Bước tới nội dung

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trang Bản mẫu:TOC limit/styles.css không có nội dung.

Tùy biến giao diện ngày tháng

Dưới tab "Kiểu hiển thị ngày tháng" trong Đặc biệt:Tuỳ chọn, bạn có thể chọn kiểu ngày tháng mà bạn muốn xem. Thay đổi này chủ yếu áp dụng cho danh sách theo dõi và các danh sách thay đổi khác.

Tìm các bài viết chưa được phân loại

Các bài viết được tạo mà không có thể loại sẽ được gắn nhãn bảo trì. Hãy dùng nhãn {{Chưa phân loại}} để đặt các bài viết vào trong thể loại này. Tùy chọn thêm thông số ngày như để thêm nó vào các thể loại theo ngày.

Các bài viết không có thể loại được thêm vào ở Bài chưa được phân loại. Bạn cũng có thể tự mình thêm các thể loại vào bài viết. Một kỹ thuật hữu ích là thử liên kết bài viết đến các bài viết tương tự khác, và xem chúng được phân loại như thế nào, vì vậy bạn biết phải sao chép những gì.

Xem thêm:
FAQ  
Phần giới thiệu

Phần giới thiệu là một phần của một bài viết ngay trước đề mục đầu tiên.

Trong văn bản mã nguồn (văn bản trong cửa sổ sửa đổi), một đề mục trông giống như thế này:

== Đây là một đề mục ==

Phần giới thiệu là một trong những phần quan trọng nhất của một bài bách khoa. Độ dài phải tương ứng với tổng chiều dài của bài viết: một bài viết có 50.000 ký tự cũng có thể có ba đoạn giới thiệu, trong khi một số bài có 15.000 kí tự trở xuống nên giới hạn ở một hoặc hai đoạn thôi. Bản thân văn bản cần cung cấp một cái nhìn tổng quan tốt về bài viết, nhưng nó cũng giúp lôi kéo người đọc, khiên người đọc có hứng thú tìm hiểu hơn. Hãy xem một số bài viết chọn lọc để lấy cảm hứng.

Một cách hay để lôi kéo người đọc là thêm một hình ảnh đại diện cho chủ đề được nhắc tới trong bài viết. Bằng cách dùng [[Image:Têntậptin.jpg|thumb|chú thích]] ngay trước đề mục đầu tiên. (Têntậptin là tên của bức ảnh mong muốn và chú thích là miêu tả của bức ảnh đó).

Quá trình Articles for Creation (AFC)

When you create an article through Wikipedia's Articles for Creation process, it creates a draft in the Drafts area. The purpose of AFC process is to help new editors learn how to write better articles.

If accepted, your draft can be a valuable contribution to the encyclopedia. Wikipedia is 15 years old and has well over five million articles. The vast majority of those articles never went through AFC which is only a few years old.

AfC works as a peer review process in which registered editors can either help create an article submitted or decline the article because it is unsuitable for Wikipedia. To nominate an existing draft or user sandbox for review at Articles for Creation, add the code {{subst:submit}} to the top of the draft or sandbox page. The AFC process allows others to review the draft when you're ready and to create the article for you if it's suitable.

Xem thêm:
Khi viết bài, tránh xung đột, hãy cố gắng đạt được sự đồng thuận cho cả hai bên

Khi sửa đổi một bài viết, hãy cố gắng đạt được sự đồng thuận với các thành viên khác. Khi xảy ra sự bất đồng, hãy cố gắng tìm hiểu xem bên kia muốn gì, và tìm một giải pháp chấp nhận được cho cả đổi bên. Quan trọng nhất là phải giữ thái độ trung lập và tính chính xác, thường có những cách để hoà giải cho cả 2 bên mà không phải gây ra bút chiến.

Khi cả hai bên trong một cuộc tranh luận đều đồng thuận với kết quả thì hai bên đã đạt được thoả hiệp.

Cách thêm một bài viết vào thể loại

Wikipedia có các trang chỉ mục mang tên Thể loại, trong đó các liên kết đến các bài viết được cung cấp dựa trên các nhãn thể loại được bao gồm trong mỗi bài viết.

