0% found this document useful (0 votes)
52 views

Lich Su KT TG2

Bài viết nói về 4 trường phái kiến trúc chủ yếu là Chủ nghĩa công năng, Kiến trúc hữu cơ, Kiến trúc công nghệ cao và Kiến trúc giải tỏa kết cấu. Bài viết tập trung giới thiệu về Chủ nghĩa công năng với các kiến trúc sư và công trình tiêu biểu như Louis Sullivan, Le Corbusier. Nội dung cũng đề cập đến quan điểm thiết kế và các nguyên tắc thiết kế của Le Corbusier.

Uploaded by

Lê Bảo Hiệu
Copyright
© © All Rights Reserved
Available Formats
Download as PDF, TXT or read online on Scribd
0% found this document useful (0 votes)
52 views

Lich Su KT TG2

Bài viết nói về 4 trường phái kiến trúc chủ yếu là Chủ nghĩa công năng, Kiến trúc hữu cơ, Kiến trúc công nghệ cao và Kiến trúc giải tỏa kết cấu. Bài viết tập trung giới thiệu về Chủ nghĩa công năng với các kiến trúc sư và công trình tiêu biểu như Louis Sullivan, Le Corbusier. Nội dung cũng đề cập đến quan điểm thiết kế và các nguyên tắc thiết kế của Le Corbusier.

Uploaded by

Lê Bảo Hiệu
Copyright
© © All Rights Reserved
Available Formats
Download as PDF, TXT or read online on Scribd
You are on page 1/ 126

Trọng tâm ôn tập:

- Kiến trúc công năng,


- Kiến trúc hữu cơ,
- Kiến trúc công nghệ cao (hightech),
- Kiến trúc giải tỏa kết cấu (Deconstruction)

***Yêu cầu: Nhận diện đặc điểm chung, ưu nhược, các kiến trúc sư tiêu biểu và các
công trình tiêu biểu
*** Bài làm cô đọng, có vẽ hình minh họa, có so sánh
CHỦ NGHĨA CÔNG NĂNG

1. Trường phái Chicago


2. Trường phái Bauhaus
3. Le corbusier
4. Chủ nghĩa kết cấu Nga (không học)
1. Trường phái Chicago

-Kim chỉ nam trong thiết kế kiến trúc:


+ ‘’hình thức theo đuổi công năng ‘’
+‘’cái đẹp trong thời đại công nghiệp tồn tại trong
sự tiện dụng về công năng và đơn giản về hình thức’’

--Tạo ra phong cách thiết kế của thời đại :’’ đô thị với
mật độ xây dựng cao và siêu cao’’
kiến trúc sư và công trình tiêu biểu:
1. Louis Sullivan (03/9/1856 - 14/4/1924), Mỹ
 "cha đẻ của tòa nhà chọc trời" và "cha đẻ của
chủ nghĩa hiện đại”
 - Quan điểm thiết kế:
+ Quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên.
+ Hình thức phụ thuộc yêu cầu sử dụng,đề cao
yêu cầu thích dụng.
+ Ngôi nhà được bố cục chặt chẽ như một cơ thể
+ Mọi dây chuyền sử dụng đều có quan hệ với nhau.
 Kết cấu: dạng lứoi trên mặt đứng,nhấn mạnh tính liên tục theo
phương thẳng đứng,Xử lí tấm sàn như phân vị ngang

Kết cấu đựoc thể hiện thông qua một hệ cột lớn và khỏe kết hợp
với chân đế vững chãi cùng những trụ gờ khía sâu vào bên
trong.những gờ này vừa có tính chất trang trí vừa tạo bóng đổ
tăng thêm sự cảm nhận của thị giác của mặt đứng công trình
Auditorium Building , Chicago (1889)
Hoa văn trang trí trên đầu cột mô phỏng cấu
trúc thực vật trong thiên nhiên
mái vòm nhà hát cũng đựoc trang trí với rất
nhiều hoa văn cầu kì
Wainwright building , Louis St (1890)

 Trong thiết kế này ông đã chia


chiều cao ra làm 3 đoạn: đế,
phần giữa và phần đỉnh.giải
thích lý do cho cách tổ hợp
này trong bài luận’’ cao ốc xét
trên khái cạnh nghệ thuật’’:
hai tầng dứoi sử dụng cho
mục đích giao dịch ngân
hàng,bảo hiểm hay siêu
thị,trong khi đó các nhà tầng
trên là văn phòng cho thuê.
Scott Carson Pirie cửa hàng , Chicago (1899)

-Tòa nhà đựoc thiết kế bởi một hệ


thống khung thép và sự mở rộng tối
đa của sổ lấy ánh sáng vào nội thất
Nó tạo ra một cảm giác hoành tráng

- Để đảm bảo đây là tòa nhà đựoc


xây dựng lớn nhất và tồn tại bền bỉ
cùng chống lại các mối đe dọa của
lửa, có một tháp nước 40ft đặt trên
mái nhà để cung cấp hệ thống phun
nước với đủ nước.
Tòa nhà Reliance, Chicago(1894_1895)

-Thể hiện sự ‘’ tinh khiết’’của thế hệ


nhà cao tầng thứ nhất.

