Bước tới nội dung

Trịnh Kiểm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trịnh Thế Tổ
Trịnh Kiểm
鄭檢
Chúa Trịnh
Thượng phụ Thái sư Lượng Quốc Công
Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm
Tại vị154524 tháng 3, 1570
Thời kỳ
Tiền nhiệmSáng lập
Kế nhiệmTrịnh Cối
Trịnh Tùng
Thông tin chung
Sinh14 tháng 9, 1503
Thôn Hổ, xã Vệ Quốc, huyện Yên Định, xứ Thanh Hoa
Mất24 tháng 3, 1570(1570-03-24) (66 tuổi)
Thanh Hoa
An tángLàng Biện Thượng, nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Thê thiếpTrần Thị Ngọc Lĩnh
Lại Thị Ngọc Trân
Trương Thị Ngọc Lãnh
Nguyễn Thị Ngọc Bảo
Tên đầy đủ
Trịnh Kiểm (鄭檢) hay Trịnh Phiến (鄭𭪤)
Tên hiệu
Trung Huân (忠勳)[2][3]
Tôn hiệu
Minh Khang Thái Vương (明康太王)
Thụy hiệu
Minh Khang Nhân Trí Vũ chinh hung lược Hiển đức phong công Khải nghiệp hoành mô Tế thế trạch dân Kiến ưu khuông bích Triệu tường dụ quốc Quảng vạn hoằng mô Dụ hậu diễn phúc Tĩnh bích tá mạn Thùy hưu đốc bật Khai quốc cương nghị Phụ quốc tán trị Nghi uy triệu vũ Diên khánh vĩnh tự Kinh văn tuy lộc Cảnh quang phi hiếu Dương võ phù tộ Hưng nghiệp thùy thống Hồng sư nguyên tự Đốc dự riễu tự Yến mưu hồng nghiệp Khoát dại khoan dung Lập cực vĩnh điển Tuy phúc trí đức Quảng huệ phù vận Tư trị hồng ơn Tích hậu vĩnh đức Đại công thịnh nghiệp Chế trị phục viễn Lập kinh trần kỷ Cương minh hung đoán Trương thiện triệu uy Trấn quốc an cương Quan minh tấn triết Cung ý quả quyết Sáng pháp khai cờ Cảnh thái vĩnh quang Hàm trương tái vật Mậu công hoành hiến Pháp thiên hưng vận Quách hoành khôi cương Tề thánh thông minh Vũ anh quả tịch Trương nghĩa bình tàn Thánh nhân duệ trí Cương kiên trung chính Anh hùng hào kiệt Kiến nghĩa tạo mưu Khai tiên xương hậu Thái thủy phu tiên Sùng cơ triệu khánh Thần vũ thánh văn Hùng tài vĩ lược Lập nghiệp phối thiên Cao công đức hậu Triệu mưu khải vận Sáng nghiệp lập bản Thái Vương[1]
Miếu hiệu
Thế Tổ (世祖)
Hoàng tộcChúa Trịnh
Thân phụTrịnh Lâu
Thân mẫuHoàng Thị Ngọc Dốc

Trịnh Kiểm (chữ Hán: 鄭檢, 14 tháng 9, 150324 tháng 3, 1570), tên thụy Thế Tổ Minh Khang Thái vương (世祖明康太王), là nhà chính trị, quân sự có ảnh hưởng của Đại Việt thời Nam–Bắc triều. Trên danh nghĩa tôn phò các vua Lê trung hưng, ông là nhà lãnh đạo trên thực tế của phe Nam triều từ năm 1545 tới khi qua đời. Dù tước hiệu cao nhất của ông khi còn sống là Thái quốc công, ông được đời sau truy tôn làm Thế Tổ Minh Khang Thái Vương và thường được xem là vị chúa đầu tiên của gia tộc họ Trịnh.[4]

Trịnh Kiểm xuất thân trong một gia đình nghèo tại Thanh Hoa nhưng được ghi nhận có chí quả cảm, giỏi thu phục nhân tài.[4] Lớn lên gặp cảnh họ Mạc đoạt ngôi nhà Lê, ông theo Thái sư Hưng quốc công Nguyễn Kim nổi quân chống nhà Mạc, dựng Lê Trang Tông làm Hoàng đế ở Ai Lao. Nguyễn Kim thấy ông có sức khỏe và tài lược khác thường, nên gả con gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, cho coi binh mã và cất nhắc đến tước Dực Nghĩa hầu. Trịnh Kiểm lập nhiều chiến công trong các trận đánh quân Mạc. Vua Lê Trang Tông cũng coi là người tâm phúc, năm 1539 phong ông lên chức Đại tướng quân, tước Dực quận công.[5] Lúc đó ông 37 tuổi.[6][7]

Sau khi bố vợ Nguyễn Kim qua đời năm 1545, Trịnh Kiểm đã lên thay lãnh đạo chính quyền và quân đội của triều Lê trong gần 30 năm, trải qua 3 đời vua Lê Trang Tông, Lê Trung TôngLê Anh Tông.[1] Ông là người đóng vai trò lớn trong việc tổ chức nhà nước của Nam triều, qua những quyết định như dựng hành dinh tại ở Vạn Lại,[8] tổ chức một số khoa thi Nho học, xây dựng quân đội, chiêu mộ nhân tài hào kiệt, đẩy lùi các cuộc tấn công của nhà Mạc vào Thanh HoaNghệ An, chinh phục Thuận–Quảng từ tay nhà Mạc và mở nhiều chiến dịch lớn đánh lên phía Bắc. Dù chưa đạt được thắng lợi hoàn toàn, Trịnh Kiểm đã đặt nền móng cho các hậu duệ của mình hoàn thành sự nghiệp trung hưng Nhà Lê, khôi phục Đông Kinh, mở ra triều đại lâu dài của các vua Lê–chúa Trịnh trong lịch sử trung đại Việt Nam.[4]

Nguồn gốc và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các sách chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử không chép rõ về nguồn gốc của Trịnh Kiểm. Thời điểm Trịnh Kiểm xuất hiện trong sử là năm 1539, khi Nguyễn Kim phong cho ông làm Đại tướng quân, tước Dực quận công.[9] Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, Trịnh Kiểm người ở làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, xứ Thanh Hoa,[Ghi chú 1] thuở hàn vi nghèo túng, thường phải đi ăn trộm để nuôi mẹ. Lớn lên có sức khỏe hơn người, đi theo Nguyễn Kim. Nguyễn Kim cho là người khác thường, đem gả con gái cho.[5][6]

Theo các quyển gia phả họ Trịnh còn lưu lại, tổ tiên của Trịnh Kiểm là Trịnh Xứng sinh cao tổ là Trịnh Kỷ, tằng tổ là Trịnh Liễu. Ông Trịnh Liễu mất cha mẹ từ bé, nhà nghèo phải cày cấy để kiếm sống, sau lấy vợ và dời về làng Biện Thượng,[Ghi chú 2] làm điều thiện không mỏi, nhân hậu có thừa.[10] Trịnh Liễu cùng anh em về dựng nhà ở Biện Thượng (hay Bồng Thượng). Sau đó, Trịnh Liễu đi thi đỗ tam trường.[Ghi chú 3] Con trai Trịnh Liễu là Trịnh Lan cũng lấy vợ họ Hoàng, người xã Biện Thượng. Con thứ của Trịnh Lan là Trịnh Lâu cũng lại lấy vợ họ Hoàng, tức là bà Hoàng Thị Ngọc Dốc ở thôn Hổ, xã Vệ Quốc, huyện Yên Định.[Ghi chú 4] Bà Ngọc Dốc chính là mẹ đẻ của Trịnh Kiểm.[10]

Tuổi thơ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trịnh Kiểm có tên thuở nhỏ là Trịnh Phiến (鄭𭪤), sau gọi là Kiểm, chào đời ngày 24 tháng 8 năm Quý Hợi, theo Tây lịch là ngày 14 tháng 9 niên hiệu Cảnh Thống thứ 6 (1503) dưới triều vua Lê Hiến Tông[11] tại quê mẹ là thôn Hổ, xã Vệ Quốc, huyện Yên Định, Thanh Hoa.[12] Khi ông sinh ra, có ánh sáng đỏ chiếu đầy cả phòng, người trong thôn đều lấy làm lạ. Từ thuở nhỏ, ông đã thông đạt, không như người thường.[1] Ở trong gia đình, ông là con trai thứ 3 trong tổng số 4 con trai, 2 con gái,[13] trongcđó ó huynh trưởng cùng mẹ là Trịnh Trang (gia phong Hậu quận công).[13]

Năm Trịnh Kiểm lên sáu tuổi thì cha mất. Từ đó, gia cảnh sa sút, bị người cùng làng khinh khi, ông đành phải cùng mẹ dời về tổ quán là làng Sóc Sơn.[14] Trịnh Kiểm sinh sống bằng cách chăn trâu thuê trong núi Lệ Sơn. Trong lúc đi chăn, Kiểm thường tập hợp đám trẻ mục đồng, ăn trộm gà vịt làm thức ăn, coi trâu bò là voi ngựa, bẻ bông lau làm cờ xí, bố trí đội ngũ, tập đánh trận,[1] có khí khái như Đinh Tiên Hoàng khi xưa.[14]

