93 Minerva
Mô hình ba chiều của 93 Minerva dựa trên đường cong ánh sáng của nó. | |
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | James Craig Watson |
Nơi khám phá | Ann Arbor, Michigan |
Ngày phát hiện | 24 tháng 8, 1867 |
Tên định danh | |
(93) Minerva | |
Phiên âm | /mɪˈnɜːrvə/[1] |
Đặt tên theo | Minerva |
1949 QN2; A867 QA; A902 DA | |
Vành đai chính | |
Tính từ | Minervian, Minervean /mɪˈnɜːrviən/ |
Đặc trưng quỹ đạo[2] | |
Kỷ nguyên 31 tháng 7 năm 2016 (JD 2.457.600,5) | |
Tham số bất định 0 | |
Cung quan sát | 146,14 năm (53 379 ngày) |
Điểm viễn nhật | 3,1429 AU (470,17 Gm) |
Điểm cận nhật | 2,3711 AU (354,71 Gm) |
2,7570 AU (412,44 Gm) | |
Độ lệch tâm | 0,139 98 |
4,58 năm (1672,0 ngày) | |
Tốc độ vũ trụ cấp 1 trung bình | ~17,86 km/s |
262,022° | |
0° 12m 55.116s / ngày | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 8,561 43° |
4,062 65° | |
274,543° | |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 141,55±4,0 km (IRAS)[2] 156 km (hình cầu)[3] |
Khối lượng | 3,7×1018 kg (giả định)[4] |
Mật độ trung bình | 1,9 g/cm³[3] |
4,139 cm/s2 (0,004 221 g)[5] | |
Tốc độ vũ trụ cấp 2 xích đạo | 8,035 cm/s[5] |
5,982 h (0,2493 d)[2] | |
0,0733±0,004[2] | |
C[2] Tiểu hành tinh kiểu G?[3] | |
8,0[2] | |
Minerva /mɪˈnɜːrvə/ (định danh hành tinh vi hình: 93 Minerva) là một bộ ba tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính và là tiểu hành tinh kiểu C, nghĩa là có bề mặt tối và thành phần cấu tạo có thể gồm cacbonat nguyên thủy. Tiểu hành tinh này do James Craig Watson phát hiện ngày 24 tháng 8 năm 1867 và được đặt theo tên nữ thần Minerva trong thần thoại La Mã - tương đương nữ thần Athena trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần thông thái. Một lần tiểu hành tinh này che khuất một ngôi sao đã được quan sát thấy ở Pháp, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ ngày 22 tháng 11 năm 1982. Một đường kính che khuất là ~170 km đã được đo từ các đài thiên văn. Sau đó, đã có 2 lần che khuất được quan sát thấy, ước lượng có đường kính là ~150 km.[6][7]
Hệ thống vệ tinh
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 16 tháng 8 năm 2009 lúc 13 giờ 36 phút theo giờ quốc tế, Đài thiên văn Keck đã phát hiện ra là tiểu hành tinh này có 2 vệ tinh nhỏ xíu. Chúng có đường kính là 4 km và 3 km và các khoảng cách dự kiến từ Minerva tương ứng là 630 km (8,8 x Rprimary) và 380 km (5,2 x Rprimary).[8] Chúng được đặt tên là Aegis /ˈiːdʒɪs/ (theo tên một chiếc khiên hoặc tấm giáp che ngực của nữ thần Athena và thần Zeus)[9] và Gorgoneion /ˌɡɔːrɡəˈnaɪən/ (tên của biểu tượng chính của Athena).[10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
- ^ a b c d e f “JPL Small-Body Database Browser: 93 Minerva” (2011-12-29 last obs). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2016.
- ^ a b c Franck Marchis (ngày 7 tháng 10 năm 2011). “Is the triple Asteroid Minerva a baby-Ceres?”. NASA blog (Cosmic Diary). Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
- ^ Sử dụng bán kính hình cầu 78 km; thể tích của một quả cầu * mật độ 1,9 g/cm³ tạo ra khối lượng (m=d*v) là 3,77E+18 kg
- ^ a b “HEC:Exoplanets Calculator/Planet Density, Surface Gravity, and Escape Velocity”. Planetary Habitability Laboratory. University of Puerto Rico at Arecibo. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
- ^ The occultation of AG+29°398 bởi 93 Minerva[liên kết hỏng]. R. L. Millis, L. H. Wasserman, E. Bowell, O. G. Franz, R. NyeW. OsbornA. Klemola
- ^ Observed minor planet occultation events, version of 2005 July 26
- ^ Franck Marchis (ngày 21 tháng 8 năm 2009). “The discovery of a new triple asteroid - (93) Minerva”. Cosmic Diary Blog. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
- ^ “aegis”. Lexico Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press.
- ^ “gorgoneion”. Lexico Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Orbital simulation from JPL (Java) / Ephemeris
- 93 Minerva tại AstDyS-2, Asteroids—Dynamic Site
- 93 Minerva tại Cơ sở dữ liệu vật thể nhỏ JPL