Bước tới nội dung

Thượng viện Ý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thượng viện Cộng hòa

Senato della Repubblica
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Lãnh đạo
Chủ tịch Thượng viện
Pietro GrassoPD
Từ 16/3/2013
Cơ cấu
Số ghế315 thượng nghị sĩ được bầu
+ 6 thượng nghị sĩ suốt đời
Senate of Italy 2014.svg
Chính đảngChính phủ (173)
  •      PD 114
  •      AP 36
  •      AUT 19
  •      Khác 12

Phe đối lập (136)

  •      FI 45
  •      M5S 36
  •      LN 12
  •      GAL 11
  •      CR 10
  •      ALA 10
  •      Khác 20
Bầu cử
Bầu cử vừa qua24–25/2/2013
Trụ sở
Palazzo Madama, Rome
Trang web
http://www.senato.it
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Ý
Hiến pháp

Quan hệ đối ngoại

Thượng viện Cộng hòa (tiếng Ý: Senato della Repubblica) hay còn được gọi Thượng viện Italia là một trong 2 viện thuộc lưỡng viện Nghị viện Ý. Viện hiện nay được thành lập ngày 8 tháng 5 năm 1948, trước đó cũng tồn tại trong chính thể Vương quốc Ý với tên gọi Senato del Regno (thượng viện vương quốc) và là sự tiếp nối của Senato Subalpino (Thượng viện rặng núi) thành lập ngày 8 tháng 5 năm 1848. Thượng viện Cộng hòa có trụ sở tại Palazzo Madama, Rome.

Thượng viện gồm 315 thượng nghị sĩ được bầu, và tính tới năm 2015 có 6 thượng nghị sĩ suốt đời. Thượng nghị sĩ được bầu phải đủ 40 tuổi được bầu bởi các cử tri có độ tuổi từ 25 trở lên, trong số thượng nghị sĩ được bầu có sáu người được bầu từ khu vực bầu cử ở nước ngoài. Các thượng nghị sĩ suốt đời thường là các cựu Tổng thống nước Cộng hòa và là nghị sĩ suốt đời trừ khi họ từ nhiệm. 5 người còn lại do tổng thống chỉ định 5 công dân đã làm vẻ vang Tổ quốc bằng những thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực xã hội, khoa học, nghệ thuật, văn chương.

6 thượng nghị sĩ suốt đời hiện tại là[1]

  1. Cựu Tổng thống Cộng hòa: Giorgio Napolitano
  2. Cựu Tổng thống Cộng hòa: Carlo Azeglio Ciampi (không đảng phái)
  3. Nhà kinh tế - cựu Thủ tướng 2011-2013: Mario Monti (SC)
  4. Kiến trúc sư người đã từng đạt giải Pritzker: Renzo Piano (không đảng phái)
  5. Nhà phát minh vật lý đã từng đạt giải Nobel: Carlo Rubbia (không đảng phái)
  6. Viện sĩ: Elena Cattaneo (không đảng phái)

Thượng viện Ý khác với thượng viện các nước châu Âu khác là thượng viện Ý có quyền lực tương đương với hạ viện. Bất kỳ các dự thảo luật nào cũng có thể bắt đầu từ 2 viện. Đồng thời, Nội các cần phải chấp thuận của cả hai mới được nhậm chức.

Nhiệm kỳ hiện tại của Thượng viện là 5 năm. Trước đó có nhiệm kỳ 6 năm và được thay đổi khi Hiến pháp tu chính ngày 9/2/1963. Thượng viện có thể bị giải tán khi Tổng thống yêu cầu.

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng nghị sĩ hiện tại được bầu sau cuộc tổng tuyển cử 24-25/2/2015.

Liên minh Đảng Ghế
Pier Luigi Bersani:
Lợi ích chung Ý
Đảng Dân chủ (PD) 111
Đảng Cánh tả, Sinh thái và Tự do (SEL) 7
Đảng Nhân dân Nam Tyrolean (SVP) 2
Đảng Tự trị Trentino Tyrolean (PATT) 1
Liên minh vì Trentino (UPT) 1
Il Megafono – Lista Crocetta (IM-LC) 1
Tổng 123
Silvio Berlusconi:
Liên minh trung hữu
Đảng Nhân dân Tự do (PdL) 98
Lega Nord (LN) 18
Đại Nam (GS) 1
Tổng 117
Beppe Grillo: Phong trào 5 sao (M5S) 54
Mario Monti: Với Monti vì nước Ý 19
Phong trào Liên kết ngưới Ý ở hải ngoại (MAIE) 1
Thung lũng Aosta (VdA) Liên hiệp Valdostan (UV) 1
Tổng 315
Palazzo Madama trụ sở của Thượng viện.
Dân bầu (S)
IBC
  