Theo Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Kiểm khi tập trận thường cùng đám trẻ mục đồng xếp đủ các đồ dao giắt lưng, nồi muối, rồi tới chỗ Đầu Voi, đất Yên Việt trộm một con trâu nái về khao anh em. Người trong làng đi hái củi ngang qua thấy được cảnh ấy, bèn vào xem, bọn trẻ mục đồng đều bỏ chạy cả, chỉ còn Trịnh Kiểm cứ ngồi yên chỗ đấy. Khi được hỏi thì ông đáp:[15]

Người làng bèn bắt tội ông, giải về đình làng để xử, còn kẻ đòi đem dìm xuống sông, có người nói đem tố cáo lên quan. Cuối cùng trưởng làng quyết định đuổi mẹ con ông đi nơi khác. Năm đó ông lên 16 tuổi, tức là năm 1518.[16]

Sau đó Trịnh Kiểm dời qua làng Bồ Xuyên, tại huyện Yên Mô.[Ghi chú 5] Đến năm 24 tuổi, tức năm 1526, thì ông kết hôn với một cô gái họ Trần, có nơi bảo tên là Ngọc Lĩnh rồi lưu ở đó. Về sau không rõ tung tích của bà Trần Thị Ngọc Lĩnh,[16] mà Trịnh gia chính phả cũng không hề nhắc đến bà vợ này của ông. Người vợ chánh thất được ghi nhận là Lại Thị Ngọc Trân, con gái Nhân quận công Lại Thế Tưởng, mẹ đẻ ra Trịnh Cối.[1]

Trộm ngựa của Ninh Bang hầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc bấy giờ, vào năm 1527, Mạc Đăng Dung đã tiếm ngôi nhà Lê. Bề tôi Nhà Lê là Nguyễn Kim ở trang Gia Miêu Ngoại[Ghi chú 6] ngầm rút về Cổ Lũng, huyện Cẩm Thủy[Ghi chú 7] để đánh Mạc. Tướng quân Nhà Mạc là Ninh Bang hầu quán xã Biện Thượng, tiến phát quân về đóng ở huyện Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc ngày nay).

Mẹ Trịnh Kiểm đã đem con đến xin Ninh Bang hầu cho Trịnh Kiểm làm gia thần. Ninh Bang hầu mừng vui thu nhận.[16] Ninh Bang hầu cho Trịnh Kiểm trông coi trại ruộng ở sách Thọ Liêu. Trịnh Kiểm nuôi trâu ngựa. Sau đó ông xin với mẹ đến Bồ Xuyên đón vợ con về.

Hằng ngày, ông được người bạn gốc Chàm là Vũ Thì An dạy cho cách huấn luyện ngựa, có thể biết được ngựa hay. Một thời gian sau, Trịnh Kiểm ăn cắp con ngựa tốt nhất chạy sang Mường Sùng Cổ Lũng, Bá Thước,[17] bấy giờ là nước Ai Lao, còn bà mẹ phải trốn về quê mình là làng Vệ Quốc. Trịnh Kiểm đi theo anh họ là Trịnh Quang,[Ghi chú 8] lúc đó đã theo Nguyễn Kim, và đón mẹ Trịnh Kiểm, sang ở.[16]

Mẹ già bị hại

[sửa | sửa mã nguồn]
Trang bìa quyển Trịnh gia chính phả chép về lịch sử gia tộc họ Trịnh

Ninh Bang hầu biết tin Trịnh Kiểm ăn cắp ngựa của mình, bỏ đi nhiều ngày không về, nên rất tức giận, bèn sai quân lính, dân các xã Sóc Sơn, Biện Thượng lùng bắt mẹ con Trịnh Kiểm. Cuối cùng tước hầu chỉ bắt được bà mẹ và buộc bà phải đi tìm Trịnh Kiểm về, bảo:[18]

Hãy thả mi cho về tìm Trịnh Kiểm và bảo đem ngựa đực trả lại. Nếu thế, mày sẽ được thưởng. Còn bằng không thì sẽ tìm bắt không tha

Bà mẹ tìm được Trịnh Kiểm, rồi cùng lánh sang nhà người cậu ở Biện Thượng. Xã trưởng Biện Thượng tìm thấy mẹ con Trịnh Kiểm đang ngồi sau nhà không những không bắt mà còn ra hiệu bằng cách ném đá và nháy mắt cho Trịnh Kiểm chui qua mấy tầng rào chạy trốn đến nhà người tên Nữu ở Yên Định.[1] Người này đã bới đống thóc trong bồ lớn, cho Trịnh Kiểm chui vào đó rồi lấp lúa lại. Sau này khi nghiệp vương đã định, thì ông Nữu đã mất, con cháu lại ngu ngốc không thể khởi dụng, Chúa bèn ban cho tiền tài để cho việc cúng tế và tiêu dùng.[1]

Người làng tìm Trịnh Kiểm không được, lại bắt bà mẹ giao cho Ninh Bang hầu. Ba ngày sau, Ninh Bang hầu bắt xã Sóc Sơn đem lồng tre bỏ mẹ Trịnh Kiểm vào, kèm tảng đá lớn bỏ vào trong rồi ném xuống sông.[19]

Bạn thân Trịnh Kiểm là Vũ Thì An sai con là Vũ Đình Tùng chạy đến xã Cổ Lũng mật báo cho Trịnh Kiểm biết. Ban đầu Trịnh Kiểm sợ người đến lùng bắt mình, nên tìm cách lánh đi, sau mới nhận ra là bạn cũ. Nghe tin về cái chết của mẹ, Trịnh Kiểm khóc sướt mướt mà than:[19]

Ông lại bảo với Đình Tùng rằng:[19]

Lúc đó có người đánh cá ở xã Đông Biện họ Mai di cư đến Ngạn Thượng (sau ông này được ban 10 mẫu ruộng), sáng sớm ra bờ sông thấy cái thây của cụ bà nổi lên, toan về nhà sửa soạn cuốc đem đi chôn, khi ra đến nơi thì thấy một đàn kiến mối ​​đang đùn vào cái xác tạo thành dáng của ngôi mộ rồi.[20] Người ta đều cho đó là chuyện lạ.[21] Được tin từ người đánh cá, Trịnh Kiểm trong đêm khuya cùng với anh họ Trịnh Quáng và bọn người xã An Định là Trịnh Bá Di, Vũ Thì An đã cùng nhau đến được chỗ xác cụ bà rồi cúng bái.[1] Trịnh Kiểm lại cho rằng nếu để nguyên mộ ở đấy thì bọn người nhà Mạc sẽ trở lại xâm hại thi thể cụ bà, bèn sai cha con Thì An lấy chiếu bọc lại rồi đi theo ngả núi Đường Cán thẳng tới xứ Đồng Rạng ở đất thôn Yên Việt mà cải táng.[21]

Theo phò Nguyễn Kim

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau ngày Mạc Đăng Dung thoán ngôi, con cháu các công thần đời trước phát xuất từ Thanh Hoa không phục, liên tiếp khởi binh chống lại. Hữu vệ Điện tiền tướng quân An Thành hầu Nguyễn Kim, con cháu một gia đình vọng tộc lớn đã nhiều đời làm quan cho nhà Lê, lánh sang Ai Lao tụ tập binh mã, mưu tính việc khôi phục nhà Lê. Đến năm 1533, Nguyễn Kim lập con trai của Hoàng đế Lê Chiêu Tông lên ngôi, tức là Lê Trang Tông. Trang Tông phong Nguyễn Kim là Thái sư Hưng quốc công.[22][23][24] Thế Nam Bắc triều hình thành.

Khi mới đầu Nguyễn Kim đóng đồn ở Mường Sùng thuộc Ai Lao.[14] Trịnh Kiểm đến đầu quân cho Nguyễn Kim. Một tối, Nguyễn Kim trông thấy chỗ Trịnh Kiểm đang nằm ngủ có hai khối tinh tú đỏ đòng đọc, đến gần xem thì thấy mặt Trịnh Kiểm có ánh sáng như là đuốc soi, hào quang từ trong mắt phát ra. Nguyễn Kim lấy làm lạ mà gọi đến hỏi, thấy Trịnh Kiểm ứng đối giỏi giang, tài đảm hơn người.[25] Từ hôm ấy Nguyễn Kim cho Trịnh Kiểm làm làm Tri Mã cơ, coi sóc đội ngựa, sau đó lại cho ông cầm quân ra trận. Ông kéo quân đóng đồn ở sách Vạn Lại, đại thắng quân nhà Mạc.[26]

Nguyễn Kim càng mến tài Trịnh Kiểm, lại giao cho nhiều trọng trách và gả con gái là Ngọc Bảo cho.[27][25]

Theo Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài của Alexandre De Rhodes,[28] khi quân Mạc tấn công vào kinh thành, quân Nguyễn Kim bị vây giữa vòng vây của địch. Kim đã giao ước với các tướng rằng ông sẽ gả con gái cho ai có thể giải cứu ông và nghĩa quân ra khỏi vòng vây ấy. Trịnh Kiểm phi ngựa xông lên hăng hái đánh giết giặc, cứu được Kim và mở đường huyết lộ cho nghĩa quân rút lui. Vì vậy, theo lời hứa, Nguyễn Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho Kiểm và giao nhiều trọng trách cho ông, đặc biệt là việc huấn luyện kị binh cho nghĩa quân.

