Bước tới nội dung

Thác Bụt

Thác Bụt trên bản đồ Việt Nam
Thác Bụt
Thác Bụt
Thác Bụt (Việt Nam)

Thác Bụtthác ở vùng đất xã Yên Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.[1][2][3][4]

Thác Bụt nằm trên dòng khe Roòn ở làng Kiều Tiến xã Yên Hóa. Thác cách Quốc lộ 12A đầu Dốc Cáng cỡ 1 km, và cách thị trấn huyện lỵ Quy Đạt 17°48′07″B 105°58′19″Đ / 17,802008°B 105,971905°Đ / 17.802008; 105.971905 (Quy Đạt) cỡ 6 km. Đường đến thác từ Quốc lộ 1 đi từ thị trấn Ba Đồn 17°45′08″B 106°26′29″Đ / 17,752168°B 106,441378°Đ / 17.752168; 106.441378 (Ba Đồn) theo Quốc lộ 12A dài chừng 60 km.

Vùng đất xã Yên Hóa nằm trong đới phát triển đá vôi kỷ Carbon-Permi (thời kỳ 350 - 250 triệu năm trước). Theo thời gian quá trình tạo núi, bào mònxâm thực làm hình thành các hang karst và khối đá giống hình tượng bụt, từ đó hình thành các truyền thuyết và nghi lễ tâm linh. Thác Bụt từ xưa đã có lễ hội rằm tháng ba của người Nguồn, về sau phổ biến cho các dân tộc đến cúng Bụt cầu tự, cầu tài, cầu lộc.[5][6] Hiện nay chính quyền đang đầu tư phát triển du lịch.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ E-48-56-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Thông tư 04/2014/TT-BTNMT ngày 12/02/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư... lập bản đồ tỉnh Quảng Bình. Thuvien Phapluat Online, 2016.
  4. ^ Độc đáo phiên chợ rằm người Nguồn. Phụ nữ Online, 13/04/2017.
  5. ^ Thác Bụt – Điểm du lịch văn hóa tâm linh ở huyện Minh Hóa. Quảng Bình TV, 11/04/2019.
  6. ^ Về Minh Hóa chơi hội rằm tháng ba, nghe truyền thuyết thác Bụt linh thiêng. Thanh Niên, 20/04/2019.
  7. ^ Đến với Thác Bụt-Giếng Tiên. Báo Quảng Bình, 11/11/2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]