Bước tới nội dung

Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2006

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc năm 2006
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tuần 1

Chữ "Hangul" viết bằng Hangul
Chữ "Hangul" viết bằng Hangul

Hangul – tiếng Triều Tiên: 한글; Latinh cải tiến: Han(-)geul; McCune-Reischauer: Han'gŭl – là bảng chữ cái của người Triều Tiên dùng để viết tiếng Triều Tiên, khác với hệ thống Hanja mượn từ tiếng Trung Quốc.

Thoạt nhìn, Hangul trông có vẻ như kiểu chữ biểu ý (hay có thể xem là tượng hình), thực sự nó là chữ biểu âm. Mỗi đơn vị âm tiết Hangul bao gồm ít nhất hai trong số 24 chữ cái (jamo): 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Trong lịch sử, bảng chữ cái tiếng Triều Tiên có một số nguyên âm và phụ âm nữa.

Tuần 2

Điện Capitol
Điện Capitol

Quốc hội Hoa Kỳ là ngành lập pháp của chính quyền liên bang Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Là một định chế quyền lực theo mô hình lưỡng viện, gồm Viện Dân biểu (House of Representatives) hay Hạ Nghị viện, và Thượng Nghị viện (Senate). Viện Dân biểu có 435 thành viên, mỗi dân biểu đại diện cho một hạt bầu cử, phục vụ trong nhiệm kỳ hai năm. Số dân biểu đại diện cho mỗi tiểu bang được ấn định theo tỷ lệ dân số. Ngược lại, tại Thượng viện, số thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang là hai người, không tính theo tỷ lệ dân số. Như vậy có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, phục vụ theo nhiệm kỳ sáu năm. Thành viên của cả hai viện được bầu trực tiếp bởi nhân dân. Tại một số bang, thống đốc có quyền bổ nhiệm thượng nghị sĩ tạm quyền khi có chỗ khuyết giữa nhiệm kỳ.

Tuần 3

Mahatma Gandhi năm 1944
Mahatma Gandhi năm 1944

Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm Phong trào Dân quyền Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..

Tuần 4

Bình gốm men co
Bình gốm men co

Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng.

Men gốm tuy bản chất là thủy tinh nhưng phối liệu không hoàn toàn giống, bởi thủy tinh thông thường khi nấu có thể chứa trong bể khuấy cho đồng nhất và khử bọt. Men khi nóng chảy phải đồng nhất mà không cần một sự trợ giúp cơ học nào, nên phối liệu phải không có vật chất nào không thể tạo pha thủy tinh.

Tuần 5

Một người già đang cúng Tất niên
Một người già đang cúng Tất niên

Tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Ta hay Tết Âm Lịch, hay gọi tắt là Tết, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt và một số dân tộc khác chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc. Tết Nguyên Đán diễn ra vào các ngày đầu năm Âm lịch, thường là khoảng từ tháng 1 đến tháng 2 Dương lịch. Đây là phong tục đón mừng năm mới, đồng thời là dịp người Việt nhớ về cội nguồn, sum họp với gia đình, người thân, gặp lại họ hàng, làng xóm, thăm mộ tổ tiên và đây cũng là dịp để mọi người sống với nhau vui vẻ, độ lượng, bỏ qua xích mích của năm cũ và cầu mong sang năm mới có cuộc sống đầy đủ ấm no và hạnh phúc hơn. Đọc tiếp…

Tuần 6

Chùa Quan Âm, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Quan Âm, Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Việt Nam là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo tại Việt Nam. Ngoài thờ Phật, chùa Việt Nam còn thờ thần (Chùa ThầyHà TâyChùa LángHà Nội thờ Từ Đạo HạnhLý Thần Tôn), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ v.v.

Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền". Một số người cho rằng từ "chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.

Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thuỷ. Đọc tiếp…

Tuần 7

Toàn quyền Alexandre Varenne (giữa) và Khâm sứ Pierre Pasquier (phải) tại đám tang vua Khải Định, Huế, 1926
Toàn quyền Alexandre Varenne (giữa) và Khâm sứ Pierre Pasquier (phải) tại đám tang vua Khải Định, Huế, 1926

Toàn quyền Đông Dương còn gọi là Toàn quyền Đông Pháp, là chức vụ đứng đầu trong Chế độ Thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Toàn quyền Đông Dương đầu tiên là ông Ernest Constans (18871888), và người cuối cùng là ông Jean Decoux (19401945).

Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm đất Nam kỳ, người Pháp tổ chức hệ thống cai trị qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, từ 1861 đến 1879, người Pháp thành lập Soái phủ Nam kỳ do các đô đốc của Hải quân Pháp đứng đầu, trông coi việc cai trị hành chính và binh bị. Bắt đầu năm 1879, người Pháp đặt chức vụ Thống đốc Nam kỳ để cai trị mảnh đất thuộc địa này. Chức vụ thống đốc này trực thuộc bộ Thuộc địabộ Hải quân Pháp. Sau khi áp đặt chế độ bảo hộ, người Pháp đặt thêm chức vụ Khâm sứ Trung kỳThống sứ Bắc kỳ. Hai người này trực thuộc bộ Ngoại giao Pháp.

Tuần 8

Quốc kỳ Đan Mạch
Quốc kỳ Đan Mạch

Vương quốc Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Kongeriget Danmark) là một đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích 43.000 km², một phần ba trong số đó là diện tích của 406 hòn đảo lớn nhỏ. Hai hòn đảo lớn nhất là Zealand (Sjælland) – rộng khoảng 7.000 km² và Funen (Fyn) – khoảng 3.000 km². Do có nhiều đảo và vịnh biển mà vương quốc nhỏ bé này có một đường bờ biển dài tới 7.314 km. Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất chưa tới 173 m so với mực nước biển. Phía nam Đan Mạch có đường biên giới với Đức, phía tây là Bắc Hải và phía đông giáp với biển Baltic.

Thuộc chủ quyền của Đan Mạch (nhưng không thuộc Liên minh châu Âu) còn có các vùng tự trị đảo GreenlandQuần đảo Faroe.

Tuần 9

Hệ thống bảo vệ dinamit trên xe tăng T72 của Liên Xô
Hệ thống bảo vệ dinamit trên xe tăng T72 của Liên Xô

Xe tăng là loại xe chiến đấu trong binh chủng thiết giáp, có khả năng cơ động cao di chuyển bằng xích là vũ khí tấn công có uy lực của lục quân dùng chủ yếu để chống lại các lực lượng lục quân của địch bằng hoả lực pháo bắn thẳng. Là loại xe chiến đấu không thể thiếu của hầu hết các quân đội trên thế giới.

Điểm khác biệt cơ bản để phân biệt xe tăng với pháo tự hành chống tăng là tuy cả hai loại cùng trang bị pháo lớn, cùng di chuyển bằng xích nhưng xe tăng có khả năng nhanh chóng thay đổi góc bắn và các hướng bắn nhờ cơ cấu tháp pháo có thể nhanh chóng quay tròn và nâng hạ góc nòng pháo. Trong khi đó pháo tự hành không có tháp pháo quay nên để bắn vào các mục tiêu khác nhau phải xoay trở rất chậm chạp. Do vậy xe tăng mang đặc trưng của vũ khí tấn công (cơ động đến tiêu diệt các mục tiêu) còn pháo tự hành diệt tăng là vũ khí phòng thủ (ẩn nấp chờ phục kích để tiêu diệt các mục tiêu xe tăng địch đang tiến công đến).

Tuần 10

Sự mở rộng không gian
Sự mở rộng không gian

Vụ Nổ Lớn là một lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ. Lý thuyết đó phát biểu rằng vũ trụ được bắt đầu từ một điểm kỳ dị có mật độ vật chất và nhiệt độ lớn vô hạn tại một thời điểm hữu hạn trong quá khứ. Từ đó, không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn tạo ra một vũ trụ giãn nở như chúng ta thấy ngày nay.

Tuần 11

Quốc kỳ Liên Xô
Quốc kỳ Liên Xô

Liên Xô là một cựu quốc gia chiếm phần lớn diện tích châu Âuchâu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức tan rã và sụp đổ vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Sự thành lập quốc gia này gắn liền với quá trình sụp đổ của Đế chế Nga trong Thế chiến thứ nhất và cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chính quyền Nga hoàngCách mạng tháng Mười năm 1917 lật đổ Chính phủ Lâm thời của Aleksandr Fyodorovich Kerensky tại Nga sau đó. Liên Xô hình thành là kết quả thắng lợi của những người cộng sản Nga (Bolshevik) đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin trong cách mạng và trong cuộc Nội chiến Nga (19181922) đẫm máu sau Cách mạng tháng Mười.

