Bước tới nội dung

Ohn no khao swè

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ohn no khao swè
Tên khác
  • ohn no khauk swe
  • on no khauk swe
  • ohn no khauk sway
  • ohn no khau sway
  • ohn no khau swe
LoạiMì nước
Bữa
  • Ăn sáng
  • Nửa buổi
Xuất xứMyanmar (Miến Điện)
Ẩm thực quốc gia kết hợpẨm thực Myanmar
Thành phần chínhMì trứng, cà ri gà nấu nước cốt dừa, trứng luộc, mì giòn, hành tây thái mỏng, ớt
Biến thểKhow suey
Món ăn tương tựLaksa, Khao soi

Ohn no khao swè (tiếng Miến Điện: အုန်းနို့ခေါက်ဆွဲ; MLCTS: un: nui. hkauk hcwai:; IPA: [ʔóʊɰ̃ no̰ kʰaʊʔ sʰwɛ́]) là một món ăn của người Myanmar bao gồm mì sợi làm từ lúa mì với cà ri nấu kèm nước cốt dừa đặc với bột mì (đậu xanh bột mì).[1] Món này thường được tô điểm bằng loại đậu rán giòn, hành sống thái mỏng, ớt, mì giòn, lát trứng luộc, chấm với chanh hoặc nước chanhnước mắm.[2]

Người Myanmar còn chế ra dạng mì khô của món này gọi là shwedaung khao swe (ရွှေတောင်ခေါက်ဆွဲ), thành phần chính bao gồm mì trứng trộn với cà ri gà nấu bằng nước thịt cốt dừa.[3]

Ohn no khao swè giống với các món mì nước cốt dừa khác ở Đông Nam Á, bao gồm món laksa của Malaysiakhao soi của Chiang MaiLuang Prabang. Món khow suey của người Ấn Độ và món khausa của người Pakistan đều bắt nguồn từ món ohn no khao swè của người Myanmar, có khả năng trùng hợp với cuộc di cư hàng loạt của người Myanmar gốc Ấn vào những năm 1960 quay trở lại vùng Nam Á, và vẫn còn là một món ăn phổ biến ở miền Đông Ấn Độ.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Amanda Hesser. “Coconut Noodles Recipe”. NYT Cooking (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ Tan, Desmond; Leahy, Kate (28 tháng 3 năm 2017). Burma Superstar: Addictive Recipes from the Crossroads of Southeast Asia [A Cookbook] (bằng tiếng Anh). Potter/Ten Speed/Harmony/Rodale. ISBN 9781607749516.
  3. ^ “Myanmar's Shwe Taung Khauk Swei (Shwe Taung Noodle)”. www.sapa-tours-trek.com. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ Staff, W. S. J. (20 tháng 1 năm 2013). “How to Make Khao Suey”. WSJ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]