Đá Xu Bi
Thực thể địa lý tranh chấp Đá Xu Bi | |
---|---|
Ảnh vệ tinh chụp đá Xu Bi | |
Địa lý | |
Vị trí | Biển Đông |
Tọa độ | 10°55′25″B 114°05′5″Đ / 10,92361°B 114,08472°Đ |
Diện tích | 3.95 km2 (đất bồi đắp) |
Quản lý | |
Quốc gia quản lý | Trung Quốc |
Tỉnh | Hải Nam |
Thành phố | Tam Sa |
Trấn | Nam Sa |
Tranh chấp giữa | |
Quốc gia | Đài Loan |
Quốc gia | Philippines |
Quốc gia | Trung Quốc |
Quốc gia | Việt Nam |
Đá Xu Bi[1] (tiếng Anh: Subi Reef; tiếng Filipino: Zamora; tiếng Trung: 渚碧礁; bính âm: Zhǔbì jiāo; Hán-Việt: Chử Bích tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Thị Tứ khoảng 26 km về phía tây nam.
|
Đá Xu Bi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát rạn vòng này từ năm 1988[2] đến nay.
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5,7 km và nơi rộng nhất của vụng biển là hơn 3,7 km.
Từ thời điểm chiếm đóng cho đến đầu năm 2015, Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai doanh trại cho quân lính, một vòm che radar và một ngọn đèn biển tại đá Xu Bi. Ngoài ra, Trung Quốc còn có dự định xây một đường băng tại đây.[3]
Từ đầu năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 Trung Quốc gia tăng ồ ạt các hoạt động cải tạo đá Xu Bi, và đã hoàn tất nhiều công trình tại đây trong đó đáng chú ý là một đường băng 3.250m x 55m[4][5], dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực Biển Đông.
Vũ trang hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Đài CNBC của Mỹ ngày 2-5-2018 dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên ba thực thể Đá Chữ Thập, Xu Bi, Đá Vành Khăn.[6][7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012.
- ^ Nhóm phóng viên Biển Đông (ngày 8 tháng 7 năm 2011). “Trận chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988”. Đại Đoàn Kết. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012.
- ^ Laude, Jaime (23 tháng 7 năm 2012). “China building airstrip in reef near Pag-Asa Island?”. Philippine Star. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.
- ^ “Trung Quốc xây thêm 2 đường băng phi pháp ở Biển Đông”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
- ^ Trung Quốc cho máy bay thử đường băng ở đá Xu Bi và đá Vành Khăn
- ^ Mỹ nói Trung Quốc sẽ 'lãnh hậu quả' vì quân sự hóa Biển Đông , 2-5-2018, tuoitre.vn.
- ^ Aufrüstung der Spratlys - USA drohen mit Konsequenzen, 4-5-2018, Spiegel