Thực tế trước khi lấy bà Ngọc Bảo, Trịnh Kiểm đã có ít nhất 3 người vợ: bà nguyên phối Trần Thị Ngọc Lĩnh sau sự kiện trộm ngựa đã không còn rõ hành tung. Bà vợ thứ 2 được gia phả họ Trịnh công nhận là Chính thất, người họ Lại, tên là Ngọc Trân, nguyên quán làng Long Phúc, huyện Thạch Hà, đã sinh cho ông người con trai trưởng Trịnh Cối; còn bà vợ thứ ba là Truơng Thị Ngọc Lãnh, sách Thọ Liêu, huyện Thạch Thành; bà này không có con.[1]

Năm 1539, ông được lệnh sang Ai Lao đón Hoàng đế Lê Trang Tông về nước. Vua thấy ông tướng mạo phi thường, lại phong làm Đại tướng quân, tước Dực Quận Công.[9][5] Lúc đó ông 37 tuổi. Hoàng đế cũng coi ông là một đại tướng tâm phúc, ban ấn tướng quân, quản lĩnh quân giao chiến với Nhà Mạc ở các vùng Thanh Hoa, thắng quân Mạc ở Lôi Dương.[Ghi chú 10] Sau đó ông trở về làng quê mở đãi tiệc yến, bái mộ tổ tiên. Có Thái úy Duơng quốc công Lại Thế Vinh là anh của bà Chính phu nhân họ Lại đem dâng ruộng đất ở xã Yên Hoằng cho Trịnh Kiểm làm nhà ở và doanh trại.[26]

Năm 1540, Nguyễn Kim dẫn quân về Nghệ An, thanh thế lẫy lừng, đến đâu là gần xa đều hàng phục. Năm sau, Mạc Đăng Dung chết, quân Nguyễn Kim tiến về đánh Thanh Hóa, Nghệ An, đến năm 1543, thu phục được thành Tây Đô (Thanh Hóa).[29]

Đến năm 1545, tướng cũ của nhà Mạc là Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất đầu độc chết Thái sư Nguyễn Kim.[29][30] Trước khi chết, Nguyễn Kim giao lại toàn bộ binh mã cho Trịnh Kiểm[27] do hai con là Nguyễn UôngNguyễn Hoàng đều còn bé.[8] Toàn bộ binh quyền của nhà Lê rơi vào tay Trịnh Kiểm. Tháng 8 âm lịch năm này, vua Bắc triều Mạc Phúc Hải sai Thái tể Ninh quốc công Mạc Phúc Tư dùng quân ngũ phủ và các trấn đánh úp bản doanh của Lê Trang Tông. Khi quân Mạc tới sông Phù Chẩn, Trang Tông đích thân ra đánh, Dực quận công Trịnh Kiểm làm Đề thống ngự doanh, dẫn quân tiên phong phá tan quân Mạc. Quân Mạc chết hại vô số, Ninh quốc công phải trốn về Bắc. Cùng năm, Trịnh Kiểm được hoàng đế phong làm Đô tướng tiết chế các dinh quân thủy bộ các xứ kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự, hàm Thái sư, tước Lượng quốc công.[31][32] Lượng quốc công Trịnh Kiểm quyết định mọi công việc trong nước, bao gồm cả việc bổ nhiệm quan lại rồi mới tâu vua sau.[33][34]

Trụ cột Nam triều

[sửa | sửa mã nguồn]

Thao túng quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1546, Trịnh Kiểm rút binh về Thanh Hóa, lập hành điện cho vua Lê Trang Tông ở sách Vạn Lại,[Ghi chú 11] rồi chiêu mộ anh hùng hào kiệt, huấn luyện quân sĩ, tích trữ lương thảo tính kế đánh họ Mạc. Nước Đại Việt lúc này chia làm hai, từ Thanh Hóa trở vào nam thuộc Nhà Lê do Thái sư Trịnh Kiểm thống lĩnh; từ Sơn Nam trở ra thuộc về họ Mạc, tức Bắc triều. Mỗi khi có việc đánh dẹp, đều do Trịnh Kiểm thống lĩnh, đánh đâu được đấy. Do vậy, các hào kiệt đất Hoan, Diễn (Nghệ An), Ô (Thừa Thiên, Huế), Quảng (Quảng Nam, Đà Nẵng) đua nhau tới theo, điển hình như Trạng Bùng Phùng Khắc KhoanLương Hữu Khánh,[7] Đinh Bạt Tuỵ, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiến, Lê Khắc Thận[35]... Đất Ái Châu (Thanh Hóa) yên dần.[33]

Thời vua Lê Thái Tổ, chia cả nước làm 5 đạo: Đông đạo, Nam đạo, Tây đạo, Bắc đạo và Hải Tây đạo. Đến đời vua Lê Thánh Tông, mới chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Khi Mạc Đăng Dung chiếm ngôi Nhà Lê, cả nước thuộc về họ Mạc, chỉ trừ 11 doanh thuộc Tuyên Quang do Vũ Văn Mật chiếm cứ, đến khi Nguyễn Kim khởi binh, chiếm được đất Ái châu (Thanh Hóa), rồi lần lượt chiếm các đất phía Nam, châu Hoan, Diễn, Ô Lý (Nghệ An, Thuận Hóa). Lúc ấy nước Việt chia làm hai, do hai vương triều Mạc và Lê trung hưng nắm giữ. Đất Tuyên Quang do Vũ Văn Mật đứng đầu quy phụ theo phe nhà Lê – Trịnh.[36][37]

Theo sách Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, quyền lực hoàn toàn thuộc về Trịnh Kiểm, hoàng đế không có quyền hành gì:[38]

Năm 1556, vua Trung Tông mất không có con nối. Lúc bấy giờ dòng chính nhà Lê đã đứt đoạn, con cháu dòng dõi nhà Lê mới hỏi ý kiến các quan đại thần. Các quan có người còn đề nghị tìm người bên ngoại nhà vua mà đưa lên ngôi, nhưng cũng có ý kiến cho rằng ngôi vị thiên tử đó phải giành cho con cháu nội tộc dòng họ Lê.[39] Trịnh Kiểm liền sai người tìm con cháu họ Lê, tìm được cháu 4 đời của ông Lê Trừ (anh trai vua Lê Thái Tổ) ở là Lê Duy Bang đang ngụ tại làng Bố Vệ huyện Đông Sơn,[Ghi chú 12] bèn rước về tôn lên ngôi, tức là Lê Anh Tông.[40][41][42]

Lúc Trịnh Kiểm nắm quyền, triều Lê trung hưng chỉ mở hai khoa thi Nho học vào năm 15541565. Về ngạch binh, Trịnh Kiểm đặt ngạch quân theo quy chế cũ, đặt Đô đốc 5 phủ, lại đặt quân dinh năm khuông, dinh chia ra cơ đội thứ bậc khác nhau, chỉ lấy quân ở hai xứ Thanh Hóa và Nghệ An.[43]

Bình định Thuận Quảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1554, Trịnh Kiểm dời hành dinh của vua Lê đến Biện Thượng, lại cho rằng lúc này sĩ khí đang lên, bèn sai các tướng xuất quân bình định đất Hóa châu ở phía Nam. Đất Hóa châu do tướng Mạc là Viên Đàm bá Hoàng Bôi chiếm giữ, quân Nam triều giết Hoàng Bôi, bình định đất Hóa châu, tức hai xứ Thuận, Quảng. Thái sư Trịnh Kiểm thu thập các hào mục và sinh viên trong xứ, bổ nhiệm các chức vụ, khiến cho xứ này được yên.[44]

Tháng 10 năm 1558, Trịnh Kiểm dâng biểu tấu vua Anh Tông về chiến lược đánh trận, theo đó ông muốn yên một mặt để dốc sức chống lại nhà Mạc:[40][45]

Hoàng đế y theo, cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, sắc cho mọi việc được chuyên trách, chỉ hàng năm phải cống thuế; từ đó Hoàng cùng Trấn quận công Bùi Tá Hán – Trấn thủ Quảng Nam giữ phận sự phòng bị mặt đông nam cho vùng đất căn bản Thanh Nghệ.[46]

Tháng 3 năm 1568, Bùi Tá Hán chết, Trịnh Kiểm chọn Nguyên quận công Nguyễn Bá Quýnh (người Nghệ An) làm tổng binh coi giữ đất ấy. Năm 1569, vua Lê Anh Tông gia phong cho Trịnh Kiểm làm Thượng tướng Thái Quốc Công[42] và tôn là Thượng phụ.[47] Đến đây quyền lực của ông bao trùm triều đình. Trịnh Kiểm tuy chưa lấy lại Đông Kinh nhưng công lao trung hưng là có đóng góp rất lớn của ông. Nhà Lê nhờ Trịnh Kiểm mới trung hưng được, mà họ Trịnh lập lên nghiệp Chúa cũng là khởi đầu tự Trịnh Kiểm vậy.[48]

Tháng 9 mùa thu năm 1569, Nguyễn Hoàng từ Thuận Hóa về Thanh Hoa yết kiến nhà vua ở An Trường, rồi vào phủ Thượng tướng lạy mừng Trịnh Kiểm, hai bên tâm tình rất thân thiết.[49] Trịnh Kiểm khuyên Nguyễn Hoàng rằng:[50]

