Wikipedia:Tên bài (phim)
Đây là nội dung được dịch từ Wikipedia phổ biến nhất là Wikipedia tiếng Anh, nó có thể có những ý chưa phù hợp với đặc điểm riêng của tiếng Việt và cộng đồng Wikipedia tiếng Việt. Bạn được khuyến khích nêu đề nghị của mình tại trang thảo luận. |
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Cách đặt tên:
- Phim nước ngoài: Những chữ cái đầu trong tựa đề bộ phim phải được viết hoa, trừ những mạo từ ("a", "an", "the"...), từ "to" dùng với động từ để chỉ dạng nguyên mẫu, hay đứng một mình như giới từ, và các liên từ như: "on", "from", "and", "with", "about") khi chúng không đứng đầu câu. Ví dụ: Beauty and the Beast, Walk the Line, The Love of Siam, Race to Witch Mountain, What a Girl Wants. Xem thêm: Wikipedia:Tên bài (viết hoa). Tựa phim cũng như tựa sách và các tác phẩm nghệ thuật khác phải luôn được viết in nghiêng.
- Phim Việt Nam: Theo văn phong tiếng Việt, các chữ cái trong tựa phim được viết bằng chữ in thường.
Định hướng
[sửa | sửa mã nguồn]Với chủ đề khác
[sửa | sửa mã nguồn]Thông thường một bộ phim có cùng tựa đề với một tác phẩm nghệ thuật khác sẽ được thêm phần bổ sung để phân biệt. Ví dụ như: Chạng vạng - là một thời điểm con người không phân biệt được ranh giới giữa ánh sáng và bóng tối (hoàng hôn), - là một cuốn tiểu thuyết, - một bộ phim điện ảnh.
- Chạng vạng - lúc hoàng hôn
- Chạng vạng (tiểu thuyết) - tiểu thuyết của Stephenie Meyer ra mắt năm 2005
- Chạng vạng (phim 2008) - bộ phim ăn theo phát hành năm 2008
- Chạng vạng (nhạc phim) - phần ca khúc trình bày trong phim phát hành năm 2008
Không thêm phần bổ nghĩa khi không có tình trạng giống tựa đề giữa các bài viết của Wikipedia. Nhưng nếu xảy ra giữa thể loại khoa học, tiểu thuyết, âm nhạc... thì hãy thêm phần bổ nghĩa phim khi nó không mang nghĩa gốc. XXX (phim)
Phim cùng tên
[sửa | sửa mã nguồn]Khi định hướng những bộ phim cùng tên, xem bổ sung thêm năm khởi chiếu trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ, Titanic (phim 1943), Titanic (phim 1953), và Titanic (phim 1997).
Trong một vài trường hợp hạn hữu có vài bộ phim ra mắt cùng năm, thì ta sẽ bổ sung thêm quốc gia sản xuất hoặc thể loại phim. Ví dụ: XXX (phim Mỹ 2007) và XXX (phim hoạt hình 2007).
Series phim
[sửa | sửa mã nguồn]Đối với những bộ phim có nội dung nối tiếp nhau, gọi là serie phim, nên đặt với dạng XXX (phim bộ). Nếu xảy ra hiện tượng trùng tên giữa hai loạt phim, thì ta bổ sung năm vào, như XXX (phim bộ NĂM), trong đó NĂM là biến thế chỉ năm ra mắt.
Thay thế nhà sản xuất
[sửa | sửa mã nguồn]Khi một bộ phim gốc có được sự đón nhận của khán giả... thì bộ phim này lập tức được các hãng phim khác làm lại hoặc đảm nhận tiếp vai trò sản xuất với mong muốn thu hút nhiều hơn lượng khán giả hoặc chỉ để cải tiến hình thức phim. Ta cần bổ sung thông tin về việc chuyển nhượng này và thêm định hướng (nếu cần) với dạng XXX (NHƯỢNG-QUYỀN), với NHƯỢNG-QUYỀN là biến thế chỉ một trong các khái niệm sau: nhà sản xuất, quốc gia...
Phim ngoại ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Dùng tựa đề thân thuộc nhất với hầu hết khán giả, độc giả Việt Nam; thông thường đây là tên chính thức của một bản dịch phim khi công chiếu ở rạp, ra mắt dưới dạng video có bản quyền, hoặc do các hãng phim lớn của Việt Nam phát hành (có thể kèm thuyết minh hoặc phụ đề tiếng Việt). Tựa đề thân thuộc nhất là tựa đề được đông đảo người xem biết bằng tiếng Việt; nếu chưa có thì dùng đến tựa gốc, rồi đến tựa bằng các ngôn ngữ phổ thông toàn cầu tiếng Anh, Pháp, hay Đức...
