Nốt móc đơn
Nốt móc đơn hay nốt phần tám (tiếng Anh: quaver, eighth note) là một hình nốt nhạc có trường độ bằng 1/8 nốt tròn.
Nốt móc đơn có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính một dấu móc.[1] Ký hiệu có liên quan với nốt này là dấu lặng đơn, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng có độ dài tương đương trường độ của nốt móc đơn.
Khi các nốt móc đơn nằm gần nhau trong cùng một ô nhịp, có thể nối đuôi chúng lại với nhau bằng cách vạch đường thẳng đậm (xem hình). Nốt móc đơn trong các tác phẩm theo nhịp phân ba (như 3/8, 6/8, 9/8 và 12/8) thì các nốt móc đơn được nhóm thành từng nhóm gồm ba nốt một.[1]
Ký hiệu bằng Unicode của nốt móc đơn là U+266A (♪), của hai nốt móc đơn nối đuôi là U+266B (♫).[2]
Trường độ
[sửa | sửa mã nguồn]Nốt móc đơn tương đương 1/8 nốt tròn, 1/4 nốt trắng, 1/2 nốt đen, hai nốt móc kép, bốn nốt móc ba,... Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi (2/4, 3/4, 4/4,...), một nốt móc đơn ứng với nửa phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc đơn được kéo dài thêm một nửa.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nốt móc đơn bắt nguồn từ nốt fusa trong hệ thống ký hiệu nhạc "đo lường được" (mensural notation) của châu Âu thế kỷ 13-16. Lưu ý rằng ngày nay, từ fusa trong tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Català là để chỉ nốt móc ba.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Baxter, Harry & Baxter, Michael: Cómo leer música. Robinbook, 2007, tr. 24-26
- ^ “Biểu tượng nhạc bằng Unicode” (PDF) (bằng tiếng Anh). unicode.org.