Nhà nước trao cho khanh chức nhiệm nặng nề này, khanh nên trước sau một tiết, dốc hết tâm sức như xưa để phò tá nhà vua

Chiến tranh với Nhà Mạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1546, vua Bắc triều Mạc Phúc Hải chết, người con Phúc Nguyên nối ngôi.[33] Do Mạc Phúc Nguyên còn nhỏ, các phe khác trong triều mưu lật đổ, Phúc Nguyên bỏ chính điện ở Thăng Long, dời ra ngoại thành khiến cho trong cõi rối loạn.[51]

Sau khi vua Lê Trang Tông mất (1548), do vua Trung Tông nối ngôi còn bé, nên Trịnh Kiểm chỉ nên giữ đất yên dân, chưa thuận tiện tiến hành bắc phạt. Giữa hai miền Nam Bắc vì thế mà tạm lắng binh đao, nhân dân yên ổn trong một vài năm.[52]

Năm 1550, do bị gièm pha nên viên trọng thần Bắc triều là Thái tể Phụng Quốc Công Lê Bá Ly đem toàn quân hai đạo Sơn Tây, Sơn Nam, hơn một vạn ba ngàn đến Thanh Hoa đầu hàng. Bá Ly lại viết thư dụ được nhiều mưu thần, mãnh tướng phía Bắc theo về Nam triều như Nguyễn Hữu Liêu, Đặng Huấn. Theo Lê Quý Đôn viết trong Kiến văn tiểu lục: từ đó khí thế Ngụy Mạc suy tàn, binh sĩ Lê vương nổi tiếng.[53]

Năm 1551, Trịnh Kiểm giao binh cho Lê Bá Ly đánh Sơn Nam, Vũ Văn Mật đánh Tuyên Quang, rồi cùng Kiểm tụ hội ở Thăng Long. Trước khi ra quân, ông viết 1 bức thư Nôm, kêu gọi mọi người hãy nhớ đến công ơn vua Lê Thái Tổ năm xưa đã đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho đất nước... để đồng lòng tôn phò vua Lê, tiêu diệt kẻ soán ngôi. Rồi cùng 3 tướng đồng loạt ra quân. Năm 1552, Trịnh Kiểm đem quân đánh dẹp miền tây nam, tướng Mạc là Nguyễn Khải Khang về hàng.[54] Sau khi chiếm thành, ông liền rút quân về Tây Đô để tránh quân Mạc huy động thêm viện binh đánh úp.

Tháng 5 tháng 1552, Trịnh Kiểm xuất quân từ Hưng Hóa qua sông Thao đến An Lạc. Ông đánh bại quân Mạc do Khiêm vương Mạc Kính Điển chỉ huy. Kế tiếp ông tiến thẳng đến Xuân canh Lâm Hạ, thắng thêm vài trận nữa. Mạc Phúc Nguyên sợ hãi, bỏ chạy ra Kim Thành.[Ghi chú 13] Quân nhà Lê tiến vào Đông Kinh, mở tiệc khao thưởng tướng sĩ.[55] Quân Nhà Lê chiếm một loạt các phủ vùng Sơn Tây, Sơn Nam; bên Mạc chỉ còn hai đạo Đông, Bắc. Nguyễn Khải KhangLê Bá Ly bàn nên đón Hoàng thượng về Thăng Long, nhưng Trịnh Kiểm cho rằng nhà Mạc hãy còn mạnh, nhân tâm cũng chưa hẳn đã hướng về nhà Lê, nên không ký tên vào tờ biểu. Nhà vua xem tờ biểu, biết ý của Trịnh Kiểm, bèn hạ lệnh lui quân về. Mạc Phúc Nguyên nghe tin quân Nam triều rút lui, bèn sai quân truy kích ở núi Nam Công. Nhưng Trịnh Kiểm đánh tan truy binh Mạc, rồi trở về Thanh Hoa. Từ đó Đông Kinh và các xứ Sơn Tây, Sơn Nam lại trở về với họ Mạc.[56]

Đến tháng 8 năm 1555, Bắc triều thế lực lại mạnh lên, vua Mạc Phúc Nguyên liền sai Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hoa. Lấy Thọ quận công làm tiết chế quân Nam đạo, dẫn 100 chiến thuyền làm quân tiên phong, tiến thẳng tới cửa biển Thần Phù.[Ghi chú 14] Sau Mạc Kính Điển hội quân đóng ở sông Đại Lại,[Ghi chú 15] sai Thọ quận công đóng quân ở Kim Sơn. Khiêm vương Mạc Kính Điển là một đối thủ lớn của Lượng quốc công Trịnh Kiểm và phe Lê–Trịnh, như chính sử thần Lê trong Đại Việt Sử ký Toàn thư phải thừa nhận: "Kính Điển là người nhân hậu, dũng lược, thông minh, tài trí, nhạy bén, hiểu đời, từng trải nhiều gian nan nguy hiểm, cần lao, trung thành".[33]

Trịnh Kiểm đại hội bàn với các tướng:

Bèn dặn dân hai bên bờ không được kinh động, ông tự mình cầm quân đặt phục binh trước ở núi Bạch Thạch[Ghi chú 16] phía Bắc Sông, lại sai binh tượng hùng mạnh mai phục dưới núi Kim Sơn, lại sai Thái úy Hùng quốc công Đình Công đốc suất các tướng cũ của Nhà Mạc đầu hàng quân Nam triều là Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang,... cùng quân bản bộ mai phục ở phía nam sông. Từ núi Yên Định cho tới núi Quân Yên,[Ghi chú 17] thì sai Phạm ĐốcNguyễn Quyện dẫn thủy quân chiếm cứ thượng lưu từ sông Hữu Chấp đến sông Kim Bôi để làm thế ỷ giốc. Khi quân Mạc đi quan Kim Sơn, đến chợ Ông Tập, họ vẫn tự cho hùng mạnh, không đề phòng, trong quân nổi tiếng đàn sáo ca hát, như vào chỗ không người.[57][41]

Khi đến trưa, Đinh CôngLê Bá Ly cho nổ 7 tiếng pháo làm hiệu, tung quân ra đánh; quân và voi ngựa từ hạ lưu qua sông đánh chặn ngang vào hậu quân Nhà Mạc, thủy quân thượng lưu đánh vào mặt tiền, rồi quân bốn mặt ập vào phá tan quân Mạc. Thọ quận công phải nhảy xuống sông, bị Triều quận công Vũ Sư Thước bắt sống. Tướng Mạc là Vạn Đôn hầu cùng vài mươi tướng tá đều bị chết đuối, Kính Điển thu thập tàn quân chạy về Thăng Long. Trịnh Kiểm dâng biểu báo thắng trận lên vua Lê Trung Tông. Nhà vua sai chém Thọ quận công cùng mấy chục tướng Mạc khác ở núi Đồng Lộc.[41]

Tháng 7 năm 1557, Mạc Phúc Nguyên sai Mạc Kính Điển lại đánh Thanh Hoa, cho các tướng Phạm Quỳnh, Phạm Dao đem quân thủy vượt biển tấn công Nghệ An. Quân thủy của Mạc Kính Điển đến sông Thần Phù và vùng Tống Sơn,[Ghi chú 18] Nga Sơn[Ghi chú 19] đốt quá hết cầu nổi của quân Nam triều. Trịnh Kiểm sai Thanh quận công đóng quân ở Nga Sơn, Thụy quận công đóng ở Tống Sơn, quân Nhà Mạc không tiến lên được. Trịnh Kiểm tự mình cầm quân, đi ngầm theo núi Yên Mô, tới thẳng cửa biển, phóng quân đánh vào sau lưng quân Mạc, khiến cho quân Mạc bị kẹp vào giữa. Khi giao chiến, Trịnh Kiểm sai Vũ Lăng hầu Phạm Đức Kỳ người Hoằng Hóa, làm tiên phong. Gặp thuyền của Mạc Kính Điển, Phạm Đức Kỳ nhảy vọt sang thuyền, tuốt gươm chém tên cầm dù làm hai đoạn rơi xuống sông, Kính Điển không kịp trở tay, nhảy xuống sông trốn. Quân Mạc tan vỡ, binh lính chạy vào rừng núi, quân Nam triều bắt được nhiều khí giới. Mạc Kính Điển nhảy xuống sông, bơi vào ẩn nấp ở một hang núi ở xã Trị Nội, trong ba ngày rất đói khát. Một đêm nhân có cây chuối trôi qua cửa lạch, liền ôm cây chuối, tìm lối bơi về, may có tới bến Trinh Nữ, hạt Yên Mô có người cứu nên thoát về được.[58]

Sau khi đánh bại cánh quân do Mạc Kính Điển chỉ huy, Trịnh Kiểm dùng ngay chiến thuyền của Kính Điển, chở tinh binh cắm cờ hiệu của nhà Mạc, sai Phạm Đốc dẫn chiến thuyền tới cửa biển Đan Nhai.[Ghi chú 20] Cha con Phạm Quỳnh và Phạm Dao đóng ở đồn Tả Ao, hạt Nghi Xuân, trông thấy chiến thuyền, tưởng là quân mình đến tiếp ứng nên không đề phòng. Phạm Đốc thẳng tới đánh úp, khiến cho quân Mạc tan vỡ, hai tướng bỏ thuyền chạy về Bắc.[58]

