Hoàng Đạm
Hoàng Đạm | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Phạm Hoàng Đạm |
Ngày sinh | 29 tháng 7, 1931 |
Quê hương | Thường Tín, Hà Nội |
Mất | |
Ngày mất | 1 tháng 8, 2010 | (79 tuổi)
Nơi mất | TP Hồ Chí Minh |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | nhạc sĩ |
Lĩnh vực | Âm nhạc |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Dòng nhạc | ca khúc, hợp xướng, khí nhạc |
Tác phẩm | Vũ khúc Tây Nguyên Hội nghị Diên Hồng Dòng kênh trong Thanh Hóa anh hùng Giải phóng Điện Biên |
Giải thưởng | Danh sách |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2007 Văn học Nghệ thuật | |
Hoàng Đạm (nhạc sĩ Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.
29 tháng 7, 1931 - 1 tháng 8, 2010) làTiểu sử và sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Hoàng Đạm, tên khai sinh là Phạm Hoàng Đạm, sinh ngày 29 tháng 7 năm 1931. Quê tại Thường Tín, Hà Nội.
Tháng 8 năm 1945, Hoàng Đạm là diễn viên Đoàn ca kịch Sao vàng của Đoàn Thanh niên trung ương do nhạc sĩ Đỗ Nhuận phụ trách; từ 1951 đến 1954, là Đội trưởng Đội múa Đoàn Văn công Trường Lục quân Việt Nam.
Ông tốt nghiệp bậc đại học chuyên ngành sáng tác tại Nhạc viện Thượng Hải, Trung Quốc. Học xong, ông về nước làm giảng viên Bộ môn Sáng tác - Lý luận tại Nhạc viện Hà Nội.
Năm 1961, ông đi tu nghiệp trên đại học tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria.
Về sau, ông chuyển vào Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông đã viết nhiều ca khúc, hợp xướng trong đó có: Thanh Hóa anh hùng, Suối Lê-Nin (viết cùng Hà Té), Đẹp thay những cô gái mở đường, Tình ca màu tím, Mẹ tôi, Tình ca ở biển...[1]
Năm 2002, ông giành Giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam: Giải nhì về nhạc thính phòng.[2]
Năm 2003, ông giành Giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam: Giải nhất về sách nghiên cứu lý luận: "Hoà tấu biến hoá lòng bản âm nhạc cổ truyền của người Việt."[3]
Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các tác phẩm khí nhạc: Vũ khúc Tây Nguyên, Hội nghị Diên Hồng, Dòng kênh trong, hợp xướng Thanh Hóa anh hùng và giao hưởng thơ Giải phóng Điện Biên.
Ông mất ngày 01 tháng 8 năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính
[sửa | sửa mã nguồn]Âm nhạc
[sửa | sửa mã nguồn]- Thɑnh Hoá ɑnh hùng (hợp xướng)
- Suối Lê-Nin (viết cùng Hà Té),
- Đẹp thɑy những cô gái mở đường,
- Tình cɑ màu tím,
- Mẹ tôi,
- Tình cɑ ở biển
- Vũ khúc Tây Nguyên (khí nhạc)
- Hội nghị Diên Hồng (khí nhạc)
- Dòng kênh trong (khí nhạc)
- Giải phóng Điện Biên (giao hưởng thơ)
Sách
[sửa | sửa mã nguồn]- "Hoà tấu biến hoá lòng bản âm nhạc cổ truyền của người Việt."
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam 2002 (thính phòng)
- Giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam 2003 (nghiên cứu lý luận)
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Hoàng Đạm”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
- ^ V.H. (26 tháng 12 năm 2002). “Trao giải thưởng âm nhạc 2002”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.
- ^ Thúy Loan (17 tháng 12 năm 2003). “Giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam”. Hà nội mới. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2024.