Ví dụ minh họa
[sửa | sửa mã nguồn]Khi một bộ phim được phát hành rộng rãi khắp Cộng đồng Anh ngữ, Cộng đồng Pháp ngữ... hãy dùng tên đó làm chuyển hướng đến bài viết có tựa gốc. Đồng thời, nêu liên kết chuyển hướng đến bài đó và giải nghĩa (viết in nghiêng và đậm trong dấu ngoặc đơn).
- Diarios de motocicleta (tiếng Tây Ban Nha), có tựa tiếng Anh là The Motorcycle Diaries.
- Betty Blue là bộ phim của Pháp ra mắt năm 1986, có tựa gốc là 37°2 le matin (nghĩa là "Buổi sáng 37,2 °C".
Bộ phim đã ra mắt nhưng viết bằng tiếng địa phương mà chữ viết chính không phải chữ Latinh, hãy chuyển tự sang một hệ chữ Latinh được công nhận (như Hepburn cho tiếng Nhật, RTGS cho tiếng Thái...) và thêm vào tựa gốc, giải nghĩa.
- Ran (tiếng Nhật: 乱, "hỗn loạn", "tang thương")
Khi cả tựa gốc và tựa quốc tế đều thông dụng, ta sẽ trình bày dưới dạng:
- Shoot the Piano Player (tiếng Pháp: Tirez sur le pianiste) là một bộ phim của Điện ảnh Pháp ra mắt năm 1960 do François Truffaut làm đạo diễn. Tại Vương quốc Anh, phim có tựa khác là Shoot the Pianist.
- Bande à part là một bộ phim thể loại bi hài ra mắt năm 1964 do Jean-Luc Godard làm đạo diễn. Tại Bắc Mỹ, phim ra mắt với tựa Band of Outsiders.
Giải thích
[sửa | sửa mã nguồn]Việc đặt tựa đề bài viết theo tựa đề thân thuộc và dễ nhận biết nhất của một bộ phim được trình bày theo các nguyên do sau:
- Nhằm bao quát tất cả các trường hợp tương đồng khi dùng công cụ tìm kiếm có sẵn, thu hút nhiều hơn lượng độc giả đến với Wikipedia. Dùng "The Seventh Seal" thay cho "Det sjunde inseglet" nhằm giúp các công cụ tìm kiếm hiệu quả hơn.
- Nhằm bao quát các trường hợp tìm bài theo trí nhớ của độc giả, để họ đến đúng bài cần tìm: nếu họ (tra bằng tựa khác và không có bài như ý) có thể lầm tưởng bài viết không tồn tại, và lại tìm nữa.
- Dùng tên (thuần) gốc sẽ gây khó khăn cho độc giả, nhất là hiểu biết ý nghĩa và cách phát âm chính xác.
Có nhiều thành viên không thích sử dụng câu hướng dẫn "đổi hướng từ" trên đầu bài viết khi họ nhập tựa bằng tiếng nước ngoài và chuyển hướng đến bài viết đã được dịch; tuy nhiên, chúng ta sẽ được lợi ích chung khi người khác đọc hoặc nghe tựa đại loại như: "Bolt", rồi thắc mắc ý nghĩa, họ sẽ có câu trả lời đơn giản "(Đổi hướng từ Bolt)" ở đầu trang viết: thông tin "đổi hướng" cho biết rằng hệ thống này rất dễ sử dụng và không hề rắc rối, và đó là trang chính bạn được dẫn đến.
Chú ý, trang IMDb luôn lưu trữ những thông tin phim có tựa viết bằng ngôn ngữ gốc và không hề quan tâm đến độ thân thuộc của tựa đề phim đã được dịch; do đó, không nên nảy sinh tranh luận về tựa phim trên trang này.
Bài viết về quá trình sản xuất phim
[sửa | sửa mã nguồn]Những bài viết liên quan đến các khái niệm thuật ngữ phim ảnh, công nghiệp điện ảnh nên dùng cụm phụ chú (làm phim) khi có như cầu định hướng.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia:Tên bài (truyền hình) để nhận ra sự khác biệt trong cách đặt tên giữa thể loại phim truyền hình và các loại phim khác.