Tháng 9 âm lịch năm 1557, Trịnh Kiểm dẫn 5 vạn quân bắc phạt đánh ra trung lộ Sơn Nam, đến sông Phượng Si làm cầu nổi qua sông, tiến đánh phá quân Bắc triều, bắt sống được tướng Mạc là Khánh quốc công. Quân đi đến đâu cũng không đụng đến của cải của dân, Nhân dân đều mến phục, đua nhau đem rượu, gạo, trâu bò, lương thực, đến cung cấp cho quân.[59] Quân Trịnh Kiểm chiếm giữ hạ lộ Sơn Nam, tiến đến hạt Giao Thủy, họ Mạc liền sai Nguyễn Quyện đem quân chống cự. Gia đình Nguyễn Quyện trước phục vụ cho nhà Mạc, sau đầu hàng Trịnh Kiểm, rồi lại theo về Nhà Mạc, nên biết rõ tình hình quân Nam triều. Trịnh Kiểm biết vậy, tức giận, tự mình thống lĩnh bộ binh, sai Phạm Đốc chỉ huy thủy binh, sai Vũ Lăng hầu Phạm Đức Kỳ làm tiên phong dẫn thủy binh tấn công. Nguyễn Quyện và Phạm Đức Kỳ giao chiến kịch liệt, Đức Kỳ vươn mình nhảy sang thuyền Nguyễn Quyện, Quyện xông ra chém, Đức Kỳ nhảy xuống nước. Quyện nhảy sang thuyền Đức Kỳ chém người cầm lọng, rồi hô là đầu của Đức Kỳ. Quân Trịnh Kiểm nghe vậy, tan vỡ, bỏ thuyền chạy lên bờ. Trịnh Kiểm sai thu quân trở về, sai Hoàng Đình Ái chặn hậu. Nhưng quân Nhà Mạc chặn mất lối về, quân Trịnh Kiểm phải hết sức vất vả chiến đấu, mới qua được, mất vài chục tướng, thuyền mảng khí giới phải bỏ hết. Từ đây Sơn Nam lại thuộc về Nhà Mạc.[58]

Tháng 9 năm 1558, Trịnh Kiểm lại xuất quân ra đánh thượng lộ xứ Sơn Nam, kinh lược vài huyện rồi trở về, lưu Thái úy Nguyễn Khải Khang ở lại trấn thủ và chiêu tập dân địa phương. Đà quận công Mạc Ngọc Liễn, là cháu gọi Nguyễn Khải Khang bằng cậu, sai thổ dân ở Mỹ Lương trá hàng, rồi lừa bắt Khải Khang giải về triều Mạc, bị xé xác. Tháng 10 năm đó, Trịnh Kiểm tâu với vua Lê về chiến lược đánh nhà Mạc, ông tâu lên vua Lê đại ý rằng:

Vua Lê Anh Tông đồng ý, từ đó Nguyễn Hoàng dẫn con em Thanh Nghệ tiến vào cai trị xứ Thuận Hóa, quân Mạc không vượt biển bằng đường thủy nhòm ngó Thuận Hóa nữa.

Thời gian này Trịnh Kiểm tích cực vỗ trị quân dân, luyện tập tướng sĩ, thu dụng nhân tài, tích trữ khí giới lương thực để chuẩn bị một trận đánh đại quy mô nhằm thống nhất quốc gia. Ông bàn với các tướng đại ý rằng:[60]

Vua Lê đồng ý, Trịnh Kiểm liền cử Phong quận công Trịnh Quang làm Đề đốc ngự doanh; Phù quận công Lê Chủng làm trấn thủ đạo Thanh Hoa, Trào quận công Vũ Sư Thước và An quận công Lại Thế Khanh cùng lĩnh tinh binh trấn thủ cửa biển.[61] Tháng 9 năm 1559, Trịnh Kiểm cầm 6 vạn quân nói phao lên 12 vạn quân bắc tiến. Đại quân tiến từ Thiên Quan tới thượng lộ Sơn Tây, đến đâu đều không phạm của dân, người dân quy phục. Khi đến Tuyên Quang, Hưng Hóa, tướng Tây đạo là Định quận công đem quân đến hội. Định quận công được sai trấn giữ An Tây và Đại Đồng để củng cố phiên trấn và mở đường từ Thiên Quan nối liền với Hưng Hóa, Tuyên Quang, thông đến Kinh Bắc để vận tải lương thực cung cấp cho quân.[62]

Tháng 10, Trịnh Kiểm đem quân đánh dẹp các xứ Kinh Bắc, đóng dinh ở phủ Thuận An, cầm cự với quân Mạc, sau dời đến núi Tiên Du.[Ghi chú 21] Tháng 11, xua quân đánh phủ Khoái Châu, Hồng Châu và các huyện Siêu Loại, Văn Giang, quân Mạc bỏ chạy. Tháng 12, lại đánh phủ Khoái Châu, Hồng Châu, Nam Sách, quân Mạc tan vỡ. Đến tháng 2, năm 1560, Mạc Phúc Nguyên sai tướng giữ thành Thăng Long, bên ngoài đóng một dải dọc sông về phía tây, trên từ Bạch Hạc, dưới đến Nam Xang, dinh trại liền nhau, thuyền ghe san sát, ban ngày phất cờ gióng trống báo nhau, ban đêm đốt lửa làm hiệu để chống quân Nam triều. Trịnh Kiểm chia quân đi đánh Đông Triều, Giáp Sơn, Chí Linh, An Đông, đều lấy được, vua Mạc phải dời ra Thanh Đàm.[63][64]

Lúc đó, phần lớn đất đai phía bắc sông Hồng đã về tay Nam triều. Tháng 4 năm 1560, Trịnh Kiểm sai Hoàng Đình Ái trấn thủ Lạng Sơn, Lê Khắc Thận trấn thủ Thái Nguyên, Vũ Văn Mật trấn thủ Tuyên Quang, 3 trấn này liên lạc và cứu viện lẫn nhau, sự liên lạc từ Thiên Quan tới Kinh Bắc không bị gián đoạn.[65] Đến tháng 5, Trịnh Kiểm đóng quân ở phía nam Lãm Sơn, sai các tướng đông tiến, đánh vào các huyện Đường Hào, Gia Phúc, Đông An, Thanh Miện, khiến Hải Duơng rúng động, tan hoang.[65]

Đến năm 1561, quân nhà Mạc bị bao vây nguy cấp, có người hiến kế cho Phúc Nguyên đại ý rằng: Dùng cách cầm cự với quân Nam triều chờ cho họ hết lương là sai lầm, vì đường vận tải của họ thuận tiện, đã đóng quân hai năm nay. Chi bằng xuất kỳ bất ý đánh vào Thanh Hoa, thì họ sẽ tự rút quân về. Đó gọi là kế đánh đánh nước Ngụy để cứu nước Hàn của Tôn Tử vậy.[66]

Mạc Phúc Nguyên nghe theo kế sách ấy, liền điều Kính Điển về, cho người khác thay trấn thủ Kinh Bắc. Bấy giờ phần lớn quân chủ lực Nam triều đã ở ngoài bắc, lực lượng ở Thanh Hoa rất mỏng và yếu.[65] Tháng 7 năm 1561, Mạc Kính Điển dùng thủy binh đánh vào cửa biển, hòng cướp Thanh Hoa. Các tướng Nam triều hoảng hốt, vội rút quân về giữ sách Vạn Lại; Trịnh Kiểm điều Hoàng Đình Ái đem quân về trấn thủ Thanh Hoa. Tháng 9, Kính Điển đánh vào cửa An Trường, sắp tới sách Vạn Lại, quân Nam triều dùng phục binh đánh bại quân tiên phong, Kính Điển lại nghe tin quân Hoàng Đình Ái sắp về, liền rút quân về Bắc. Trịnh Kiểm cũng rút hết quân, lui về Thanh Hoa.[67][68] Đầu năm 1562, vua Mạc sai Nguyễn Phú XuânGiáp Trưng chiếm lại tỉnh thành Lạng Sơn.[65]

Thế cục Nam Bắc triều năm 1570, lúc mà Trịnh Kiểm qua đời

.

Tháng 10 năm 1563, Trịnh Kiểm đem theo công tử cả là Trịnh Cối tấn công ra Sơn Nam, đóng bản doanh ở Sơn Minh[Ghi chú 22] rồi chia quân tấn công các xứ Thanh Trì, và Thượng Phúc, nhưng chỉ mục đích cướp luơng thực rồi lại nhanh chóng lui về,[69] để Đặng Huấn ở lại giữ Sơn Nam, ít lâu sau ông này lại hàng nhà Mạc, rồi năm sau khi Trịnh Kiểm trở lại thì Huấn lại theo về Nam triều.[70]

Năm 1564, Mạc Phúc Nguyên chết, con đích là Mạc Mậu Hợp lên thay, mới 2 tuổi, mọi việc do Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Tháng 9 năm 1565, Thái sư Trịnh Kiểm phát binh đánh ở lộ Sơn Nam, đánh đâu cũng thắng. Mạc Kính Điển lại dùng thủy binh vượt biển vào cửa Linh Trường,[Ghi chú 23] tiến vào đánh Thanh Hoa. Kính Điển đánh bại quân Nam triều một trận lớn, Trịnh Kiểm vội dẫn quân về, Kính Điển lại rút binh về bắc.

