Bước tới nội dung

Nguyễn Thụy Kha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thụy Kha
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
7 tháng 10, 1949 (75 tuổi)
Nơi sinh
Hòa Bình
Nơi cư trúHà Nội
Quốc tịchViệt Nam
Nghề nghiệpnhà thơ, nhạc sĩ sáng tác bài hát, nhà báo, quân nhân
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoTrường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng
Thành viên củaHội Nhà văn Việt Nam
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2022
Âm nhạc

Nguyễn Thụy Kha (sinh ngày 7 tháng 10 năm 1949) là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Ông quê gốc tại thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và hiện đang sống tại Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1990.[1] Ông còn có bút danh là Phương An.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thụy Kha học cấp ba tại Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng, tốt nghiệp Đại học Thông tin và Trường Viết văn Nguyễn Du. Ông gia nhập quân đội vào tháng 9 năm 1971 sau khi có bằng kỹ sư thông tin.[1] Ông từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1972 đến năm 1982 với vai trò là kỹ sư thông tin thuộc Binh chủng Thông tin, trực tiếp tham gia chiến đấu tại các chiến trường ác liệt Quảng Trị, Khu 5 và Tây nguyên; trong giai đoạn 1982-1990, ông là cán bộ tuyên huấn.

Nguyễn Thụy Kha hoạt động sôi nổi trong nhiều lĩnh vực từ văn học, thơ ca cho đến âm nhạc, điện ảnh rồi báo chí. Ông đã xuất bản trên một chục tập thơ cũng như văn xuôi, một tập nhạc; viết mười hai kịch bản phim chân dung, hai mươi lời bình cho các nhiều phim khác nhau với nhiều giải thưởng văn họcâm nhạc.[2] Là một người con của đất Vĩnh Bảo, ông đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1991, ông đã làm bộ phim tài liệu Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cây đại thụ rợp bóng 500 năm. Bộ phim sau đó nhận được giải thưởng của Hội hữu nghị Việt Nhật năm 1992.[3]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Hương nắng tiếng chim (Thơ, in chung, 1982);
  2. Sóng nhà đêm biết tôi yêu (Thơ, in chung, 1986);
  3. Những giọt mưa đồng hàng (Thơ, in chung, 1987);
  4. Mắt thời gian (Thơ, 1988);
  5. Lúc ấy – biển (Thơ, 1989);
  6. Văn Cao – Người đi dọc biển (Tập truyện, 1992);
  7. Hàn Mặc Tử - Thi sĩ đồng trinh (Tập truyện, 1993);
  8. Không mùa (Thơ, 1994);
  9. Một lần thơ trẻ (Truyện ngắn, 1994);
  10. Văn Cao - Cuộc đời và tác phẩm (Biên soạn, in chung, 1995).

Ông là tác giả của tác phẩm "1.000 ca khúc Thăng Long - Hà Nội" do Nhà xuất bản Âm nhạc sản xuất.[4]

Một số câu thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài Đất Đỏ

Từ tạo sơn núi lửa thạch nham

Đất nơi đây đã là đất đỏ

Đất nơi đây đỏ hơn vì máu đổ ra những cuộc chiến tranh

Đến mùa hè 1972 thì đất nơi đây hóa thành siêu đỏ

Cây xanh

Thanh bình đã dần dà loang xanh Quảng Trị

Một màu xanh thân thuộc quê hương

Các câu nói

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyện văn thơ là chuyện của sự đồng cảm, của ngôn ngữ, đơn giản vậy thôi mà đôi khi phức tạp bởi những thứ chả như thơ chút nào, nhà thơ 'Nguyễn Thụy Kha tâm sự với phóng viên Báo điện tử Người Hà Nội về thơ ca.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nguyễn Thụy Kha và những câu thơ của thế hệ mình” (bằng tiếng Hội Nhà Văn). 9 tháng 3 năm 2012.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)[liên kết hỏng]
  2. ^ “Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: 4 lần được xướng tên trong giải âm nhạc”. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên tri về năm 2011”. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ “Nguyễn Thụy Kha và 1.000 ca khúc Thăng Long”. VietnamPlus. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ “NHÀ VĂN NGUYỄN THỤY KHA: 'CÓ NHỮNG THỨ CHẢ NHƯ THƠ'. Văn nghệ Việt Nam. 10 tháng 11 năm 2009.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]