- sự phối hợp thép kính mang lại một


sự khác biệt trong ngôn ngữ tạo hình
kiên trúc

- cái đẹp trong thời đại công nghiệp


tồn tại trong sự tiện dụng về công
năng và đơn giản về hình thức
William Jenney (1832_1907)

 tòa nhà của công ty bảo


hiểm ở góc đông bắc của
LaSalle và Phố Adams
 Nó là công trình với kết cấu
là một bộ khung thép.có
kính bao quanh
 Đánh dấu một bứoc quan
trọng trong thời kỳ đầu của
ánh sáng điện.
John Root (1850_1891)

• tòa nhà Block Monadnock


sống sót sau thế kỷ XX đã
trở thành một trong những
địa danh nổi tiếng của
kiến ​trúc Chicago.
• Được xây dựng giữa 1884 và
1892 tại Jackson và
Dearborn đường phố,
2. Trường phái Bauhaus
MIES VAN DE ROHE
3. Le Corbusier
Tên thật: Charles-Edouard Jeanneret
Ngày sinh: 6/10/1887
Mất: 27/8/1965
Le Corbusier có tên trên khai sinh là
Charles-Edouard Jeanneret, sinh tại một thị
trấn nhỏ tại Neuchâtel ở vùng phía bắc của
Thụy Sĩ, giáp giới với nước Pháp. Thời trẻ,
Le Corbusier theo học tại trường thủ công
mỹ nghệ tại địa phương, dưới sự hướng dẫn
của Charles L'Éplattenier người đã từng du
học tại Budapest và Paris, các trung tâm
nghệ thuật thời bấy giờ. Thời điểm đó, Le
Corbusier đã bộc lộ rõ hứng thú nghiên cứu
về cấu trúc hình học của các đối tượng cũng
như việc ứng dụng kĩ thuật vào nghệ thuật.
Hình ông in lên tờ
10 franc của Thụy Sĩ
Công trình đầu tiên của ông
là biệt thự Fallet, biệt thự
Schowb, biệt thự Jeanneret
ở vùng núi La Chaux de
Fonds đã thể hiện những
giải pháp sáng tạo ở việc
xử lí các chi tiết kỹ thuật.
Những công trình đã sử
Biệt thự Fallet
dụng tài tình những ngôn
ngữ của kiến trúc bản địa
vùng núi Alps. Các công
trình này dần dần đã thể
hiện bước tiến trong tư duy
về không gian kiến trúc với
việc đơn giản hóa hình khối
của trong kiến trúc.

Biệt thự Schowb


Ham muốn khám phá đã thúc đẩy Le Corbusier
rời quê nhà đi du lịch vòng quanh châu Âu. Năm
1907, Le Corbusier đến Paris và làm việc cho
kiến trúc sư Auguste Perret, bậc thầy về sử
dụng bê tông của kiến trúc Pháp giai đoạn đó.
Từ tháng 10 năm 1910 đến tháng 3 năm 1911,
Le Corbusier làm việc cho văn phòng của kiến
trúc sư Peter Behrens, nhà tiên phong của kiến
trúc hiện đại ở Đức ở Berlin. Tại đây ông đã gặp
kiến trúc sư trẻ Ludwig Mies van der Rohe.
Những sự kiện này đã có ảnh hưởng rõ rệt
trong sự nghiệp của ông sau này. Vào cuối năm
1911, Le Corbusier đi du lịch các nước vùng
Balkans, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ký họa rất
nhiều những gì ông nhìn thấy trong chuyến du
lịch của mình, bao gồm những công trình nổi
tiếng như đền Parthenon ở khu Acropolis
(Athena, Hy Lạp). Những công trình mà sau này
ông tán dương trong tác phẩm "Hướng về một
nền kiến trúc" (Vers une architecture) viết năm
1923.
Khởi đầu sự nghiệp:
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Le
Corbusier giảng dạy tại trường học cũ của
ông tại La-Chaux-de-Fonds. Trong thời kì
này, ông tiến hành các nghiên cứu về lý
thuyết kiến trúc với kỹ thuật hiện đại. Một
trong số đó là hệ thống nhà Dom-ino trong
giai đoạn 1914-1915 với hy vọng đạp ứng
cho việc xây dựng công nghiệp sau chiến
tranh. Đồ án này đề xuất một hệ thống sàn
bê tông lắp ghép với các cột xung quanh, với
các nút giao thông đứng được bố trí bên
cạnh. Đây là một hệ thống không gian mở và
linh hoạt. Đồ án này trở thành nền tảng cho
hầu hết các công trình của ông trong vòng 10
năm sau đó. Sau khi chiến tranh kết thúc,
ông quay lại Paris, cộng tác với người em họ
là Pierre Jeanneret (1896-1967) mở một
hãng thiết kế hoạt động đến năm 1940.
Một số công trình tiêu biểu:

Biệt thự Savoye - Pháp (1928)


Một số công trình tiêu biểu:

Biệt
thự
Weissenhof
Siedlung
Đức (1927)
Một số công trình tiêu biểu:

Đơn vị ở lớn Marseille - Pháp (1947-1952)


Một số công trình tiêu biểu:

Khu nhà Chính phủ ở Chandigarh - Ấn Độ (1950)


Một số công trình tiêu biểu:

Nhà thờ Ronchamp - Pháp (1950-1955)


Một số công trình tiêu biểu:

Pavillon Phillips - Bỉ (1958)


Một số công trình tiêu biểu:

Sainte Marie de La Tourette - Pháp (1957-1960)


Một số công trình tiêu biểu:

Nhà văn hóa Firminy - Pháp (1957-1965)


Nguyên tắc thiết kế

Năm nguyên tắc thiết kế

Biệt thự Savoye đã tập hợp năm


nguyên tắc thiết kế kiến trúc mà ông
nêu ra trông tạp chí L'Esprit Nouveau
và cuốn sách Vers une architecture:

* Nhà nhiều cột, giải phóng


không gian tầng một
* Vườn trên mái
* Mặt bằng tự do
* Cửa sổ băng ngang
* Mặt đứng tự do Biệt thự Savoye một công trình
tiêu biểu cho 5 ngyên tắc thiết kế.
Công trình được nâng lên khỏi mặt đất bởi hệ
thống cột, cho phép không gian sân vườn
được trải dài tự do dưới công trình.
Công trình sử dụng mái phẳng bằng bêtông
thay vì hệ mái dốc truyền thống, bản thân mái
cũng được sử dụng vào mục đích sinh hoạt
cũng như làm sân vườn.
Với việc sử dụng hệ thống cột, Le Corbusier đã
xoá bỏ hoàn toàn vai trò của hệ thống tường
chịu lực, vẫn được sử dụng rất phổ biến cho
đến lúc đó. Điều này cho phép công trình có
mặt bằng tự do, với hệ thống vách ngăn nhẹ
được đặt theo ý muốn ở từng tầng mà không
cần quan tâm đến hệ thống vách ngăn ở tầng
trên hay dưới nó

Biệt thự Savoye một công trình tiêu


biểu cho 5 ngyên tắc thiết kế.
Hệ Modulor Đây là một hệ tỉ lệ trong kiến trúc được Le Corbusier giới thiệu
lần đầu vào năm 1948 và ứng dụng lần đầu tiên trong Đơn vị ở lớn Marseille.
Hệ tỉ lệ này, được xây dựng trên tỉ lệ vàng truyền thống của kiến trúc châu Âu
cổ đại được Le Corbusier kết hợp với các số đo của nhân trắc học con người
nhằm mục đích phù hợp với các thiết kế kiến trúc cũng như đạt được vẻ đẹp
hài hòa với tự nhiên. Theo Le Corbusier: "Tự nhiên là toán học, tấc cả các
tuyệt tác của nghệ thuật đều hài hòa với tự nhiên, những tác phẩm đó thể hiện
những quy luật của tự nhiên và phục vụ những quy luật đó". Hệ Modulor có
hai chỉ bậc là dãy xanh và dãy đỏ theo quy luật của Dãy Fibonacci dựa trên các
số đo hình thể. Dãy đỏ bắt đầu với đơn vị chuẩn là 1,13 m bằng 1M và dãy
xanh với đơn vị chuẩn là 2,26 m tức 2M
Tỷ lệ vàng:
Là tỷ lệ cân đối nhất, với đặc điểm độc đáo là tương quan giữa
thành phần nhỏ đối với thành phần lớn cũng bằng tương quan
giữa thành phần lớn đối với thành phần tổng cộng, lớn và nhỏ–
tức toàn thể và tất cả chỉ có một giá trị tương quan duy nhất:
0,6180389 hay 61,8% .
Phương pháp xác định của Le Corbusier:
Vẽ một hình vuông rồi chia đôi hình vuông đó ra, rồi lấy trung
điểm của cạnh vuông làm tâm vẽ một cung tròn có bán kính
bằng đường chéo của hình chữ nhật nửa hình vuông, sẽ giúp
ta kéo dài cạnh vuông ra thành một chiều dài cân đối Tỷ Lệ
Vàng với cạnh vuông. Ngoài ra ta còn có diện tích của hình
vuông Tỷ Lệ Vàng với diện tích của hình chữ nhật mới hình
thành bởi cạnh kéo dài.
Nguyên tắc thiết kế

KTS. Le Corbusier đề nghị


sử dụng các số đo của
Modulor để xác định kích
thước của công trình (Ông
đã vào áp dụng thực tiễn
các công trình của mình
như: Đơn vị nhà ở
Marseille, Biệt thự Stein,
Biệt thự Savoye, …)Như
thế công trình sẽ đạt được
sự hài hoà cân đối với kích
thước con người. Tất
nhiên, những người chủ
trương công nghiệp hoá
xấy dựng lắp ghép với hệ
thống Module mét sẽ phản
đối bởi vì có quá nhiều các
số lẻ trong thước Modulor.
Phân tích Biệt thự Savoye - Pháp (1928)