Để thêm bài viết vào một thể loại cụ thể, thêm [[Thể loại:Tên thể loại]] vào văn bản bài viết (tốt nhất là ở phía dưới). Thể loại được chỉ định sẽ hiển thị ở cuối bài viết và một liên kết tới trang sẽ hiển thị trên trang thể loại ấy. Nếu thể loại hiển thị dưới dạng liên kết xanh tức là thể loại đó đã được tạo; nếu thể loại hiển thị dưới dạng liên kết đỏ tức là thể loại ấy chưa được tạo ra. Bạn cũng có thể tạo ra thể loại này, nhưng hãy nhớ một số quy tắc cơ bản.

Tìm kiếm tiêu đề

Bạn có thể tìm kiếm cụ thể bằng cách dùng tham số intitle:. Dưới đây là cách sử dụng:

(1) Trong hộp tìm kiếm trên Wikipedia, gõ từ khoá intitle theo sau là dấu hai chấm, sau đó là từ hoặc cụm từ mà bạn đang tìm kiếm. Khi bạn nhấp vào "Tìm kiếm", hệ thống sẽ liệt kê một danh sách các bài bách khoa có cụm từ tìm kiếm của bạn trong tiêu đề.
(2) Bạn cũng có thể tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong tiêu đề và nội dung bài viết. Ví dụ:
Truy vấn Kết quả
intitle:anime Tất cả bài viết có tiêu đề chứa anime
intitle:anime manga Tất cả bài viết có tiêu đề chứa hai từ animemanga, ví dụ như bài viết Cộng đồng người hâm mộ anime và manga
manga intitle:anime Các bài viết có tiêu đề chứa từ animemanga trong bài viết đó
intitle:"anime và manga"   Tất cả bài viết có tiêu đề tên anime và manga

Một công cụ thậm chí còn mạnh mẽ hơn để tìm kiếm tiêu đề là Grep. Nó cho phép bạn tìm kiếm các tiêu đề bằng biểu thức chính quy, và đầu ra chỉ liệt kê các tiêu đề.

Cách theo dõi các trang không tồn tại

Nếu bạn đã thỉnh cầu một bài viết, đang chờ một bài viết mà người khác đã yêu cầu, hoặc có liên quan tới một bài viết bị xóa vừa tạo lại, bạn có thể thêm trang không tồn tại vào danh sách theo dõi và được thông báo mỗi khi bài viết đó được tạo mới! Theo liên kết màu đỏ rồi nhấn nút "theo dõi".

Tóm lược sửa đổi

Hãy giúp người khác theo dõi những gì đang xảy ra với một bài viết bằng cách điền vào tóm lược sửa đổi.

Vui lòng không sử dụng chữ viết tắt. Những biên tập viên khác thường hay nhầm lẫn giữa các chữ viết tắt này. Hệ thống Wikipedia sẽ giúp bạn tạo các tóm lược lặp đi lặp lại: Nó theo dõi những gì bạn đã viết trước đó trong bản tóm lược của mình, vì vậy bạn chỉ cần gõ một vài ký tự, sau đó chọn từ trong menu popup để hoàn thành bản tóm lược.

Cách tạo thể loại mới

Bạn muốn thêm thể loại mới để đặt bài viết vào trong đó? Chúng tôi sẽ giúp bạn. Để tạo một thể loại mới, đi đến một trong những trang mà bạn muốn đặt thể loại vào đó, và đặt tên thể loại mới vào cuối bài viết, như thế này:

[[thể loại:tên thể loại]]

...ở phần tên thể loại chính là nơi bạn cần nhập tên thể loại muốn tạo mới. Khi bạn lưu thay đổi, thể loại mới này sẽ hiển thị ở dòng dưới cùng trong trang. Nếu nó đúng là một thể loại mới, nó sẽ hiển thị màu đỏ. Nhưng không có nghĩa là không có thể loại như vậy: nó cũng có thể được tạo (nhưng dưới dạng tên khác). Trước khi bạn tạo thể loại mới, chắc chắn rằng thể loại đó không tồn tại. Trong cửa sổ trình duyệt mới, nhấn vào các trang đặc biệt trong menu hộp công cụ bên trái màn hình. Sau đó bấm vào Mọi trang. Chọn mục Thể loại từ Menu không gian tên, và sau đó nhập tên thể loại. Hãy xem qua chỉ mục cho các thể loại đồng nghĩa.