Tháng 9 năm 1566 ông lại tiến đánh các hạt Gia Viễn và Phụng Hóa rồi dẫn quân về. Trong các năm 15671568, dù đang bị bệnh, ông vẫn 2 lần cố gượng ra trận,[71] đánh phá các huyện Yên Mô, Yên Khang, Phụng Hoá, Gia Viễn, hạ lệnh thu thóc lúa rồi về.[72]

Như vậy trong 25 năm Trịnh Kiểm cầm quyền (15451569), Nam triều đã bắc phạt tổng cộng 11 lần, có những đợt kéo dài tới 2 năm. Quân Bắc triều yếu thế hơn khi giữ thế phòng thủ và chỉ tấn công vào Thanh Hoa, Nghệ An được 4 lần. Các xứ Thanh Hoa, Sơn Nam là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, nhà cửa súc vật bị tàn phá, nhân dân phải phục dịch rất khổ sở.[73]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Đạt Nghĩa công Trịnh Cối (15351584), con trai trưởng của Trịnh Kiểm với bà Chính phi Lại Thị Ngọc Trân.

Trịnh Kiểm qua đời ngày 18 tháng 2 năm Canh Ngọ, tức ngày 24 tháng 3 năm 1570 niên hiệu Chính trị thứ 13, hưởng thọ 68 tuổi,[3] nắm quyền 25 năm trải 3 đời vua Lê Trang Tông, Lê Trung TôngLê Anh Tông. Trước đó khi bệnh tình trở nặng, ông đã dâng biểu xin thôi giữ binh quyền, lời lẽ rất khẩn thiết. Vua Lê bèn cho con trưởng của Trịnh Kiểm là Trịnh Cối, đã 35 tuổi lên thay đốc lĩnh các quân. Đến khi ông mất, Trịnh Cối được phong làm Đạt quốc công nắm binh quyền.[74]

Trịnh Kiểm được truy tôn miếu hiệu là Thế Tổ (世祖), thụy hiệu: Minh Khang Nhân Trí Vũ chinh hung lược Hiển đức phong công Khải nghiệp hoành mô Tế thế trạch dân Kiến ưu khuông bích Triệu tường dụ quốc Quảng vạn hoằng mô Dụ hậu diễn phúc Tĩnh bích tá mạn Thùy hưu đốc bật Khai quốc cương nghị Phụ quốc tán trị Nghi uy triệu vũ Diên khánh vĩnh tự Kinh văn tuy lộc Cảnh quang phi hiếu Dương võ phù tộ Hưng nghiệp thùy thống Hồng sư nguyên tự Đốc dự riễu tự Yến mưu Hồng nghiệp Khoát Đạt Khoan dung Lập cực Vĩnh điển Tuy phúc Trí Đức Quảng Huệ Phù vận Tư trị Hồng Ân Tích hậu Vĩnh đức Đại công thịnh nghiệp Chế trị phục viễn Lập kinh trần kỷ Cương minh hung đoán Trương thiện triệu uy Trấn quốc an cương Quan minh tấn triết Cung ý quả quyết Sáng pháp Khai cờ Cảnh thái Vĩnh quang Hàm trương Tái vật Mậu công hoành hiến Pháp thiên hưng vận Quách hoành Khôi cương Tề thánh thông minh Vũ anh quả tịch Trương nghĩa bình tàn Thánh nhân duệ trí Cương kiên trung chính Anh hùng hào kiệt Kiến nghĩa tạo mưu Khai tiên Xương hậu Thái thủy Phu tiên Sùng cơ triệu khánh Thần vũ thánh văn Hùng tài vĩ lược Lập nghiệp phối thiên Cao công đức hậu Triệu mưu Khải vận Sáng nghiệp Lập bản Thái Vương,[Ghi chú 24] gọi tắt là Minh Khang Thái Vương (明康太王), tổng cộng 232 chữ[1] hiệu là Trung Huân (忠勳),[47] an táng theo nghi lễ đối với Chu công Đán.[71]

Trịnh Cối lên thay Trịnh Kiểm không được bao lâu thì để mất lòng các tướng sĩ. Người em thứ là Trịnh Tùng nhân đó cướp lấy binh quyền của anh, tiếp tục cơ nghiệp phò Lê.[48][75] Chính Trịnh Tùng sau này tiêu diệt họ Mạc, đưa vua Lê về Thăng Long, hoàn tất công cuộc trung hưng và mở ra giai đoạn vua Lê – chúa Trịnh.[76]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung Trịnh Kiểm trong quyển Trịnh gia chính phả (1933).

Tích cực

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1594, Hoàng đế Lê Thế Tông gia phong Minh Khang Thái Vương làm Minh Khang Nhân Trí Vũ Trinh Hùng Lược Thái Vương. Trong bài kim sách, nhà vua khen ngợi công lao to lớn của ông đối với sự nghiệp trung hưng nhà Lê và ví ông với các danh tướng đời nhà ĐườngLý Thạnh[Ghi chú 25]Quách Tử Nghi[Ghi chú 26][77]

Sĩ phu Đại Nam thời Nguyễn, Phan Huy Chú, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí đã thuật lại công lao của vua Lê Trang Tông trong việc trung hưng triều Lê. Thực chất, đây là lời ca ngợi gián tiếp Trịnh Kiểm vì ông mới là người lãnh đạo thực tế:[78]

Hồ Đắc Duy trong tác phẩm Đại Việt sử thi, quyển 14 có đoạn thơ vịnh Trịnh Kiểm như sau:[79]

Theo Phạm Đình Hải:[80]

Tiêu cực

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời bàn của các sử quan Nhà Nguyễn trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, họ kết tội Trịnh Kiểm có ý chuyên quyền lấn át vua Lê, dù rằng hình tích chưa rõ ràng như Trịnh Tùng sau này.[81]

Có thể nói rằng Trịnh Kiểm xuất thân từ tầng lớp nông dân; vì tuy tằng tổ của ông từng đi học và đỗ tam trường, nhưng đó là chuyện đã cách 3 đời, và từ thuở nhỏ ông đã mất cha và sống trong cảnh nghèo khó đến mức phải chăn trâu kiếm sống[82]. Về sau hành vi trộm cắp tài sản của ông đã liên lụy thân mẫu phải chết oan. Về việc này, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho rằng Trịnh Kiểm ăn trộm không chỉ vì nghèo mà do tính bất kham, ngang tàng, không chịu ràng buộc, do đó mà "không ngần ngại làm những việc phi pháp". Vì thế dù đã có công việc ổn định, ông vẫn trộm ngựa của chủ. Ông Hãn cũng cho rằng Trịnh Kiểm gặp cơ hội khi Nguyễn Kim "cần người giúp rập, cuộc khởi nghĩa cần tay táo bạo", và những tính táo bạo của Trịnh Kiểm đã có ích và giúp sự nghiệp của ông cũng như nghĩa quân.[83]

Ngoài ra, ông Hãn cũng đánh giá về vai trò của Trịnh Kiểm và con cháu ông đối với tiến trình lịch sử Việt Nam:[84]

Vua Tự Đức của nhà Nguyễn cũng có bài thơ chê trách về hành vi trộm cắp thuở bé của ông bằng chữ Hán, trích phần dịch thơ của nhóm dịch giả Nguyễn Quang Tô, Mai Thọ Truyền và Lê Xuân Giáo như sau:[85]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cha: Hưng Tổ Dục Đức vương Trịnh Lâu
  • Mẹ: Từ Tâm Thục phi Hoàng Thị Ngọc Dốc[86]
  • Vợ:
  1. Chính thất: Từ Phúc Chính phi Lại Thị Ngọc Trân, người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà. Bà là con của Thái bảo Nhân Quận Công Lại Thế Tưởng. Đức bà cũng là Bà cô ruột của Chính phi Lại Thị Ngọc Nhu, vợ cả của Trịnh Tùng. Tục gọi là Đức bà Chợ Huyện. Sinh Trịnh Cối[87]
  2. Nguyên phối: Trần Thị Ngọc Lĩnh, nguyên quán làng Bồ Xuyên, huyện Yên Mô. Người vợ thuở hàn vi, lấy năm ông 24 tuổi (1526). Sau không tường sự tích[16].
  3. Á thất: Từ Hành Hiền phi Trương Thị Ngọc Lãnh (mất năm 1586[88]), người sách Thọ Liêu, huyện Thạch Thành, con gái Tù trưởng Sùng quận công. Bà không có con[3]. Sau được táng ở quê nhà[1].
  4. Á thất: Từ Nghi Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo (mất năm 1586[89]). Người làng Gia Miêu Ngoại trang, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, con của Chiêu Huân Tĩnh công Nguyễn Kim. Sinh Trịnh Tùng.
  • Con trai:
STT Tước Tên Sinh mất Mẹ Ghi chú
1 Đạt Nghĩa công

(達義公)

Trịnh Cối

(鄭檜)

1535 – 1584 Chính phi

Lại Thị Ngọc Trân

2 Thành tổ Triết vương

(成祖哲王)

Trịnh Tùng

(鄭松)

1550 – 1623 Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo
3 Dương Nghĩa công

(楊禮公)

Trịnh Đỗ

(鄭杜)

1552-1633 Trước được phong làm Phụng Quốc Công (奉國公)

Sau khi mất được phong tặng Thái tệ thụy Ý Thuần dự phong Dực vận tán trị Công Thần

4 Dịch Nghĩa công

(迪義公)

Trịnh Đồng

(鄭桐)

1555-1629 Trước được phong làm Vĩnh Thọ Hầu (永壽侯)

Sau khi mất được phong tặng Dương Vũ Uy Dũng Tuyên Lực Kiệt Tiết Dực Vận Tán Trì công thần[1]. Ông không có con trai. Con gái tên là Ánh lấy quan Lai vu bá Đinh Văn Lai (con của Cầu Quận Công Đinh Văn Giai).