Trên mặt đứng của biệt thự savoye ta thây hệ modulor của kts.Le
Corbusier thể hiện rõ. Qua quy tắc của tỉ lệ vàng
phân tích đơn vị ở Maseille.(1952)

Trên mặt đứng của công trình ta có thể nhận thấy việc sự dụng hệ
thống kích thước theo hệ modulor của KTS Le Cor busier theo tỉ lệ
vàng.
Ta nhận thấy hình chứ nhật lớn bao quá cả công trình được gép bởi
hình vuông giữa và hai hình chữ nhật có cạnh tỉ lệ vàng với hình
vuông 2 bên.
Phân tích Nhà thờ Ronchamp - Pháp (1950-1955)

Công trình tuyệt vời này là một kiệt tác mà KTS Le Corbusierr để lại
cho nhận loại vẻ đẹp của nó mãi mãi trở thành huyền thoại.
Cách xử lý của tác giả đã làm cho công trình trở nên giàu tính hình
tượng giống như là tác phẩm điêu khắc. Khi quan sát nguời ta luôn
phải nghĩ, khám phá và liên tưởng.

Cả Ba công trình với các tình chất, công năng khác nhau, nhưng
đều có một nét chung về yếu tố tỉ lệ là sự cân bằng, thống nhất hài
hòa gần gũi với con người. Cho người nhìn ngắm nó và ở trong nó
1. các cột chống ở tầng trệt, nâng ngôi nhà lên từ
mặt đất ẩm thấp và cho phép vườn tược vẫn tươi
tốt bên dưới.

2. Một mái bằng, làm sân thượng giúp người ta sử


dụng khu vực xây dựng vào các mục đích gia đình,
bao gồm cả làm vườn hoa.

3.Bản vẽ thiết kế mang tính tự do, phóng khoáng,


ra đời được nhờ người ta loại bỏ đi các bức tường
chịu tải. Trong bản vẽ này, người ta thấy các tấm
vách ngăn được bố trí ở những nơi cần thiết mà
không quan tâm đến những tấm nằm kế bên.

4. Cửa sổ nằm theo chiều ngang, chiếu sáng


hay thông gió đều tốt như nhau.

5. Mặt tiền thiết kế tự do, có tính đến sức chịu


tải, gồm một bức tường mỏng và các cửa sổ.
Biệt thự Savoye được thiết kế làm một nhà nghỉ nông thôn vào
dịp cuối tuần và tọa lạc ngay bên ngoài ngôi làng nhỏ Poissy,
trên một cánh đồng cỏ, trước kia có cây cối bao quanh. Phần
nội thất nhiều màu tương phản với phần ngoại thất trước kia
có màu trắng. Lối lên thẳng đứng, nhưng đi dễ dàng hơn nhờ
vào các bậc cầu thang hay dốc thoai thoải. Ngôi nhà đổ nát
trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng kể
từ đó, nó đã được khôi phục và mở cửa cho khách tham quan.
Nhà nguyện Notre Dame du Haut
Thời điểm xây dựng: 1950-1954
Địa điểm: Ronchamp, Vosges, Pháp

không có sự kết hợp nào giữa nội dung


và hình ảnh có thể sánh với xúc cảm
mãnh liệt trong tinh thần, như thể có ma lực
toát ra từ công trình. Nhà nguyện mặc dù
khiêm tốn nhất nhưng phi thường này tổng
hợp nhiều ảnh hưởng hiện hữu trong kiến trúc
sau Đại chiến thế giới thứ II của Le Corbusier,
cho thấy tính chất nhạy cảm đối với địa điểm
xây dựng ít biểu hiện rõ hơn phần lớn công
trình do ông thi công ở đô thị tham quan
thuận tiện.
Nhà nguyện Notre Dame du Haut

Kết cấu
Ba tường cong có 2 mục đích: hình thành các khoảng
không gian bên ngoài và bên trong thể hiện một công
trình điều khắc tầm cỡ, trong khi vẫn tạo cho toàn bộ
nhà nguyện tính ổn định về cấu trúc, cho phép mái
nhà và 3 tháp nhà nguyện phần lớn tự chịu lực cho
chính mình. Mỗi vách trong số 3 vách cấu trúc hình
thành bằng các panel bê tông và lớp chèn trong khối
xây (bằng đá lấy từ nhà nguyện trước) sau đó phủ lên
bằng lưới kim loại và phun bê tông. Mỗi vách đều có
một kết cấu khác nhau, tăng thêm sự rọi sáng vào nhà
nguyện suốt cả ngày.

Mái bê tông đồ sộ, người ta thường nghĩ đã lấy cảm hứng từ hình dáng của
chiếc móng ngựa, mà kiến trúc sư thán phục, thể hiện trong thực tế là lớp vỏ
bê tông trọng lượng nhẹ, liên tưởng đến cánh máy bay ở mặt cắt ngang. Phép
loại suy sau cùng có vẻ thích hợp khi mái nhà thực ra là "chiếc thuyền" đang
trôi về mặt tiền phía Đông và Nam. Những gối tựa rất nhỏ, từ bên ngoài không
nhìn thấy do giấu trong bóng tối, từ bên trong cũng không nhìn rõ do dải ánh
sáng rực rỡ ở chỗ mái và tường giao nhau, tạo ấn tượng mái nhà đồ sộ đang
đe dọa đến các tường độc lập. Le Corbusier cũng sử dụng chi tiết này ở La
Tourette.
Ánh sáng

Các khoảng trống trên vách ánh sáng và tất cả đồ gỗ nội


thất tuân thủ hệ thống kích thước Modulor của kiến
trúc sư. Kính màu cũng do Le Corbusier lắp đặt.

