Bước tới nội dung

Thác H'Ly

Thác H'Ly trên bản đồ Phú Yên
Thác H'Ly
Thác H'Ly
Thác H'Ly (Phú Yên)

Thác H'Ly nằm trên suối ea H'Ly trong vùng đất Buôn KitSông Hinh huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên, Việt Nam.[1][2][3][Ghi chú 1]

Thác H’Ly hiện còn có khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Thác cao khoảng 20 m, mặt thác rộng gần 30 m. Nước từ những tảng đá đổ xuống tung bọt trắng xóa trước khi đổ tiếp về xuôi.[4][5]

Thác nằm sát Quốc lộ 19C, trước đây gọi là Đường tỉnh 649. Từ thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh du khách có thể tiếp cận thác bằng mọi phương tiện như xe máy, ô tô đi theo Quốc lộ 19C dài khoảng 15 km.

Thác H’Ly cũng được gắn cho một thiên tình sử diễm lệ của đôi trai gái yêu nhau mà không bao giờ được gần nhau.[6]

Suối Ea H'Ly

[sửa | sửa mã nguồn]

Ea H'Ly là dòng suối bắt nguồn từ các suối nhỏ ở sườn đông dải núi nằm ở tây nam huyện Sông Hinh. Tại đây có các đỉnh Hòn Cồ 696 m 12°50′59″B 108°53′17″Đ / 12,849722°B 108,888056°Đ / 12.849722; 108.888056 (Hòn Cồ), Hòn Que 654 m và Chư M'Kuy 848 m 12°49′07″B 108°53′07″Đ / 12,818716°B 108,885223°Đ / 12.818716; 108.885223 (Chư M'Kuy).

Suối chảy hướng gần theo hướng đông, đến Buôn Kit thì đổi hướng đông bắc, và sang xã Ea Trol đổ vào sông Hinh trong hệ thống sông Ba. Vùng cửa suối Ea H'Ly nay là hồ của Thủy điện Sông Hinh 12°52′05″B 108°57′02″Đ / 12,867955°B 108,950477°Đ / 12.867955; 108.950477 (Ea H'Ly).[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ D-49-74-B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2014.
  3. ^ Thông tư 25/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Danh mục địa danh dân cư... lập bản đồ phần đất liền tỉnh Phú Yên. Thuky Luat Online, 2017.
  4. ^ Nét đẹp hoang sơ thác H'Ly - Phú Yên[liên kết hỏng]. Tuổi Trẻ Online, 06/02/2018.
  5. ^ Giới thiệu về Thác H'Ly. Triphunter, 2017.
  6. ^ Chuyện tình bên thác H’Ly Lưu trữ 2020-04-12 tại Wayback Machine. Phú Yen Online, 30/05/2007.
Ghi chú
  1. ^ Trong tiếng một số dân tộc Tây Nguyên thì "ea" / "ia" có nghĩa là nước, sông, suối.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]