Bước tới nội dung

Người Do Thái theo Phật giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zoketsu Norman Fischer Thiền sư Phật giáo người Do Thái đang luyện công

Người Do Thái theo Phật giáo là những người Do Thái thực hành đức tin của Phật Giáo và những lời dạy, triết học, tư tưởng của nhà Phật. Trong văn hóa đại chúng thì những người Do Thái theo đạo Phật thì được gọi với những danh từ trong tiếng Anh như là Jewbu, Jew-Bu, Jewboo, Jubu, Buju... Danh từ Jubu lần đầu tiên được đưa vào sử dụng rộng rãi qua sự xuất bản của cuốn sách "Người Do Thái trong Đài sen" (The Jew in Lotus, 1994) của tác giả Rodger Kamenetz. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này có thể đề cập đến các cá nhân thực hiện cả hai truyền thống; trong các trường hợp khác, Do Thái là một tên gọi của dân tộc nhưng hành vi tôn giáo chính của người đó là Phật giáo. Trong các trường hợp khác, một Jubu chỉ đơn giản là một người Do Thái với một sự quan tâm đến Phật giáo hoặc thiền định. Một số lượng lớn các Phật tử là người Do Thái, chiếm đa số, vẫn duy trì các hoạt động tôn giáo và đức tin trong Do Thái giáo cùng với những thực hành Phật giáo và có lẽ là niềm tin.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Bhikku Bodhi sư phụ Phật giáo người Do Thái

Trường hợp lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được ghi nhận là câu truyện của một người Mỹ đã chuyển đổi quy y sang Phật giáo trên lãnh thổ tổ quốc Hoa Kỳ đã xảy ra tại Hội nghị Thế giới năm 1893 về tôn giáo. Người cải giáo quy y này là một người đàn ông Do Thái tên là Charles Strauss, ông đã tự tuyên bố mình là một Phật tử tại một buổi thuyết giảng công khai trong hội nghị. Strauss sau này đã trở thành một tác giả và nhà lãnh đạo tiên phong của phong trào Phật giáo ở phương Tây.[1] Sau chiến tranh thế giới thứ hai sự quan tâm của phương Tây đối với Phật giáo tăng vụt lên, thường liên quan đến thế hệ Beat. Phật giáo Thiền tông là sự ảnh hưởng quan trọng nhất tại thời điểm đó. Một làn sóng người Do Thái mới tham gia Phật giáo vào cuối những năm 1960. Những sư phụ nổi bật bao gồm Joseph Goldstein, Jack KornfieldSharon Salzberg người thành lập Insight Meditation Society. Sylvia Boorstein truyền giáo tại Trung tâm Thiền định Tinh thần, tất cả đều học thiền Vipassana chủ yếu qua giáo viên Người Thái (Thái Lan). Một thế hệ khác của người Do Thái như các giáo sư Phật giáo xuất hiện vào đầu những năm 2000, bao gồm tác giả Taro Gold, giải thích các truyền thống Phật giáo Nhật Bản như là Nichiren Buddhism.

Thực hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Mười điều răn và luật Do Thái cổ điển (halacha), thì cấm kỵ bất kỳ người Do Thái nào thờ cúng bất kỳ vị thần nào khác ngoài Thiên Chúa của dân tộc Israel. Cấm tham gia hoặc thờ lạy theo một tôn giáo khác vì làm như vậy sẽ làm cho một cá nhân như một người thờ phượng hình tượng hay thờ lạy thần tượng. Vì hầu hết các Phật tử không cho rằng Đức Phật là một vị thần, vì thế người Do Thái theo Phật giáo không coi Phật pháp là tôn thờ. Mặc dù có một số thực hành bao gồm cúng bái hương và các món ăn lên trước tượng Phật, và cả lễ lạy và cúi chào trước tượng Phật. Ngoài ra, nhiều Phật tử (đặc biệt là Phật giáo Nguyên Thủy) không thờ phượng Đức Phật mà thay vào đó "tôn kính" và "bày tỏ lòng biết ơn" đối với các thành tựu và sự giảng dạy từ bi của Đức Phật (và tất cả các chư Phật) tức là khám phá và giảng dạy Phật Pháp để người khác có thể được giải thoát khỏi đau khổ và lên đỉnh Niết bàn.