Ánh mặt trời rọi sáng hình dáng phong phú của nhà
nguyện để ghi lại sự trôi qua của thời gian

Tác dụng phối hợp của mái treo, vách áng


sáng và âm hưởng học đậm đà do các bề mặt
cong tạo ra, đã làm cho nhà nguyện trở thành
một khung cảnh rất hiện đại, thân mật, tráng
lệ, khẳng định khả năng trực giác của Le
Corbusier và cha Couturier.
Đơn vị ở lớn Marseille (Unité d'Habitation)

Năm 1945, sau chiến tranh Châu Âu bắt đầu tái thiết. Le
Corbusier thời kỳ này luôn chú trọng “những đơn vị nhà ở
lớn” và ông đã thành công trong nhiều tác phẩm. Đây là kết
quả của bao nhiêu năm nghiên cứu về nhà ở hàng loạt cho
con người.

“Đơn vị ở” tại Marseille là tác phẩm đầu tiên trong loạt nhà
này và sau đó những đơn vị nhà ở tương tự được dựng nên
ở nhiều nơi và có những thay đổi cho phù hợp điều kiện địa
phương nơi đó.

Unité d'Habitation,Pháp 1947-1952


Ngôi nhà 17 tầng cao 56m, dài 165m, rộng
24,5m, có 337 căn hộ gồm 23 kiểu dáng
khác nhau ở được 1600 người, mỗi căn
hộ đều được bố trí ở 2 tầng. Tầng 8,9 là
những dãy phố có cửa hàng cung cấp đầy
đủ các dịch vụ. Đặc biệt trên sân thượng
có bể bơi , sân chơi và đường chạy,… ngôi
nhà trở thành niềm kiêu hãnh của
Marseille và đi vào lịch sử kiến trúc hiện
đại thế giới .
Thiết kế đồ gia dụng

Le Corbusier bắt
đầu thiết kế đồ
nội thất từ năm
1928 sau khi
mời kiến trúc sư
Charlotte Mẫu nội thất
Perriand tham của Le Corbusier
dự vào xưởng
thiết kế của ông.
Người anh em
họ của ông là
Jeanneret cũng
cộng tác trong
nhiều thiết kế.
Quy hoạch đô thị

Le Courbusier ngoài việc xây


dựng một nền kiến trúc mới
chống lại phái hàn lâm kinh viện,
đã coi quy hoạch đô thị là một
công việc có tầm quan trọng
chiến lược, sống còn đối với văn
minh nhân loại. Ông coi "quy
hoạch đô thị là chìa khoá" để giải
quyết mọi vấn đề kiến trúc xây
dựng. Le Courbusier là tác giả
của các phương án thành phố ba
triệu dân, phương án cải tạo
trung tâm Paris và nhiều phương
án quy hoạch các đô thị nhiều
nước trên thế giới.
Quy hoạch đô thị
Mô hình thành phố ba triệu dân
được Le Courbusier đưa ra vào
năm 1922. Ông phê phán kiểu xây
dựng hỗn loạn vô chính phủ hiện
tại, muốn thực hiện một cách xây
dựng có quy luật, có trật tự, chủ
trương xây dựng hàng loạt, xây
dựng công nghiệp hoá. Mô hình
này được thử nghiệm tại Paris, áp
dụng khái niệm về mối quạn hệ
giữa công trình và môi trường. Mô
hình chú trọng đến quan hệ hợp lý
giữa giao thông với khu sản xuất,
khu nhà ở. Mô hình Thành phố ba
triệu dân có dạng một hình chữ
nhật lớn, có những trục giao thông
chính và phụ đan nhau 90° hoặc
45°.
Quy hoạch đô thị
Ở giữa trung tâm thành
phố rộng lớn 350 ha là
khu vực làm việc, dịch
vụ với 24 nhà chọc trời
cao 66 tầng, mỗi nhà
cho 3000 dân, đặt cách
nhau 150 mét. Mật độ
cư trú là 300 người/ha,
mật độ xây dựng 5%.
Bao quanh khu nhà này
Quy hoạch đô thị là khu ở đầy cây xanh
dành cho 400-600
nghìn người với các
nhà cao tầng kiểu.
Ngoài cùng là khu ở kiểu sân vườn với hai triệu dân. Các khu
công nghiệp, các thị trấn-vườn được đặt ở ngoại vi. Giao thông
được phân cấp, tách rời giữa đường đi bộ và đường cho xe cơ
giới., có 7 loại đường giao thông để giảm khoảng cách đi lại tối
thiểu. Thành phố có hai trục giao thông chính thẳng góc với nhau
tạo thành hai trục quy hoạch cắt nhau ở trung tâm đô thị, mỗi trục
rộng 180 mét. Nhà ga chính đặt ở trung tâm với hệ thống giao
thông cả trên và dưới mặt đất.
Kiến trúc công năng
Ưu:
-Có dây chuyền công năng tốt
-Dùng không gian và vật liệu tiết kiệm
-Loại trừ trang trí phù phiếm
-Cập nhật các thành tựu kỹ thuật

