Bước tới nội dung

Artemisia absinthium

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngải đắng)
Artemisia absinthium
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Asterales
Họ (familia)Asteraceae
Phân họ (subfamilia)Asteroideae
Tông (tribus)Anthemideae
Phân tông (subtribus)Artemisiinae
Chi (genus)Artemisia
Loài (species)A. absinthium
Danh pháp hai phần
Artemisia absinthium
L., 1753[1]
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
  • Absinthium officinale Brot., 1804 nom. superfl.
  • Absinthium vulgare Lam., 1779
  • Artemisia pendula Salisb., 1796 nom. superfl.
  • Absinthium bipedale Gilib., 1782 opus utique oppr.
  • Absinthium majus Garsault, 1764 nom. inval.
  • Artemisia absinthia St.-Lag., 1880 orth. var.
  • Artemisia absinthium f. argentea (Aspegren ex Svanlund) Neuman, 1901
  • Artemisia absinthium var. argentea Aspegren ex Svanlund, 1886
  • Artemisia absinthium var. insipida Stechm., 1775
  • Artemisia albida Willd. ex Ledeb., 1845
  • Artemisia arborescens var. cupaniana Chiov., 1932
  • Artemisia arborescens f. rehan (Chiov.) Chiov., 1932
  • Artemisia baldaccii Degen, 1908
  • Artemisia doonense Royle, 1838 nom. nud.
  • Artemisia inodora Mill., 1768
  • Artemisia kulbadica Boiss. & Buhse, 1860
  • Artemisia rehan Chiov., 1912
  • Artemisia rhaetica Brügger, 1884-1885 in 1886

Artemisia absinthium, tên gọi phổ thông ngải đắng, ngải áp xanh (Absinth), khổ hao Trung Á, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1][2]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh absinthium là tiếng Latinh, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ ἀψίνθιον (apsínthion). Tới lượt mình, từ apsínthion có lẽ là vay mượn từ tiếng Armenia cổ աւշինդր (awšindr).

Cây thảo, sống lâu năm, thơm, cao 60-150 cm, hơi hóa gỗ ở gốc, có lông lụa xám trắng hoặc có lông tơ mềm áp ép. Thân 1-3. Các lá sát gốc: cuống lá 6-12 cm; phiến lá hình elip-hình trứng hoặc hình trứng, 8-12 × 7-9 cm, 2 hoặc 3 lá lông chim xẻ tới sát gân giữa; các đoạn 4 hoặc 5 cặp, các thùy lông chim; các tiểu thùy hình mác-hình elip hoặc -thẳng, 8-15 × 2-4(-7) mm, đỉnh tù. Các lá thân giữa: cuống lá 2-6 cm; phiến lá hình trứng hoặc hình elip-hình trứng, 2 lá lông chim xẻ tới sát gân giữa; các tiểu thùy thẳng-hình mác, (8-)10-25 × 2-3(-5) mm. Các lá trên cùng 4-6 × 2-4 cm, lá lông chim xẻ tới sát gân giữa hoặc 5 thùy; các lá bắc dạng lá với 3 thùy hoặc nguyên; thùy hình mác hoặc thẳng-hình mác. Các cụm hoa kép thường là chùy hoa hình nón rộng; các nhánh cấp 1 thẳng, mọc thẳng lên hoặc tỏa rộng lệch ít hay nhiều, dài tới 30 cm và các nhánh cấp 2 dài tới 12 cm. Cụm hoa hình đầu có cuống ngắn, đu đưa. Tổng bao 3-4 hàng, hình cầu hoặc hình gần cầu, đường kính 2,5-3,5(-4) mm, các lá bắc tổng bao ngoài cùng nhất thẳng, dài ~3 mm, màu xanh lục, có lông màu hoa râm áp ép, các lá bắc trong hình trứng hay hình trứng rộng-hình tròn, 1,5-2,5 x 1,25-2 mm, chủ yếu là khô xác; đế hoa hình bán cầu hoặc phẳng ít hay nhiều, rậm lông tơ màu trắng. Chiếc hoa nhiều, màu vàng. Chiếc hoa cái ở mé ngoài 15-25, hữu sinh; tràng hoa màu vàng, 2 răng lệch, dài ~1,25 mm, các nhánh vòi nhụy tỏa ngang, thò ra. Chiếc hoa ở đĩa hoa 30-70(-90), lưỡng tính, hữu sinh; tràng hoa màu vàng, hình chuông, dài 1,5-2 mm, 5 răng, nhẵn nhụi. Quả dạng quả bế 2 lá noãn, thuôn dài-hình trụ, 0,8-1 mm, có vành miện hoa ở đỉnh hoặc không. Ra hoa và tạo quả tháng 8-9. 2n = 18.[3][4]

