường sắt, báo Xe hơi thuộc quốc doanh vận tải Trung ương, bản tin Bưu điện thuộc ngành Bưu điện.[1][2] Năm 2004, trang báo đã ra mắt phiên bản điện tử.

Tính đến năm 2023, tờ báo đã được Đảng Cộng sản Việt Nam trao tặng nhiều giải thưởng như Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba, hai Huân chương Lao động hạng Nhất cùng nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 12 năm 1962, Phủ Thủ tướng đã cấp giấy phép xuất bản Báo Giao thông vận tải số 3461, trên cơ sở hợp nhất một số tờ báo trong ngành như Báo Hỏa xa thuộc Tổng cục Đường sắt, báo Xe hơi thuộc quốc doanh vận tải Trung ương, bản tin Bưu điện thuộc ngành Bưu điện.[1][4] Tuần Báo Giao thông vận tải ra số đầu tiên ngày 31 tháng 1 năm 1963, với 8 trang.[3][5][6]

Năm 1990, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Bưu điện được thành lập, để đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của ngành, Giao thông đổi tên là Báo GTVT và bưu điện. Đến ngày 5 tháng 11 năm 1992, ấn phẩm trở lại với cái tên Giao thông vận tải. Năm 1994 là cột mốc đánh dấu một bước phát triển mới của tờ báo khi tăng lượng in ấn từ 8 lên 12 trang. Đến đầu tháng 7 năm 2001, Giao thông tăng xuất bản lên 2 kỳ/tuần với 12 trang.[2][3] Ba năm sau, báo ra phiên bản điện tử với tên miền giaothongvantai.com.vn.[7]

Từ tháng 6 năm 2013, cơ quan truyền thông đã đổi tên thành Báo Giao thông, xuất bản bộ mới, tăng từ 12 lên 16 trang.[1] Cũng trong năm này, báo điện tử được nâng cấp giao diện và thay đổi tên miền thành baogiaothong.vn.[8] Đến năm 2019, trang báo điện tử của ấn phẩm tiếp tục thay đổi giao diện lần nữa.[9]

Ngày 24 tháng 9 năm 2021, Giao thông đã đăng tải bài viết "Người tử vong trong tư thế treo cổ ở Trần Nhân Tông nhiễm Covid-19", trong đó có nội dung "người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ trong cửa hàng vàng bạc Phú Quang ở số 21 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng". Tuy nhiên thông tin được xác thực sau đó cho thấy, vụ việc không xảy ra tại cửa hàng vàng bạc Phú Quang (21 Trần Nhân Tông), mà tại căn nhà trong ngõ 21, bên cạnh cửa hàng vàng bạc Phú Quang. Giao thông đã gửi công văn xin lỗi đến gia đình chủ nhà, chủ cửa hàng vàng bạc Phú Quang tại số 21 phố Trần Nhân Tông vì những ảnh hưởng không đáng có do bài báo gây ra.[10]

Ngày 30 tháng 8 năm 2022, Giao thông đăng tải bài viết Bịa đặt thông tin nhân sự Bộ GTVT, một Facebooker bị xử phạt. Trong phần chú thích ảnh của bài viết có thông tin "Để tạo độ tin cậy, chủ tài khoản của facebook này còn đưa ảnh đại diện, có cả đường dẫn www.TTXVN.vn của Thông tấn xã Việt Nam". Đây là thông tin không chính xác, do sự nhầm lẫn trong tác nghiệp. Cụ thể, phần chú thích chính xác phải là "Để tạo độ tin cậy, chủ tài khoản facebook này còn đưa ảnh đại diện, có cả đường dẫn của trang Tin nóng xứ Nghệ".[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Báo Giao thông Kỷ niệm 50 năm ra số đầu tiên và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba”. Bộ Giao thông Vận tải. 16 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ a b “Báo Giao thông ra mắt giao diện mới, thân thiện, hữu ích hơn”. Bộ Giao thông Vận tải. 19 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ a b c ĐCSVN (16 tháng 6 năm 2013). “Báo Giao Thông kỷ niệm 50 năm ra số đầu, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ Kiều Mai Sơn (26 tháng 6 năm 2022). “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tờ báo đầu tiên của ngành GTVT”. Tạp chí Giao thông vận tải. ISSN 2354-0818. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ Lệ Thúy (30 tháng 1 năm 2018). “Báo Giao thông 55 năm nhanh nhạy, sắc bén và nhân văn”. Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ “Ðón nhận phần thưởng cao quý”. Báo Nhân Dân. 16 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ Tuấn Phùng (25 tháng 11 năm 2004). “Báo Giao thông vận tải điện tử ra mắt độc giả”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ Sỹ Lực (18 tháng 1 năm 2015). “Báo Giao thông vận tải đổi tên và giao diện”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ Hà My (18 tháng 1 năm 2019). “Báo Giao thông ra mắt giao diện điện tử mới”. Tạp chí điện tử Nhà đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ “Đính chính thông tin liên quan đến cửa hàng vàng bạc Phú Quang”. Báo Giao thông. 11 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ Ban biên tập (7 tháng 10 năm 2022). “Thông tin cải chính, xin lỗi”. Báo Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]