Tân Sơn (phường)
Tân Sơn
|
||
---|---|---|
Phường | ||
Phường Tân Sơn | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Tỉnh | Hà Nam | |
Thị xã | Kim Bảng | |
Thành lập | 1/1/2025[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°36′8″B 105°49′43″Đ / 20,60222°B 105,82861°Đ | ||
| ||
Diện tích | 10,34 km²[1] | |
Dân số (31/12/2023) | ||
Tổng cộng | 11.407 người[1] | |
Mật độ | 1.103 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 13411[2] | |
Tân Sơn là một phường thuộc thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Tân Sơn có diện tích 10,34 km², dân số năm 2023 là 11.407 người,[1] mật độ dân số đạt 1.103 người/km².
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 14 tháng 11 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1288/NQ-UBTVQH15[1] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, thành lập phường Tân Sơn thuộc thị xã Kim Bảng trên cơ sở toàn bộ 10,34 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 11.407 người của xã Tân Sơn.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Đền Ba Dân nguyên xưa là đền thờ chung của 3 xã Thụy Lôi Hạ, Hà Hồi và Trung Hoà nên còn có tên gọi là đền Ba Xã. Đền Ba Dân có từ thời Tiền Vua Đinh Tiên Hoàng, thờ vị tướng nhà Đinh có tên là Đinh Nga và phối thờ các thuộc tướng của ông là: Đinh Thiết, Đinh Ngân, Phạm Đức, Trần Huy, Đinh Mỹ.
Theo Ngọc phả tướng Đinh Nga là còn của Ông Đinh Điện và Bà Trần Thị Ngùy. Mới 7 tuổi ngài đã thông học Lý Đường Tiên Sinh, trên thiên văn, dưới tường địa lý. Năm 22 tuổi thì cha mẹ qua đời, thấy tại Động Hoa Lư có Đinh Bộ Lĩnh đang tổ chức đại khởi nghĩa, ngài đã tìm đến và được nhận chức chỉ huy sứ. Sau đó ngài đã vâng lệnh và trở về phủ Lị Nhân và tới 3 Giáp Thượng, Trung, Hạ thuộc trang Thụy lôi- Kim Bảng thủa ấy. Bấy giờ có được 10 người trong Trang theo Ngài đi đánh giặc và tiếp đó ngài chiêu mộ được rất nhiều binh sỹ, đã đem quân về động Hoa Lư để cùng quân Đinh Bộ lĩnh dẹp tan được 7 xứ quân, còn 5 đạo quân khác tản ra các vùng khác nhau để chống cự. Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy tướng quân đánh nốt 5 đạo quân đó. Trong 5 đạo quân nói trên thì 4 đạo do 4 tướng đã dẹp xong. Riêng đạo quân ở Đỗ Động Giang có Đỗ Cảnh Thạc, cha con Đinh Bộ Lĩnh coi thường nên cả ba cha con đã bị Cảnh Thạc bao vây, Ngài đã một mình một ngựa xông vào đánh giặc như chỗ không người, chém hàng trăm quân giặc, phối kết hợp cùng cha con Đinh Bộ Lĩnh đánh Cảnh Thạc. Vì hoang mang nên nghĩa quân của Đỗ Cảnh Thạc đã bỏ chạy.[3]
Khi về đến động Hoa Lư hồi quân, Đinh Bộ Lĩnh tự xưng là Đinh Tiên Hoàng, phong thưởng cho những người có công, Đinh Công Nga được phong ngôi thứ Thừa Tướng quản ở Phủ Lị Kim Bảng. Sau này vâng lệnh vua Đinh trở về 3 giáp trong trang Thụy Lôi, ngài đã cho dân tiền công, vàng bạc, rồi về trang Quang Thừa tụ lậy tổ tiên nội ngoại, sau 10 ngày Đinh Nga trở về huyện sở làm việc. Cũng từ đó 3 giáp thuộc trang Thụy Lôi được miễn thuế và bọn sai dich phiền nhiễu. Một thời gian sau, một hôm ngài đi một vòng thăm lại trang trại và cùng một số quân sỹ bỏ đi. Khi nghe trên núi Kim Nhan trang Kệ Tường huyện Thanh Chương phủ Đức Giang Châu Hoan ở đó ngài đã tự hóa.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e “Nghị quyết số 1288/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 14 tháng 11 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Đền Ba Dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2018.