Khuyết
- Cực đoan, giáo lý
-Quá đề cao tính quốc tế, xóa nhòa tính dân tộc, địa phương
-Sự giao tiếp giữa thiên nhiên và con người bị xem nhẹ
KIẾN TRÚC HỮU CƠ

1. Richard Neutra
2. Alvar Aalto
3. Frank lloyd wright
1. Richard Neutra
Sinh năm 8/4/1892 tại thủ đô Wien của Áo
Mất năm 16/4/1970 tại Đức

• Đặc trưng mấu chốt trong thiết kế của Richard Neutra:

1. Ông đặc biệt coi trọng thiên nhiên quanh công trình kiến trúc. Việc
tìm hiểu càng kĩ địa điểm xây dựng sẽ quyết định sự thành công của
tác phẩm kiến trúc.

2. Hạt nhân của căn nhà => đó chính là điểm mà không gian thiên
nhiên và nội thất gặp nhau

3. Xử lý quan hệ giữa các mặt đối lập, sáng tối, đặc rỗng, hình nền,
tương tự như là mối quan hệ trong - ngoài, thiên nhiên - nhân tạo.
Health House (Lowell House)

Xây dựng năm 1929

Tại Los Angeles

Bang California
• Được xây dưng lên trong 40 giờ
• Với: móng bê tông cốt thép, khung nhẹ bằng thép, cửa sổ kính có khung kim loại
=> xây dựng bằng cấu kiện sản xuất sẵn.
- Health House là thí dụ đầu tiên về kiến trúc theo chủ nghĩa Công năng ở Mỹ, lúc đó gọi là “phong cách châu Âu”.
- Là một mắt xích nối chủ nghĩa Công năng châu Âu và kiến trúc Hữu cơ của Mỹ
Kaufmann Desert House

Xây dựng năm 1946 tại Palm SpringsBang California


• ‘Ngôi nhà ở sa mạc” là một kiệt tác của Neutra
• Ngôi nhà như con thuyền trôi bồng bềnh trên thảm cỏ mượt mà, kết quả của việc đưa nước từ xa hàng trăm dặm về tưới.
• Màn đêm buông xuống, tạo thành phông màn cho ngôi nhà trong suốt. Một cảnh thanh bình thần tiên nơi sa mạc.
• Hướng tây nhà có hệ chắn nắng dọc bằng nhôm để điều hòa nắng gió. Buổi chiều tà mát mẻ, sàn nhà bằng gỗ là nơi lý
tưởng để nghĩ ngơi, trò chuyện
Villa Bucerius
Nhà thờ cộng đồng Garden Grove
Trung tâm y tế Mariners Newport Beach
Pescher House
• Richard Neutra đã tài tình đưa thiên nhiên vào ngôi nhà cũng
như đưa ngôi nhà hòa nhập vào thiên nhiên mà không hề bắt
chước, không hề mô phỏng thiên nhiên. Mặc dù kiến trúc của
ông là những đường nét vuông vắn của chủ nghĩa công năng
châu Âu.
• Ông nói: “ có một sai lầm lớn là định tách rời tính hữu ích và
cái đẹp, đó cũng là cái vô nghĩa của trí tuệ vì trong thiên
nhiên không hề có một thí dụ nào về sự tách rời tương tự.
• Kiến trúc sư Le Corbusier đã ví kiến trúc của Neutra là: “ một
bài thơ về đường thẳng”
2. Alvar Aalto
(Hugo Alvar Henrik Aalto )Phần Lan
1898- 1976

• là một gương mặt khá đặc biệt


trong trào lưu kiến trúc hiện đại
của Châu Âu.
• Ông được xem là thủ lĩnh của
phong cách kiến trúc hữu cơ ở
Châu Âu
• Tác phẩm và quan điểm của
ông có phần nào gần gũi với
Frank Lloyd Wright. `đôi khi
ông còn được gọi là “Cha đẻ
của Chủ nghĩa kiến trúc hiện
đại” ở một số nước Bắc Âu
Quan điểm sáng tác
1. Ông không thừa nhận vẻ đẹp kĩ thuật là sự mẫu mực như sự đề cao
của học phái Bauhaus. Đối với Aalto ,thiên nhiên và tính bản địa
mới là yếu tố thu hút sự quan tâm của ông.
2. Nét đặc trưng trong các tác phẩm của Aalto là chất trữ tình ,tính dân
tộc và sự hài hoà với thiên nhiên.
3 Hầu hết các tác phẩm của Aalto đều có hình thức mềm mại,tinh
tế,và gần gũi .
4 Cách tổ chức mặt bằng bố cục và hình khối của ông không quá
nghiêm ngặt mà khá tự do, ngẫu hứng.
5 Về mặt chất liệu, ông dùng khá nhiều gỗ, gạch là những vật liệu
truyền thống ở Phần Lan . Bê tông và kính cũng được Aalto sử
dụng thành thạo nhưng hiếm khi thấy ông dung mảng kính lớn và
nhấn mạnh chất cảm của bê tong như Le Corbusier hay Gropius.
Thư viện Viipuri - Phần Lan (1927-1935)