5 Cần Nghĩa công

(勤義公)

Trịnh Ninh

(鄭檸)

1556-1627 Trước được phong làm Quảng Đình Hầu (廣延侯)

Chắt trưởng là Lê phò mã Tham đốc (hàm Nhị phẩm) tước Hán Trung hầu Trịnh Cát phụng tự[1]

  • Con gái:
STT Tước Tên Sinh mất Mẹ Ghi chú
1 Tiên Ngọc Quận Chúa

(仙玉郡主)

Trịnh Thị Ngọc Xuân

(鄭氏玉春)

1553-? Thụy Đức Phương (德芳)[90].
2 Hoa Dung Quận Chúa

(華容郡主)

Trịnh Thị Ngọc Tôn

(鄭氏玉孫)

1557-? Thụy Từ Duyên (慈緣)[90].

  

Trịnh Kiểm
1545 – 1570
 
 
1
Trịnh Tùng
1570 – 1623
 
 
2
Trịnh Tráng
1623 – 1657
 
 
3
Trịnh Tạc
1657 – 1682
 
 
4
Trịnh Căn
1682 – 1709
 
 
Trịnh Vịnh  
 
Trịnh Bính  
 
5
Trịnh Cương
1709 – 1729
 
 
   
6
Trịnh Giang
1729 – 1740
  7
Trịnh Doanh
1740 – 1767
 
   
11
Trịnh Bồng
1786 – 1787
  8
Trịnh Sâm
1767 – 1782
 
 
   
10
Trịnh Khải
1782 – 1786
  9
Trịnh Cán
1782 – 1782
 

Giai thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Lời sấm của Trạng Trình

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng chúa Nguyễn Hoàng, em vợ của Trịnh Kiểm, tại Gia Miêu, Thanh Hóa

Theo Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, thì khi vua Lê Trung Tông qua đời (1556), dòng chính nhà Lê đã tuyệt tự, Trịnh Kiểm và các đại thần bàn định xem nên lập ai, bản thân Trịnh Kiểm cũng có ý tự phong mình làm vua nhưng chưa quyết được,[91] mới sai người đến hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một vị quan phục vụ cho nhà Mạc.[92] Nguyễn Bỉnh Khiêm không đáp và bảo người nhà rằng: Năm nay đã mất mùa, sao không mau tìm thóc giống cũ mà đem gieo trồng cho kịp thời vụ. Trịnh Kiểm suy từ lời nói ấy, hiểu ý là tìm con cháu họ xa của nhà Lê, mới rước hoàng thân Lê Duy Bang lên làm vua Lê Anh Tông.[93][94][7]

Cũng theo một số nguồn tin không chính thống, sau khi nắm lấy quyền hành từ tay bố vợ Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm đã cho giết hại Nguyễn Uông, con trưởng của Nguyễn Kim để giữ vững quyền lực. Em của Uông là Nguyễn Hoàng được sự gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã nhờ chị nói giúp Trịnh Kiểm để mình vào trấn thủ Thuận Hóa là nơi dân cư thưa thớt, nhiều khó khăn; và Trịnh Kiểm đã chấp nhận cho Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa năm 1558, khởi đầu cho sự nghiệp 400 năm của dòng họ Nguyễn sau này.[94]

Trộm gà nuôi mẹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đương thời từ một người nghèo bằng tài trí của mình mà ông đã trở thành người tột đỉnh quyền lực nên có nhiều giai thoại về ông trong đó có 1 giai thoại nổi tiếng nhất như sau:

Thiếu thời ông là một người mồ côi cha nên rất hiếu thuận với mẹ. Một hôm mẹ ông bị ốm nên buột miệng nói thèm thịt gà, nhà nghèo không có tiền nên ông đi ăn trộm gà nhà bên cạnh.[95] Nhà hàng xóm thấy đàn gà cứ mất dần liền sinh nghi bèn rình và bắt được ông đang ăn trộm. Một hôm nhân Trịnh Kiểm đi chơi vắng, hàng xóm bắt mẹ ông ném xuống ao ở cạnh làng để ông khỏi ăn trộm gà nữa.[96] Chỗ mà mẹ ông bị ném xuống, vào một đêm mưa gió bỗng nổi lên một mộ huyệt to. Về sau có thầy địa lý người Tàu đi ngang qua chỗ ấy và thốt ra một câu sấm dự đoán hậu vận của dòng họ Trịnh sau này: "Ngôi đất này phát ra không phải đế, cũng không phải bá, mà có quyền thế nhất thiên hạ; truyền được 8 đời, vạ từ trong nhà mà ra".[95]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngô Sĩ Liên; Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (phiên dịch) (1993). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử Học (dịch) (1998), Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (PDF), Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục
  • Quốc sử quán triều Nguyễn; Phạm Trọng Điềm (dịch) (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 3, Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa
  • Phạm Văn Sơn (1959), Việt sử tân biên, tập 3, Sài Gòn: Cơ sở xuất bản Đại Nam Đã bỏ qua tham số không rõ |ủl= (trợ giúp)
  • Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, quyển 2, Sài Gòn: Trung tâm Học liệu Xuất bản thuộc Bộ Giáo dục
  • Phan Kế Bính; Lê Văn Phúc (hiệu đính) (1930), Nam Hải dị nhân liệt truyện, Hà Nội: Imprierie Tonkinoise
  • Alexandre de Rhodes (1994), Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài , Thành phố Hồ Chí Minh: Ủy ban đoàn kết Công giáo TP.HCM
  • Lê Quý Đôn; Ngô Thế Long (dịch) (2007), Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin
  • Phan Huy Chú; Tổ phiên dịch viện sử học (phiên dịch và chú giải) (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục
  • Lê Quý Đôn; Phạm Trọng Điềm (dịch) (2007), Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản văn hóa thông tin
  • Ngô Thế Long (2006). Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội (biên tập). Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên, Lương Xá – Hà Tây 鄧家譜系纂正實錄, 鄧家譜記續編 (bằng tiếng Việt, Pháp, và Trung). Nhà xuất bản Thế giới. OCLC 75256727.
  • Hoàng Xuân Hãn (1966), Gốc Tích Các Chúa Trịnh Và Bức Thư Nôm Của Trịnh Kiểm (trích Tập san sử địa số 3), Tập sách Khai Trí
  • Không rõ tác giả (1927–1928). “Trịnh thị thế gia”. Tạp chí Nam Phong, số 124, phần Hán văn.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  • Trịnh Như Tấu (1933), Trịnh gia chính phả, Nhà xuất bản Nhật Nam
  • Vua Tự Đức; Quang Tô Nguyễn, Thọ Truyền Mai, Xuân Giáo Lê (dịch) (1970), Ngự chế Việt sử tổng vịnh, tập Trung, Ủy ban dịch thuật, Phủ Quốc-vụ-khanh đặc trách Văn hóaQuản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quỳnh (1999). Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Viện sử học (2017). Lịch sử Việt Nam. tập 4. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
  • Phạm Đình Hải (2012), Nghiên cứu văn bản gia phả chúa Trịnh (Luận văn thạc sĩ Hán Nôm), Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Nhiều tác giả (2021). Những vấn đề lịch sử thời Trịnh Nguyễn. Nhà xuất bản Hồng Đức.
  • Phạm Văn Sơn (1959), Việt sử tân biên, tập 3, Sài Gòn: Cơ sở xuất bản Đại Nam
  • Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2005). Các triều đại Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh niên.

