Bước tới nội dung

Lỗ nhân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phức hợp lỗ nhân
Sơ đồ nhân tế bào ở người. Lỗ nhân được đánh dấu ở dưới cùng
Lỗ nhân. Nhìn từ bên cạnh. 1. Màng nhân. 2. Vòng ngoài. 3. Spokes. 4. Basket. 5. Filaments. (Hình vẽ dựa trên hình ảnh hiển vi electron)
Chi tiết
Định danh
LatinhPorus nuclearis
MeSHD022022
THTH {{{2}}}.html HH1.00.01.2.01005 .{{{2}}}.{{{3}}}
FMA63148
Thuật ngữ giải phẫu

Phức hợp lỗ nhân là các phức hợp protein lớn trải rộng trên màng nhân, tức lớp màng kép bao bọc xung quanh nhân tế bào nhân thực. Có trung bình 1.000 phức hợp lỗ nhân trong màng nhân của tế bào động vật có xương sống, nhưng con số đó biến đổi phụ thuộc vào loại tế vào và giai đoạn trong vòng đời tế bào.[1] Phức hợp lỗ nhân ở người là một cấu trúc 110 MDa. Các protein cấu tạo nên phức hợp lỗ nhân được gọi là nucleoporin. Mỗi phức hợp lỗ nhân chứa ít nhất 456 phân tử protein riêng lẻ và được cấu tạo từ 34 protein khác nhau (nucleoporin).[2]

Phức hợp lỗ nhân cho phép vận chuyển phân tử dọc theo màng nhân. Quá trình vận chuyển này bao gồm cả protein ARNribosome di chuyển từ nhân tới tế bào chấtprotein (ví dụ như DNA polymerase và lamins), carbohydrate, phân tử tín hiệu và lipid di chuyển vào trong nhân. Đáng lưu ý là phức hợp lỗ nhân có thể thực hiện trực tiếp 1.000 sự dịch chuyển mỗi phức hợp trên mỗi giây. Mặc dù các phân tử nhỏ hơn thì chỉ đơn giản là khuếch tán qua các lỗ, các phân tử lớn hơn có thể bị các chuỗi tín hiệu cụ thể nhận ra và sau đó được khuếch tán với sự trợ giúp của các nucleoporin vào trong hoặc ra khỏi nhân. Gần đây các nghiên cứu đã cho thấy những nucleoporins này có các đặc điểm bảo tồn tiến hóa cụ thể được mã hóa vào trong chuỗi của chúng, cung cấp hiểu biết sâu sắc về cách chúng điều hòa việc vận chuyển các phân tử qua lỗ nhân.[3][4]

Bộ máy GolgiLưới nội chất hạtNhân tế bàoVỏ nhânLỗ nhânRibosomeLưới nội chất trơnTúi tiếtLysosomeMàng sinh chất
Chi tiết hệ thống nội màng và những thành phần.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Maul, Gerd G; Deaven, Larry (1977). “Quantitative Determination of Nuclear Pore Complexes in Cycling Cells with Differing DNA Content”. Journal of Cell Biology. 73: 748–760. doi:10.1083/jcb.73.3.748. PMC 2111421. PMID 406262. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ “Architecture of the symmetric core of the nuclear pore”. Science. Truy cập 30 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ Peyro, M.; Soheilypour, M.; Lee, B.L.; Mofrad, M.R.K. (ngày 6 tháng 11 năm 2015). “Evolutionarily Conserved Sequence Features Regulate the Formation of the FG Network at the Center of the Nuclear Pore Complex”. Scientific Reports. 5: 15795. doi:10.1038/srep15795.
  4. ^ Ando, David; Colvin, Michael; Rexach, Michael; Gopinathan, Ajay (ngày 16 tháng 9 năm 2013). “Physical Motif Clustering within Intrinsically Disordered Nucleoporin Sequences Reveals Universal Functional Features”. PLoS ONE. 8 (9): e73831. doi:10.1371/journal.pone.0073831. PMC 3774778. PMID 24066078.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]