Mẫu định danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lectotype: Herb. Clifford: 404, Artemisia No. 7, lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, Anh (BM).[4]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài bản địa châu Âu lục địa, Bắc Phichâu Á (từ Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Nam Á tới Tây Siberia, Trung Á, Tây Himalaya) nhưng đã du nhập vào đảo Anh, châu Mỹ, Eritrea, Ethiopia, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Á, Đông Nam Á, Australia.[5] Tại Việt Nam được du nhập và trồng tại các khu vực Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo.[6] Môi trường sống là sườn đồi, thảo nguyên, bụi rậm, bìa rừng, thường mọc ở những nơi ẩm ướt cục bộ; cao độ 1.100-1.500m.[3]

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngải đắng chứa các chất có vị đắng thuộc nhóm các sesquiterpene lactone; absinthin với hàm lượng 0,20 - 0,28%, là thành phần chính của các chất có vị đắng này. Tinh dầu ngải đắng chứa tới 0,2 - 0,8% và chứa (-) - thujone, (+) - isothujone, thujyl alcohol và các ester của nó, chamazulene cũng như các monoterpene và sesquiterpene khác.[7][8] Trong các nghiên cứu của Bailen et al. (2013)[9] và của Gonzalez-Coloma et al. (2013)[10] thì nhóm các tác giả Gonzalez-Coloma đã phát hiện ra một kiểu hóa chất (chemotype) không tạo ra β-thujone mà chứa các terpenoid không thấy ở những nơi khác.[11]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngải đắng là một thành phần trong rượu mạnh absinthe, và nó cũng được dùng để tạo hương vị trong một số loại rượu mạnhrượu vang khác, bao gồm rượu đắng, bäsk, vermouthpelinkovac. Trong y học, nó được dùng để điều trị chứng khó tiêu, do vị đắng giúp người ta thấy thèm ăn, cũng như để điều trị một số chứng bệnh nhiễm trùng khác, như bệnh Crohnbệnh Berger (IgAN).[12][13][14][15]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Carl Linnaeus, 1753. Artemisia absinthium. Species Plantarum 2: 848.
  2. ^ The Plant List (2010). Artemisia absinthium. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ a b Artemisia absinthium trong Flora of China. Tra cứu ngày 29-3-2023.
  4. ^ a b Artemisia absinthium trong Flora of Pakistan. Tra cứu ngày 29-3-2023.
  5. ^ Artemisia absinthium trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 29-3-2023.
  6. ^ Artemisia absinthium trên tracuuduoclieu.vn. Tra cứu ngày 29-3-2023.
  7. ^ Wichtl Max, 1984 (chủ biên). Teedrogen. Ein Handbuch für Apotheker und Ärzte. Wissenschaftliche Verlagsgesellschaft, Stuttgart, ISBN 3-8047-0792-0, tr. 363–365
  8. ^ European Medicines Agency, Committee on Herbal Medicinal Products (HMPC) (30-5-2017). Assessment report on Artemisia absinthium L., herba, final, London, tr. 4
  9. ^ Bailen M., Julio J. F., Diaz C. E., Sanz J., Martinez-Diaz R. A., et al., 2013. Chemical composition and biological effects of essential oils from Artemisia absinthium L. cultivated under different environmental conditions. Indust. Crops Prod. 49:102–107. doi:10.1016/j.indcrop.2013.04.055.
  10. ^ Gonzalez-Coloma A., Bailen M., Diaz C. E., Fraga B., Martinez-Diaz R., et al., 2013. Major components of Spanish cultivated Artemisia absinthium populations: antifeedant, antiparasitic, and antioxidant effects. Indust. Crops Prod. 37(1): 401–407. doi:10.1016/j.indcrop.2011.12.025.
  11. ^ Isman, Murray B. (2020). “Botanical Insecticides in the Twenty-First Century—Fulfilling Their Promise?”. Annual Review of Entomology. Annual Reviews. 65 (1): 233–249. doi:10.1146/annurev-ento-011019-025010. ISSN 0066-4170. PMID 31594414. S2CID 203985529.
  12. ^ European Scientific Cooperative on Phytotherapy, 2009. "Absinthii herba (wormwood)" Trong: ESCOP Monographs: The Scientific Foundation for Herbal Medicinal Products, ấn bản lần 2, Thieme.
  13. ^ Abad M. J., Bedoya L. M., Apaza L., Bermejo P., 2012. The Artemisia L genus: A review of bioactive essential oils. Molecules 17: 2542-2566. PMID 22388966. doi:10.3390/molecules17032542.
  14. ^ Algieri F., Rodriguez-Nogales A., Rodriguez-Cabezas M. E., et al., 2015. Botanical drugs as an emerging strategy in inflammatory bowel disease: a review. Mediators Inflamm. 2015: 179616. PMID 26576073, Toàn văn tại PMC: 4630406, doi:10.1155/2015/179616.
  15. ^ Krebs S., Omer B., Omer T. N., Fliser D., 2010. Wormwood (Artemisia absinthium) for poorly responsive early-stage IgA nephropathy: a pilot uncontrolled trial. Am. J. Kidney Dis. 56(6): 1095-1099. PMID 20843592, doi:10.1053/j.ajkd.2010.06.025.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]