Một khi bạn chắc chắn về tên thể loại mới: Hãy nhấp vào liên kết đỏ, và sau đó nhấp vào liên kết tạo bài viết được cung cấp trong hướng dẫn xuất hiện trên màn hình.

Bạn sẽ cần phải đặt thể loại con trên trang mới, và sau đó lưu trang. Về sau, bạn có thể đặt thể loại mới được đặt tên ở cuối trang mà bạn muốn thêm thể loại mới của mình vào. Các thể loại chứa quá ít trang sẽ bị biểu quyết xoá.

Cách để tìm kiếm trên Wikipedia với Google

Để giới hạn tìm kiếm của Google với Wikipedia, hãy nhớ thêm dòng này trong chuỗi tìm kiếm của bạn: site:vi.wikipedia.org.

Bạn thậm chí cũng có thể tìm kiếm google trên Wikipedia từ hộp tìm kiếm của chính Wikipedia! Ví dụ: để sử dụng Google tìm kiếm các trang có từ "anime" trong tiêu đề, hãy nhập trang này vào hộp tìm kiếm của WP: google:anime+site:vi.wikipedia.org

Liên kết này cũng thực hiện điều tương tự: google:anime+site:vi.wikipedia.org.

Một cách khác là sử dụng cài đặt nâng cao của Google. (Để đến trang đó từ trang tìm kiếm của Google, hãy nhấp vào biểu tượng bánh răng).

Cách tạo bản mẫu tái sử dụng

Các trang được dự định sử dụng lại dưới dạng các phần của các trang khác được gọi là bản mẫu. Tên của các trang bản mẫu thường bắt đầu bằng tiền tố Bản mẫu:. Một bản mẫu có thể được thêm vào một trang khác bằng cách sử dụng cú pháp {{Tên trang}} (bao gồm cả dấu ngoặc nhọn), nhưng bỏ đi tiền tố Bản mẫu: giữa hai dấu ngoặc nhọn!

Trên Wikipedia, bản mẫu được tạo ra nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như hộp điều hướng (vd. Bản mẫu:Europe topic), hộp thông tin (vd. Bản mẫu:Thông tin nhân vật), và thông báo (vd. Bản mẫu:Bàn cãi).

Nếu bạn muốn tạo một bản mẫu riêng (chẳng hạn như thông báo chào mừng được cá nhân hóa hoặc tương tự thế), bạn cứ thoải mái làm, nhưng hãy làm trong trang cá nhân của bạn. Chỉ cần tạo trang mới dưới dạng trang con của trang người dùng của bạn (dưới định dạng Thành viên:Ví dụ/abcxyz). Để đặt nó vào 1 trang thì cứ dùng dấu ngoặc nhọn như thường lệ, nhưng hãy nhớ sử dụng cú pháp {{Thành viên:Ví dụ/abcxyz}} thay vì {{abcxyz}}. Điều này là do cú pháp khung ngoặc nhọn tự động tìm trong không gian Bản mẫu, vì vậy nếu bạn muốn thêm bản mẫu tự tạo trong không gian người dùng của riêng mình, bạn cần phải thêm tiền tố như cú pháp bên trên.

Xem thêm:

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/13

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/14

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/15

Cách tạo thể loại con

Hiện có 2 cách để tạo thể loại con.

  1. Thêm một nhãn thể loại vào một trang thể loại đã tồn tại. Ví dụ, thêm văn bản [[Thể loại:Anime năm 2018]] vào cuối trang Thể loại:Phim anime năm 2018. Vậy "Phim anime năm 2018" sẽ hiển thị dưới dạng thể loại con trong danh sách tại Thể loại:Anime năm 2018.
  2. Nếu trang thể loại con không tồn tại thì bạn phải tạo nó trước (hãy xem qua mẹo Cách tạo thể loại mới). Ví dụ, sau khi bạn tạo trang Thể loại:Phim anime năm 2018, sau đó bạn nhấp vào sửa đổi và thêm dòng [[Thể loại:Anime năm 2018]] vào cuối trang cần tạo mới.

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/17

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/18

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/19

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/20

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/21

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/22

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/23

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/24

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/25

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/26

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/27

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/28

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/29

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/30

Wikipedia:Mẹo hay mỗi ngày/08/31