• Công trình có quy mô đáng kể đầu tiên của ông


• Hình khối vuông vắn đơn giản tương tự cho những trào lưu hiện đại đương thời
• Nét riêng ở tổ chức không gian và thiết kế nội thất của công trình.
Không gian bên trong được tổ chức kiểu mở tạo ra nhiều khoảng
chênh cốt, thông tầng rất sinh động thông qua nút chuyển là cầu thang
lớn ở giữa công trình.
- Phòng tra cứu ở tầng ba có 2 mức - Các gian chính như phòng
độ sàn trong cùng 1 phòng tạo nên 1 đọc sảnh… được chiếu sáng
không gian phong phú tự nhiên trên mái rất thú vị
thông qua hàng trăm cửa trời
hình tròn
Vẽ lãng mạn sinh động của thư viện còn được thể hiện ở hội trường lớn dáng trần
hình chim bồ câu rất dộc đáo đã dùng hình lượn sóng cho trần gỗ của phòng họp

Đây có thể là hình tượng sóng đầu tiên mà Alato Aalto sử dụng. Những
đường cong như thế này sẽ xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo của ông.
Ở công trình này, bước đầu, Aalto đã chứng tỏ cách tiếp cận riêng của mình
trong trào lưu kiến trúc hiện đại.
Nhà an dưỡng bệnh lao
Paimio 1929-1933
• Công trình ở phía tây Helsinki,
Phần Lan

• Công trình này đã đưa Aalto lên


tầm những kiến trúc sư hiện đại
hàng đầu thế giới ở thế kỷ XX.

• Vào thời gian đó trong những


quốc gia ở Bắc Âu ko có 1 công
trình nào có thể sánh được với
nhà an dưỡng Paimio về sự tinh
khiết hình thức lẫn sự táo bạo về
quan niệm sáng tác.
• Giải pháp xử lý hình khối
tinh tế nhưng ko kém phần
táo bạo của Aalto

• Ông sắp xếp các cánh nhà


chính của ông nằm xiên
chéo chứ ko vuông góc với
nhau

• ở giai đoạn này với quan


niệm coi trọng hình học cơ
bản tôn sùng góc vuông thì
giải pháp của ông gây ấn
tượng mạnh mẽ
- Bố trí tự do 1 cách có chủ ý hòa nhập dễ dàng với khung cảnh
thiên nhiên của địa điểm.
- Các cánh nhà vươn dài len vào trong cây xanh 1 cách tự nhiên
như 1 phần của bối cảnh chứ không phải do con người đặc vào.
Không gian nội thất
Alvar Aalto's 1939 Finnish Pavilion

Một lần nữa những đường cong lượn sóng khảng định phong cách
của Aalto.
Biệt thự Mairea ở Noormakku, Phần Lan
1938-1941
Không gian : chuyển dổi từ trong ra ngoài bằng nhiều dạng ngăn cách phong phú như hiên trống,
vách kính lưới mành gỗ.
• Sử dụng rất nhiều vật liệu gỗ trong nội thất cũng như ngoại thất,
những mành che nắng kiểu chớp rất đặc trưng mà ngày nay phổ
biến trong kiến trúc bắc Âu
• Chất liệu gỗ màu vàng nâu chiếm tỷ lệ hợp lý trên mảng tường trắng
tinh khiết kết hợp với các diện rỗng nhẹ tạo ra từ vách kính cửa sổ.
• Bóng đổ của dàn cây, hiên làm cho hình thức của biệt thự trở nên tự
nhiên lãng mạng gần gũi với bối cảnh cây xanh xung quanh.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2

• Thời kỳ sung sức nhất của sự nghiệp

• Sáng tác của ông rất đậm tính dân tộc chất địa phương và tương
đối thống nhất ít thay dổi về phong cách hơn….bản sắc và truyền
thống đóng vai trò quan trọng trong quan điểm sáng tác của ông

• Thường sử dụng lối kiến trúc không tập trung, vật liệu gạch trần, gỗ
đem lại tính dân tộc cho công trình.
Tòa thị chính thành phố Saynatsalo,Phần Lan
1952

