Bước tới nội dung

Mạc Hiến Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mạc Hiến Tông
莫憲宗
Hoàng đế Việt Nam
Hoàng đế Đại Việt
Trị vì15401546
Thái thượng hoàngMạc Thái Tổ
Tiền nhiệmMạc Thái Tông
Kế nhiệmMạc Tuyên Tông
Thông tin chung
Sinh1517
Mất1546
Thăng Long, Đại Việt
Hậu duệTuyên Tông Mạc Phúc Nguyên(莫宣宗-莫福源) Mạc Phúc Đăng(莫福登)
Tên thật
Mạc Phúc Hải
(莫福海)
Mạc Đức Nguyên
Niên hiệu
Quảng Hòa: 1540-1546
Thụy hiệu
Hiển Hoàng đế (顯皇帝)
Miếu hiệu
Hiến Tông (憲宗)
Triều đạiNhà Mạc
Thân phụMạc Thái Tông
Thân mẫuPhạm Thị

Mạc Hiến Tông (chữ Hán: 莫憲宗 1517 – 1546) là vị hoàng đế thứ ba của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1540 đến 1546 và chỉ dùng một niên hiệu là Quảng Hoà. Ông tên thật là Mạc Phúc Hải (莫福海), là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách), tỉnh Hải Dương.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mạc Phúc Hải là con trưởng của Mạc Thái Tông. Ông còn có tên là Đức Nguyên, được ông nội là Mạc Đăng Dung lập lên ngôi tháng 2 năm Canh Tý (1540) sau khi vua cha mất. Ông lấy niên hiệu là Quảng Hòa.

Chống Nam triều

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1543, Lê Trang Tông đích thân đem quân đánh Bắc triều, Tổng trấn Thanh Hóa Trung hầu Dương Chấp Nhất dẫn quân ra giả hàng Trang Tông, Trang Tông lấy lại được Tây Đô.

Tháng 5 năm 1545 Trang Tông lại đích thân kéo quân ra Yên Mô - Ninh Bình, lúc này Dương Chấp Nhất lại phản lại Trang Tông, bỏ thuốc độc giết Nguyễn Kim rồi trở về với Mạc Phúc Hải. Đại tướng bị giết, Trang Tông phải lui binh. Thừa cơ Mạc Hiến Tông đuổi đánh Lê Trang Tông. Lúc này Trang Tông thăng Trịnh Kiểm lên chức Tiết chế được độc quyền nắm giữ quyền binh để chống lại nhà Mạc.

Trong thời gian làm vua, Mạc Hiến Tông cho đúc tiền Quảng Hòa thông bảo. Ông tiếp tục có những cải cách tiến bộ: công cấp điền địa và cũng coi trọng nghề văn. Trong 6 năm ông đã cho mở hai khoa thi để kén chọn hiền tài, Nguyễn Kỳ đỗ thủ khoa khoa thi 1541, Vũ Khúc đỗ đầu khoa thi năm 1544.

Mạc Hiến Tông lâm bệnh mất ngày 8 tháng 5 năm 1546. Ông ở ngôi được 6 năm. Con ông là Mạc Phúc Nguyên lên nối ngôi, tức là Mạc Tuyên Tông.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Mạc Hiến Tông có sáu người em trai là: Ninh vương Mạc Phúc Tư, Khiêm vương Mạc Kính Điển, Mạc Lý Tường, Mạc Lý Hòa, Mạc Hiệp Cung, Ứng vương Mạc Đôn Nhượng.

Các nhà nghiên cứu căn cứ các văn bia thời Mạc xác định Mạc Hiến Tông có một hoàng hậu còn sống tới năm 1579 và là Thái hoàng thái hậu thời Mạc Mậu Hợp.[1]

Danh sách phi tần
STT Danh hiệu Tên húy Sinh mất Cha Ghi chú
1 Hoàng Hậu Mỗ Thị

(某氏)

Danh sách hoàng tử
STT Danh hiệu Tên húy Sinh mất Mẹ Ghi chú
1 Mạc Tuyên Tông(莫宣宗) Mạc Phúc Nguyên

(莫福源)

1535-1561 Mỗ Thị

(某氏)

2 Mạc Phúc Đăng(莫福登) 1536-?

Niên hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Niên hiệu[2] Chữ Hán Dương lịch

1. Quảng Hòa (năm thứ nhất - năm thứ 7)

廣和

(1540 - 1546)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Quý Đôn (1759). Đại Việt thông sử (PDF). Ngô Thế Long dịch. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. ISBN 9786041013988. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2020.
  • Sử quán triều Hậu Lê (1697). Ngô Sĩ Liên; Vũ Quỳnh; Phạm Công Trứ; Lê Hy; Nguyễn Quý Đức (biên tập). Đại Việt sử ký toàn thư. ISBN 9786046997566..
  • Quỳnh Cư; Đỗ Đức Hùng (2001). Các triều đại Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh Niên. ISBN 9786046499657.
  • Viện Sử học (1996). Vương triều Mạc. Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Viện Sử học 1996, tr. 138
  2. ^ Viện nghiên cứu Hán Nôm. “Bảng tra niên hiệu các triều vua Việt Nam”. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2013.