Người Do Thái nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
Mandy Patinkin một nam tài tử người Do Thái theo Phật giáo nổi tiếng trong làng điện ảnh HollywoodHoa Kỳ
Nhà sản xuất phim người Do Thái Jeremy Piven cũng là một Phật tử

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Jew in the Lotus Jewish Identity in Buddhist India Retrieved on ngày 5 tháng 6 năm 2007
  2. ^ Paskin, Willa (ngày 9 tháng 9 năm 2012). “Mandy Patinkin on Season Two of 'Homeland'. New York Magazine. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “Jeremy's journey”. Star-ecentral.com. ngày 17 tháng 10 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  4. ^ “An Interview with Ven. Bhikkhu Bodhi”. Urban Dharma. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ “Daikini Power”. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ See Larry Rohter, "On the Road, for Reasons Practical and Spiritual." The New York Times, ngày 25 tháng 2 năm 2009. For an extended discussion of the Jewish mystical and Buddhist motifs in Cohen's songs and poems, see Elliot R. Wolfson, "New Jerusalem Glowing: Songs and Poems of Leonard Cohen in a Kabbalistic Key," Kabbalah: A Journal for the Study of Jewish Mystical Texts 15 (2006): 103–152.
  7. ^ Das, Surya (1998). Awakening the Buddha Within: Tibetan Wisdom for the Western World. Broadway. tr. 40. ISBN 0-7679-0157-6.
  8. ^ De Vries, Hilary (ngày 21 tháng 11 năm 2004). “Robert Downey Jr.: The Album”. The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2010.
  9. ^ “You Can't Fail at Meditation”. Lion's Roar. ngày 12 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  10. ^ “Swimming Heroes From the past” (PDF). Splash Magazine. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  11. ^ Loundon, Sumi (2006). The Buddha's Apprentices: More Voices of Young Buddhists. Boston: Wisdom Publications. tr. 125–130. ISBN 086171332X.
  12. ^ Ginsberg, Allen (ngày 3 tháng 4 năm 2015). “The Vomit of a Mad Tyger”. Lion's Roar. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  13. ^ Christopher S. Queen. “Buddhism, activism, and Unknowing: a day with Bernie Glassman (interview with Zen Peacemaker Order founder)”. Tikkun. 13 (1): 64–66. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
  14. ^ Gordinier, Jeff (tháng 3 năm 2008), “Wiseguy: Philip Glass Uncut”, Details, Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2008
  15. ^ Taro Gold Biography
  16. ^ “Natalie Goldberg & Beate Stolte: A Jew in Germany”. Upaya Institute and Zen Center. ngày 28 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  17. ^ “Will Mindfulness Change the World? Daniel Goleman Isn't Sure”. Religion Dispatches. ngày 15 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  18. ^ “Multiple Religious Identities: The Experiences of Four Jewish Buddhist Teachers” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  19. ^ Harris, Dan, 10% Happier: How I Tamed the Voice in My Head, Reduced Stress Without Losing My Edge, And Found Self-Help That Actually Works-A True Story (2014): Chapter 5, "The Jew-Bu," pp. 85–96.
  20. ^ “CNN.com”. CNN. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2010.
  21. ^ “http://www.huffingtonpost.com/2013/12/18/jack-kornfield-monk_n_4462183.html”. The Huffington Post. ngày 18 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  22. ^ http://www.jweekly.com/article/full/36517/rabbi-alan-lew-influential-zen-rabbi-dies-suddenly-at-65/
  23. ^ “The Art of Doing Nothing: Amy Gross interviews Larry Rosenberg”. Tricycle: The Buddhist Review. Spring 1998. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  24. ^ “Yid Lit: Sharon Salzberg”. The Forward. ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  25. ^ “Buddhism and Judaism: Exploring the phenomenon of the JuBu”. Thubten Chodron. ngày 19 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  26. ^ “The Jewish-Buddhist Encounter”. MyJewishLearning. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.
  27. ^ “Buddhism In America”. Time. ngày 13 tháng 10 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  28. ^ “The Point of Contact”. Shinzen Young. Fall 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015.