nhà trường, đem lễ nghĩa mà dạy. Từ đó trở xuống, hơn bốn trăm năm, dân chừng như đã có nền-nếp. Nhưng đất rộng, người đông, núi rừng hiểm trở, nên dễ có cơ làm loạn![1] Cứ điều tôi được trông thấy: Hoàng-Cái, quê Nam-Hải, làm Thái-thú Nhật-Nam. Khi xuống xe, vì lễ đón-tiếp không đủ, đánh chết viên Chủ-Bạ. Do thế mà bị dân đánh đuổi! Thái-thú Cửu-Chân là Thiềm-Manh,[2] vì bố vợ là Chu-Kinh đến chơi, cho mời cả các Trưởng-Lại. Khi rượu say, cử nhạc. Công-Tào là Phan-Hâm đứng dậy múa, kéo cả Kinh dậy. Kinh không dậy. Hâm muốn cố ép. Manh giận, giết Hâm.[3] Em Hâm đem quân đánh Manh[4]. Thái-thú Giao-Chỉ trước là Sĩ-Nhiếp phái quân sang đánh không nổi. Rồi đó Thứ-sử là Chu-Phù[5] phần nhiều dùng người làng là bọn Ngu-Bao, Lưu-Ngạn, chia làm các Trưởng-lại, bóc lột trăm họ[6]: một con hoàng-ngư (cá bò?), thu một hộc lúa tám (?). Trăm họ ta-oán làm loạn đánh ra cả các châu quận. Phù chạy vào biển.[7] Bộ-Chất lần lượt đánh giết, mối dường mới được đâu ra đấy. Sau đó Lã-Đại dẹp loạn Sĩ-Huy; đổi đặt các trưởng lại; làm tỏ rõ quyền nhà vua: Muôn dậm đều sợ oai; lớn, nhỏ đều theo phép. Cứ đó mà xem,
- ▲ K.Đ.V.S. chép thêm: « Vả lại ở ngoài chín châu, việc kén các Trưởng-lại, thường không được kỹ-càng ».
- ▲ Thiềm-Manh K.Đ.V.S. chép là « Đam-Manh ».
- ▲ K.Đ.V.S. chép là « đánh đòn Hâm ».
- ▲ K.Đ.V.S. chép: « ... Em Hâm là Miêu đem quân đánh vào Phủ. Manh đến nỗi chết.
- ▲ K.Đ.V.S. chép thêm: « quê ở Cối-Kê ».
- ▲ K.Đ.V.S. chép thêm: « Ép dân đóng nhiều thuế ».
- ▲ K. Đ. V. S. chép thêm: «... Long đong, cho đến chết! Kế đó được Trương-Tân người ở Nam-Dương oai-vũ không đủ, bị chúng bắt nạt! Rồi đến nỗi bị giết! Sau đến Lưu-Biểu sai Lại-Cung sang. Cung là bậc tiền-bối hiền-lành cẩn-thận. không hiểu việc đời! Lại sai Ngô-Cư làm Thái-thú Thương-Ngô. Cư là kẻ vũ-phu nóng nẩy, không được Cung mến-phục. Hai người thường oán-giận nhau. Cư liền đuổi Cung đi. Khi Bộ-Chất tới nơi, các tướng cũ của Tân là bọn Di-Liêu, Tiền-Bác còn nhiều. Chất lần lượt trừ, trị. Mối-dường tạm định, thì lại triệu về... »