Bước tới nội dung

Phan Thanh Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhạc sĩ
Phan Thanh Nam
Tạp chí Âm nhạc
Phó Tổng biên tập
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phan Thanh Nam
Ngày sinh
25 tháng 9, 1930 (94 tuổi)
Nơi sinh
Quy Nhơn
Quê hương
Bến Tre
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpnhạc sĩ
Lĩnh vựcÂm nhạc
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Sự nghiệp âm nhạc
Vai trònhạc sĩ
Dòng nhạcca khúc
Tác phẩmLá cờ tháng Tám
Trên đường vui hôm nay
Ta hát tiếp bài ca
Đi giữa màu xanh
Con sông quê hương.
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2007
Văn học Nghệ thuật

Phan Thanh Nam, sinh năm 1930 tại Quy Nhơn, quê tại Bến Tre, là nhạc sĩ Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Thanh Nam sinh ngày 25 tháng 9 năm 1930 tại Quy Nhơn, quê ở huyện Ba Tri, Bến Tre.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm liên lạc bộ đội An Khê (Gia Lai) rồi làm chiến sĩ quân giới ở Liên khu IV. Thời gian này, ông hoạt động văn nghệ ở Hội Văn nghệ Liên khu IV. Hòa bình lập lại, ông về làm biên tập chuyên mục Nghệ thuật của báo Nhân dân, sau đó làm Trưởng ban Nghệ thuật báo Văn nghệ, làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc rồi nghỉ hưu tại đây.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Là chiến sĩ quân giới nhưng mê say âm nhạc, Phan Thanh Nam đã viết "Lá cờ Tháng Tám" khi được tin Hiệp định Génever được ký kết. Ca khúc này đã đưa Phan Thanh Nam bước vào sự nghiệp âm nhạc. Đến năm 1973 khi hiệp định Paris được ký kết, vẫn nét nhạc chủ đạo từ "Lá cờ Tháng Tám", Phan Thanh Nam lại viết "Trên đường vui hôm nay". Bài hát đã theo những người lính giải phóng đi cắm cờ ở những vùng giáp ranh tại miền Nam.[2] Cũng nét nhạc ấy sau thống nhất, Phan Thanh Nam đã viết hợp xướng "Ta hát tiếp bài ca".[2]

Ông còn có nhiều ca khúc được đông đảo người nghe biết đến như: Lá cờ Tháng Tám, Nông dân biết ơn Đảng, Tôi hát tên Người - đồng chí Lênin, Tôi là người thợ, Lá cờ chiến thắng, Trên đường mùa xuân, Nụ xuân.

Ngoài sáng tác, Phan Thanh Nam còn viết tiểu luận, phê bình, giới thiệu, bình luận âm nhạc.

Ông đã xuất bản hai tuyển tập ca khúc: Lá cờ Tháng Tám (Nxb.Văn hóa, 1982) và Tuyển tập ca khúc Phan Thanh Nam và Album Audio tác giả (Nxb. Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1995).

Ông đã được tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy chương Chiến thắng, Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam vào những năm 1957, 1960, 1970 cùng nhiều giải thưởng khác...[1]

Năm 2007 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các các ca khúc: Lá cờ tháng 8, Trên đường vui hôm nay, Ta hát tiếp bài ca, Đi giữa màu xanh, Con sông quê hương.

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lá cờ tháng Tám
  • Trên đường vui hôm nay,
  • Ta hát tiếp bài ca,
  • Đi giữa màu xanh,
  • Con sông quê hương
  • Nông dân biết ơn Đảng,
  • Tôi hát tên Người - đồng chí Lênin
  • Tôi là người thợ
  • Lá cờ chiến thắng
  • Trên đường mùa xuân
  • Nụ xuân.

Tuyển tập

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lá cờ Tháng Tám (Nxb.Văn hóa, 1982)
  • Tuyển tập ca khúc Phan Thanh Nam và Album Audio tác giả (Nxb. Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1995)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1957, 1960, 1970)

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất,
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất,

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Phan Thanh Nam”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b Nguyễn Thụy Kha (9 tháng 2 năm 2005). "Lá cờ Tháng Tám" - Một giai điệu độc đáo”. Báo Bình Định. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.