Chú thích nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m Trịnh thị thế gia, đời thứ 1
  2. ^ Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2005), tr. 94.
  3. ^ a b c Ngô Thế Long (2006), tr. 135.
  4. ^ a b c Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quỳnh (2005), tr. 250.
  5. ^ a b c Thông sử (2007), tr. 345.
  6. ^ a b Phan Huy Chú (2007), tr. 251.
  7. ^ a b c Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2005), tr. 93.
  8. ^ a b Nguyễn Cảnh Thị (2011), tr. 41.
  9. ^ a b Toàn thư (1993), tr. 598.
  10. ^ a b Trịnh Như Tấu (1933), tr. 10.
  11. ^ Phạm Đình Hải (2012), tr. 37.
  12. ^ Phạm Đình Hải (2012), tr. 49.
  13. ^ a b Phạm Đình Hải (2012), tr. 87.
  14. ^ a b c Trịnh Như Tấu (1933), tr. 12.
  15. ^ Hoàng Xuân Hãn (1966), tr. 9.
  16. ^ a b c d e Hoàng Xuân Hãn (1966), tr. 10.
  17. ^ Vua Tự Đức (1970), tr. 202.
  18. ^ Hoàng Xuân Hãn (1966), tr. 11.
  19. ^ a b c Hoàng Xuân Hãn (1966), tr. 12.
  20. ^ Phạm Văn Sơn (1959), tr. 54.
  21. ^ a b Hoàng Xuân Hãn (1966), tr. 13.
  22. ^ Cương mục (1998), tr. 631.
  23. ^ Toàn thư (1993), tr. 597.
  24. ^ Thông sử (2007), tr. 343.
  25. ^ a b Phan Kế Bính (1930), tr. 30.
  26. ^ a b Hoàng Xuân Hãn (1966), tr. 14.
  27. ^ a b Trịnh Như Tấu (1933), tr. 13.
  28. ^ Alexandre de Rhodes (1994), tr. 10.
  29. ^ a b Trần Trọng Kim (1971), tr. 18.
  30. ^ Thông sử (2007), tr. 348.
  31. ^ Cương mục (1998), tr. 639.
  32. ^ Viện Sử học (2017), tr. 501.
  33. ^ a b c d Toàn thư (1993), tr. 601.
  34. ^ Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2005), tr. 80.
  35. ^ Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2005), tr. 81.
  36. ^ Kiến văn tiểu lục (2007), tr. 414.
  37. ^ Phan Huy Chú (2007), tr. 44.
  38. ^ Alexandre de Rhodes (1994), tr. 11.
  39. ^ Vương, Thị Hường. “Về cuốn gia phả dòng họ Nguyễn Mậu ở Thọ Xuân, Thanh Hóa”. Viện nghiên cứu Hán Nôm. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2023.
  40. ^ a b Trịnh Như Tấu (1933), tr. 14.
  41. ^ a b c Toàn thư (1993), tr. 604.
  42. ^ a b Vua Tự Đức (1970), tr. 203.
  43. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, tr 321, Nhà xuất bản giáo dục, 2007
  44. ^ Thông sử (2007), tr. 373.
  45. ^ Thông sử (2007), tr. 379.
  46. ^ Viện Sử học (2017), tr. 507.
  47. ^ a b Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quỳnh (2005), tr. 251.
  48. ^ a b Trịnh Như Tấu (1933), tr. 15.
  49. ^ Cương mục (1998), tr. 651.
  50. ^ Toàn thư (1993), tr. 612.
  51. ^ Toàn thư (1993), tr. 602.
  52. ^ Nguyễn Cảnh Thị (2011), tr. 49.
  53. ^ Kiến văn tiểu lục (2007), tr. 52.
  54. ^ Toàn thư (1993), tr. 603.
  55. ^ Thông sử (2007), tr. 369.
  56. ^ Thông sử (2007), tr. 370.
  57. ^ Thông sử (2007), tr. 374.
  58. ^ a b c Thông sử (2007), tr. 376.
  59. ^ Cương mục (1998), tr. 646.
  60. ^ Thông sử (2007), tr. 380 - 381.
  61. ^ Viện Sử học (2017), tr. 507 - 508.
  62. ^ Thông sử (2007), tr. 381.
  63. ^ Thông sử (2007), tr. 382 - 383.
  64. ^ Viện Sử học (2017), tr. 508.
  65. ^ a b c d Viện Sử học (2017), tr. 509.
  66. ^ Thông sử (2007), tr. 385.
  67. ^ Thông sử (2007), tr. 386.
  68. ^ Trần Trọng Kim (1971), tr. 20.
  69. ^ Viện Sử học (2017), tr. 510.
  70. ^ Toàn thư (1993), tr. 609.
  71. ^ a b Nguyễn Cảnh Thị (2011), tr. 55.
  72. ^ Toàn thư (1993), tr. 611.
  73. ^ Viện Sử học (2017), tr. 511.
  74. ^ Toàn thư (1993), tr. 611 - 612.
  75. ^ Phạm Văn Sơn (1959), tr. 56.
  76. ^ Trịnh thị thế gia, đời thứ 2
  77. ^ Toàn thư (1993), tr. 641 - 642.
  78. ^ Phan Huy Chú (2007), tr. 242 - 243.
  79. ^ Hồ, Đắc Duy. “Trịnh Kiểm (1545-1570), trích Đại Việt sử thi, quyển 14”.
  80. ^ Phạm Đình Hải (2012), tr. 21.
  81. ^ Cương mục (1998), tr. 659.
  82. ^ Nhiều tác giả (2021), tr. 167.
  83. ^ Nhiều tác giả (2021), tr. 145.
  84. ^ Nhiều tác giả (2021), tr. 169.
  85. ^ Vua Tự Đức (1970), tr. 204.
  86. ^ Phạm Đình Hải (2012), tr. 48.
  87. ^ Phạm Đình Hải (2012), tr. 88.
  88. ^ Toàn thư (1993), tr. 626.
  89. ^ Toàn thư (1993), tr. 627.
  90. ^ a b Phan Huy Chú (2007), tr. 758.
  91. ^ Phạm Văn Sơn (1959), tr. 55.
  92. ^ Trần Trọng Kim (1971), tr. 19.
  93. ^ Đại Nam nhất thống chí (2006), tr. 525.
  94. ^ a b Viện Sử học (2017), tr. 599.
  95. ^ a b Phan Kế Bính (1930), tr. 29.
  96. ^ Phạm Văn Sơn (1959), tr. 53 - 54.
  1. ^ Nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
  2. ^ Nay là Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
  3. ^ Ngày xưa thi Huơng theo thể lệ tứ trường, gồm 4 đợt thi nhỏ. Người đỗ cả 4 kỳ ấy gọi là Huơng cống, còn chỉ đỗ 3 kỳ gọi là tam trường, hay Sinh đồ
  4. ^ Nay là xã Yên Bái, huyện Yên Định, Thanh Hóa
  5. ^ Nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  6. ^ Nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Được xem là đất phát tích của Vương triều Nguyễn
  7. ^ Nay thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
  8. ^ Ông nội Trịnh Kiểm là Diễn Khánh vuơng Trịnh Lan sinh 2 con trai, cha Trịnh Kiểm là con thứ, người con cả là Trịnh Bách sinh ra Trịnh Quang, về sau gia phong Phong quốc công. Ông Quang là người vừa có nhiều huân công, vừa là đích trưởng nên ban cho con cháu được kế tập.
  9. ^ Lấy điển tích Sở Bá vương Hạng Vũ đem cha của Hán Cao Tổ Lưu Bang ra giàn hỏa thiêu để buộc Lưu Bang đầu hàng, Lưu Bang đáp rằng hai người trước đã có nghĩa anh em, thì cha của Lưu Bang cũng như là cha cũng Hạng Vũ
  10. ^ Nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
  11. ^ Nay thuộc xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
  12. ^ Nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
  13. ^ Nay thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Duơng
  14. ^ Ngày nay đã bị phù sa bồi đắp và trở thành vùng đất nằm cách bờ biển hơn 10 km, thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa. Khu vực Thần Phù nay ở thượng nguồn lưu vực sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa 2 miền Trung - Bắc Việt Nam.
  15. ^ Tức sông Lèn, một nhánh của sông Mã.
  16. ^ Tên một ngọn núi ở phía tây bắc huyện Đông Sơn, Thanh Hoá.
  17. ^ Nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
  18. ^ Nay thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
  19. ^ Nay là huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
  20. ^ Chỗ giáp giới giữa 2 huyện Nghi Xuân và Chân Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, lời chú của sách Đại Việt thông sử
  21. ^ Còn có tên là Lạn Kha, ở xã Phật Tích, cách huyện lị Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 4 dặm về phía Nam
  22. ^ Nay là huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
  23. ^ Nay là cửa biển Lạch Trường, nằm giữa huyện Hoằng HóaHậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
  24. ^ Nguyên văn: 明康仁智武貞雄略顯德豐功啟業宏謨濟世澤民建謀匡辟肇祥裕國廣運洪謨裕後衍福靖難佐辟垂休篤弼開國剛毅輔國贊治毅威耀武延慶永緒經文綏祿耿光丕憲揚武扶祚興業垂統鴻休綿緒篤裕衍嗣燕謀鴻業豁達寬容立極永興綏福至德廣惠扶運資治洪恩積厚永德大功盛業制治服遠立經陳紀剛明雄斷彰善耀威鎮國安疆光明睿智恭懿果決創法開基景泰永光含章載物茂功宏憲法天興運廓宏恢疆齊聖聰武英果避遠仗義平殘聖神睿智剛健中正英雄豪傑建義造謀開先昌後太始孚先崇基肇慶神武聖文雄才偉略立業配天功高德厚兆謀啟運創業立本太王
  25. ^ Lý Thạnh giúp Đường Đức Tông dẹp loạn Chu Thử. Con Thạch là Lý Tố dẹp đất Hoài Tây, bắt Ngô Nguyên Tế, giúp nhà Đường trừ đi nạn phiên trấn.
  26. ^ Danh tướng thời nhà Đường của Trung Quốc, người có công dẹp Loạn An Sử

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Không có (chức vụ thành lập)
Chúa Trịnh
1545 - 1570
Kế nhiệm:
Trịnh Cối