Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
Cl2 ra HClO: Chlorine tác dụng với nước
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng oxi hóa khử trong đó Chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò là chất khử. Khi cho Chlorine tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp Hydrochloric acid và hypochlorous acid.
1. Phương trình phản ứng Chlorine tác dụng với nước
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Tiến hành phản ứng Chlorine tác dụng với nước
Khi tan trong nước, một phần khí Chlorine tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp Hydrochloric acid và hypochlorous acid.
Trong phản ứng trên, Chlorine vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử vì một phân nguyên tử Cl bị oxi hóa thành Cl+1, một nguyên tửu Cl bị khử thành Cl-1. Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch do HClO là chất oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa HCl thành Cl2 và H2O. Cũng do HClO là chất oxi hóa mạnh nên nước Chlorine có tính tẩy màu.
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phản ứng Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO. Vai trong của Chlorine là
A. chất khử.
B. chất oxi hóa, chất khử.
C. chất oxi hóa.
D. không là chất oxi hóa, chất khử.
Câu 2. Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng
A. hoá học
B. vật lí và hoá học
C. vật lí
D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học
Câu 3. Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước Chlorine
A. NaCl
B. CaSO4
C. Cu(NO3)2
D. KOH
Câu 4. Nước Chlorine có tính tẩy màu vì
A. khi dẫn khí Chlorine vào nước không xảy ra phản ứng hoá học
B. Chlorine tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu
C. Chlorine hấp phụ được màu
D. Chlorine tác dụng nước tạo nên acid HClO có tính tẩy màu
Nước Chlorine có tính tẩy màu vì Chlorine tác dụng nước tạo nên acid HClO có tính tẩy màu
Câu 5. Hydrohalic aicd thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện là
A. HBr
B. HF
C. HI
D. HCl
Hydrohalic aicd thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện là HCl.
Câu 6. Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là:
A. Quỳ tím
B. AgNO3
C. NaOH
D. HCl
Dung dịch AgNO3 có thể phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối
Hiện tượng: AgF tan, AgCl kết tủa trắng, AgI kết tủa vàng nhạt, AgCl kết tủa vàng đậm.
Câu 7. Nước chlorine có tính tẩy màu là do
A. HCl có tính acid mạnh
B. Cl2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
C. HClO có tính oxi hóa mạnh.
D. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
Nước chlorine có tính tẩy màu là do HClO có tính oxi hóa mạnh.
-------------------------------------