Bước tới nội dung

Thùy thái dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thùy thái dương
Các thùy của não người (Thùy thái dương màu xanh lá)
Phần não cho thấy bề mặt phái trên của thùy thái dương.
Chi tiết
Một phần củaĐại não
Động mạchĐộng mạch não giữa[1]:16
Động mạch não sau[1]:26
Tĩnh mạch[1]:16
Inferior anastomotic vein[2]
Định danh
LatinhLobus temporalis
MeSHD013702
NeuroName125
NeuroLex IDbirnlex_1160
TAA14.1.09.136
FMA61825
Thuật ngữ giải phẫu thần kinh

Thùy thái dương là một trong bốn thùy chính của vỏ đại não trong não của động vật có vú. Thùy thái dương nằm ở bên dưới rãnh bên ở cả hai bán cầu đại não của não động vật có vú.[3]

Thùy thái dương tham gia vào việc xử lý các tín hiệu vào từ các giác quan thành các thông tin có ý nghĩa suy ra được cho khả năng ghi nhớ một cách thích hợp những kí ức thị giác, việc hiểu ngôn ngữ và kết hợp cảm xúc.[4]:21

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoạt họa cho thấy vị trí của thùy thái dương bên trái của con người

Ký ức thị giác

[sửa | sửa mã nguồn]

Thùy thái dương giao tiếp với hồi hải mã và đóng một vai trò thiết yếu trong việc hình thành ký ức dài hạn chi tiết được điều chỉnh bởi hạch hạnh nhân.[4]:349

Nhận diện ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thùy thái dương nắm giữ vỏ não thính giác chính, thứ quan trọng trong việc xử lý ngữ nghĩa trong cả lời nói lẫn hình ảnh của con người.[cần dẫn nguồn] Khu vực Wernicke, khu vực kéo dài từ thùy thái dương đến thùy đỉnh, đóng một vai trò thiết yếu trong việc hiểu ngôn ngữ.[5]

Ký ức mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Thùy thái dương ở giữa (gần mặt phẳng đứng dọc) được cho là liên quan đến việc mã hóa ký ức dài hạn tường thuật.[4]:194–199 Thùy thái dương ở giữa bao gồm cả hồi hải mã, bộ phận thiết yếu đối với việc lưu trữ ký ức, do đó thương tổn ở khu vực này có thể dẫn tới làm suy yếu chức năng hình thành ký ức mới, dẫn đến chứng quên thuận chiều (hay quên về sau) tạm thời hoặc vĩnh viễn.[4]:194–199

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Starr, Philip A.; Barbaro, Nicholas M.; Larson, Paul S. (ngày 30 tháng 11 năm 2008). Neurosurgical Operative Atlas: Functional Neurosurgery. Thieme. tr. 16, 26. ISBN 9781588903990.
  2. ^ Sekhar, Laligam N.; de Oliveira, Evandro (1999). Cranial Microsurgery: Approaches and Techniques. Thieme. tr. 432. ISBN 9780865776982.
  3. ^ “Temporal Lobe”. Langbrain. Rice University. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ a b c d Smith; Kosslyn (2007). Cognitive Psychology: Mind and Brain. New Jersey: Prentice Hall. tr. 21, 194–199, 349.
  5. ^ Hickok, Gregory; Poeppel, David (tháng 5 năm 2007). “The Cortical Organization of Speech Processing”. Nature Reviews Neuroscience. 8 (5): 393–402. doi:10.1038/nrn2113. PMID 17431404. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]