31.6%
CDX
  
30.7%
M5S
  
23.8%
MONTI
  
9.1%
Khác
  
5.4%
Phân phối 315 ghế trong Nghị viện
IBC
  
39.1%
CDX
  
37.1%
M5S
  
17.1%
MONTI
  
6.0%
Khác
  
0.6%

Chủ tịch Thượng viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp hiện tại, phiên họp đầu tiên của Thượng viện phải được triệu tập trong vòng 20 ngày sau bầu cử. Phiên họp đầu tiên được chủ trì bởi thượng nghị sĩ suốt đời và bầu chủ tịch thượng viện. 2 vòng đầu tiên cần hội đủ đa số tuyệt đối của các thượng nghị sĩ, nếu xảy ra vòng 3 thì chỉ cần đa số là đủ. Nếu vòng 3 không bầu được chủ tịch thượng viện thì sẽ tổ chức bầu 2 thượng nghị sĩ có phiều bầu cao nhất. Trong trường hợp hòa, thượng nghị sĩ có tuổi cao hơn sẽ chiến thắng.

Ngoài việc giám sát công việc của viện, chủ tịch thượng viện còn chủ trì và điều tiết phiên tranh luận, quyết định có hoặc không cho bản kiến nghị và dự thảo luật có thể chấp nhận được, đại diện thượng viện...và là người kế vị chức vụ Tổng thống Cộng hòa khi không đảm nhiệm được. Chủ tịch hiện tại của Thượng viện là Pietro Grasso.

Danh sách các Chủ tịch thượng viện Cộng hòa Ý:

Đảng chính trị
  • 1946-1993:

      Đảng Dân chủ Xã hội/Đảng Dân chủ Lao động       Đảng Tự do       Dân chủ Cơ đốc       Đảng Cộng hòa

  • Từ 1994:

      Forza Italia/Nhân dân Tự do       Đảng Nhân dân       Cây Ôliu/Đảng Dân chủ

Chân dung Tên
(sinh-mất)
Nhiệm kỳ Đảng chính trị
Ivanoe Bonomi
(1873–1951)
8/5/1948[2] 20/4/1951 Đảng Dân chủ Xã hội Italia
Enrico De Nicola
(1877–1959)
28/4/1951 24/6/1952 Đảng Tự do Italia
Giuseppe Paratore
(1876–1967)
26/6/1952 23/3/1953 Đảng Tự do Italia
Luigi Gasparotto
(1873–1954)
24/3/1953 25/3/1953 Đảng Dân chủ Lao động
Meuccio Ruini
(1877–1970)
25/3/1953 24/6/1953 Đảng Dân chủ Lao động
Cesare Merzagora
(1898–1991)
25/6/1953 7/11/1967 Dân chủ Cơ đốc
Ennio Zelioli-Lanzini
(1899–1976)
8/11/1967 4/6/1968 Dân chủ Cơ đốc
Amintore Fanfani
(1908–1999)
5/6/1968 26/6/1973 Dân chủ Cơ đốc
Giovanni Spagnolli
(1907–1984)
27/6/1973 4/7/1976 Dân chủ Cơ đốc
Amintore Fanfani
(1908–1999)
5/7/1976 1/12/1982 Dân chủ Cơ đốc
Tommaso Morlino
(1925–1983)
9/12/1982 6/5/1983 Dân chủ Cơ đốc
Vittorino Colombo
(1925–1996)
12/5/1983 11/7/1983 Dân chủ Cơ đốc
Francesco Cossiga
(1928–2010)
12/7/1983 24/6/1985 Dân chủ Cơ đốc
Amintore Fanfani
(1908–1999)
9/7/1985 17/4/1987 Dân chủ Cơ đốc
Giovanni Malagodi
(1904–1991)
22/4/1987 1/7/1987 Đảng Tự do Italia
Giovanni Spadolini
(1925–1994)
2/7/1987 14/4/1994 Đảng Cộng hòa Italia
Carlo Scognamiglio
(1944–)
16/4/1994 8/5/1996 Forza Italia
Nicola Mancino
(1931–)
9/5/1996 29/5/2001 Đảng Nhân dân Italia
Marcello Pera
(1943–)
30/5/2001 27/4/2006 Forza Italia
Franco Marini
(1933–)
29/4/2006 28/4/2008 Cây Ôliu
Renato Schifani
(1950–)
29/4/2008 15/3/2013 Nhân dân Tự do
Pietro Grasso
(1945–)
16/3/2013 Đương nhiệm Đảng Dân chủ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Berlusconi allies hit out over president's lifetime senator snub”. Financial Times. ngày 30 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ (sau 2 năm khuyết chức vụ)