Bố cục gồm những thân nhà quầy theo bốn mặt ôm lấy một
sân ô vuông ở trong theo truyền thống nhà dân xứ lạnh
• Ở đây không có những đường cong gợn sóng mà có những đường xiên, những góc
xiên phá vỡ vẻ khô khan của các khối hình hộp.
Sự kết hợp tinh tế giữa vật liệu gỗ và gạch trần, đá
Tất cả yếu tố đó giúp tòa thị chính trông rất tự nhiên và gần gũi.
Và đặc biệt nó hài hòa với địa điểm xây dựng và mang phong cách dân tộc
Nhà thờ ở Vuokseniska ở Imatra, Phần Lan
1958
Nhà hòa nhạc, trung tâm văn hóa
Helsnki,1971
• Phòng khán giả được nhấn mạnh tạo dáng nhô hẳn lên khối đế đầy
hình tượng
Đại học bách khoa Otaniemi, 1964
3. Frank lloyd wright
sinh năm 1867 ở bang Wisconsin,mỹ mất năm 1959
kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ
Frank lloyd wright: “Kiến trúc Hữu cơ là sự hài
hòa trọn vẹn phải có giữa khung cảnh và ngôi
nhà, giữa bản chất của vật liệu và hình dáng
công trình, giữa bộ phận và toàn thể”.
1907 -1909
Tòa nhà robie nổi tiếng nhất loạt
``nhà đồng cỏ``
1911 Taliesin-north
• Nhà riêng đầu tiên xây ở Spring Green –
Wisconsin.
1928 Taliesin West
• Ngôi nhà riêng xây lại sau khi bị cháy.
1920 – 1930 loạt nhà ``Blốc dệt``
• Ennis house
1922
1932 Khu quy hoạch
Broadacre city
Biệt thự trên thác
• 1936 - Bear Run
Đánh dấu
sự trở lại của ông
Falling water 1936
1959 Bảo tàng Guggemheim
1959 Bảo tàng Guggemheim
Kiến trúc High Tech (1970-)
-Ca ngợi tính ưu việt của kết cấu và các loại vật liệu cao cấp
mới, chống lại tính hàn lâm cổ điển, đề cao công năng, loại trừ
trang trí
-Bỏ qua tính lịch sử, đôi khi lấn át thiên nhiên
-Hệ thống kết cấu, thang máy, kỹ thuật công trình được bộc lộ ra
ngoài,
-Sử dụng thủ pháp cách điệu các chi tiết máy móc sản xuất hiện
đại, chú trọng sử dụng mối nối và các khớp 1 cách hợp lý như 1
yếu tố trang trí, hình khối kiến trúc được mệnh danh là những
“cổ máy khổng lồ”
-Thi công nhanh, tiện lợi trong tháo lắp
-Các công trình High – tech rất đắt tiền, số lượng ít, phục vụ cho
mục đích quảng cáo cạnh tranh của 1 số nhà tư bản lớn.
-Các kts tiêu biểu: Richard Roger, Renzo Piano, Norman Poster,
F.Maki, Phillips Cox,…
T.T v¨n ho¸ Pompidou, 1971-1977, Paris, KTS Richard Roger vµ Renzo Piano

Ng©n hµng Hång C«ng - Thuîng Hải 1979,


N.Poster
Tháp dưa chuột, Norman
Lloyd’s Building, Richard Roger
Poster (2001-2004), Luân đôn
Số 1 phố Lime,London, Anh,1979 – 1984
Vòm Thiên niên kỷ Millennium Dome (1999) Richard Roger,
Greenwich, Luân Đôn

Renault Buillding (1982-


1983), Norman Poster,
Anh
Kiến trúc Giải tỏa kết cấu (Deconstruction)
-Thực chất là sự quay trở lại với những tư tưởng của CN Kết cấu Nga,
-Muốn tìm đến thứ kiến trúc mềm dẻo hơn, có thể thay đổi được, những
hình khối nhỏ nhẹ, mảnh mai đặt bên cạnh những hình khối quá khổ và
quái dị để tạo ra tình trạng dễ sụp đổ, không ổn định, nhằm chống lại
những nguyên tắc nghiêm ngặt, cứng nhắc vfa nhằm xó bỏ giấc mộng
đạt tới hình thức thuần túy của KTHĐ.
-Là con đẻ của 1 XH có nền kinh tế phát triển cao, nơi thừa mứa sự sung
túc và xa hoa của những ông chủ “chịu chơi” hơn thứ kiến trúc danh cho
những người bình dân.
-Kts tiêu biểu: Frank O. Gehry, Peter Eisenman, Bernard Tshumi, Zaha
Hadid, Daniel Libeskind, Rem Koolhaas, nhóm Coop Himmelblau,…
- Làm phân tán và mất trật tự tổ chức bố cục, hình dáng ,tỉ lệ, màu sắc
trong kiến trúc.
- Làm mất đi sự hoàn thiện mang tính quy chỉnh truyền thống của sự vật ,
tạo cho công trình kiến trúc sự dở dang.
- Làm đột biến, gây ra những sự thay đổi đột ngột.
- Tạo cảm giác động thái, do có những hình thái uốn vặn, mất ổn định ,
mất trọng lượng, gây ấn tượng bay bổng (khác với cảm giác đối xứng ,
cân bằng thường thấy trong kiến trúc cổ điển).
- Tạo nên sự tương phản quá lớn giữa các khối kiến trúc mỏng manh bên
cạnh những khối to lớn quá khổ, tạo lên một cảm giác không ổn định , dễ
đổ vỡ.
- Tạo lập sự cách tân về hình thức đến mức cao nhất.

You might also like