Tuần 12

Bồ Tát Long Thụ, được trình bày với nhục kế như một vị Phật
Bồ Tát Long Thụ, được trình bày với nhục kế như một vị Phật

Long Thụ (thế kỷ 12), là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-đặc-la). Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào “Sáu Bảo Trang của Ấn Độ” – năm vị khác là Thánh Thiên, Vô Trước, Thế Thân, Trần-na, Pháp Xứng. Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế), một dấu hiệu của một Đại nhân. Sư là người sáng lập Trung quán tông, sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu.

Tuần 13

Tem cổ động chiến dịch chống ung thư vú
Tem cổ động chiến dịch chống ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC) vào năm 1998 thì ung thư vú đứng đầu, chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Cũng theo IARC, xuất độ chuẩn hóa theo tuổi của ung thư vú ở phụ nữ là 92,04 (trên 100 000 dân) ở châu Âu và 67,48 (trên 100 000 dân) trên toàn thế giới vào năm 1998, đều là cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới.

Tuần 14

Họ Nguyễn bằng chữ Hán
Họ Nguyễn bằng chữ Hán

Họ là một phần trong tên gọi đầy đủ của một người để chỉ ra rằng người đó thuộc về dòng họ nào.

Trong các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hà Lantiếng Pháp, người ta thường có hai tên hoặc nhiều hơn (tên và tên đệm), và họ thông thường đứng ở cuối, điều này giải thích tại sao đôi khi người ta gọi họlast name (tên cuối). (Đôi khi nó được gọi không chính xác là second name – tên thứ hai – điều này có thể gây nhầm lẫn với tên đệm). Tại Tây Ban Nha, người ta thông thường có một (hoặc nhiều) tên và hai họ.

Tuần 15

Một bàn cờ vây truyền thống bằng gỗ
Một bàn cờ vây truyền thống bằng gỗ

Cờ vây là một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận. Một kỳ thủ là ông Emmanuel Lasker đã nói: “Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên trái đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây.

Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều “đất”, càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng là thứ phụ. Cả một bàn cờ vây rộng lớn với bao nhiêu là đám quân và bao nhiêu là “vùng đất” khiến cho cơ hội cho người chơi rất lớn. Người chơi cờ vây phải tính trước rất nhiều nước không chỉ cho một đám quân mà cả chục đám quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây được thế giới hiện đại nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi.

Tuần 16

Quốc kỳ Đức
Quốc kỳ Đức

Cộng hoà Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland) là một quốc gia liên bang nằm trong Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (phía bắc), Ba LanSéc (phía đông), ÁoThụy Sĩ (phía nam), Pháp, Luxembourg, BỉHà Lan (phía tây). Ở phía bắc, Đức nằm giáp ranh với biển BalticBắc Hải.

Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin nhưng đa số nhân viên của các bộ và nhiều cơ quan liên bang ở tại Bonn. Hệ thống chính trị được tổ chức theo lối liên bangdân chủ nghị viện. Quốc gia liên bang này bao gồm 16 bang độc lập. Nước Đức với dân số hơn 82 triệu là quốc gia có dân số lớn thứ nhì của châu Âu sau Nga. Đức là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu và là nước đông dân nhất trong khối này. Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 18 tháng 9 năm 1973. Ngoài ra Đức còn là thành viên trong khối NATOG8.

Tuần 17

Sản phẩm gốm Bát Tràng
Sản phẩm gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, một làng gốm cổ truyền và nổi tiếng của Việt Nam. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát là chén bát, đồ gốm và chữ Tràng (hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho chuyên môn.

Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và, cuối cùng là, nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”.

Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hànhkim, mộc, thuỷ, hoả, và thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những qui trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.

Tuần 18

Máy bay của hàng không FinnAir
Máy bay của hàng không FinnAir

Máy bay, còn được gọi theo âm Hán-Việtphi cơ hay cách gọi dân dã là tàu bay, là phương tiện bay hiện đại, cao cấp, ngày nay đóng vai trò không thể thiếu trong kinh tế và đặc biệt trong quân sự. Máy bay dân dụng là phương tiện chuyên chở chính của ngành giao thông vận tải hàng không dân dụng, và trong quân sự máy bay chiến đấu tạo thành quân chủng Không quân. Trong quân sựkinh tế dân dụng máy bay có vai trò ngày càng quan trọng: trong giao thông vận tải hàng không dân dụng lượng hành khách và hàng hoá chuyên chở bằng máy bay chiếm tỷ trọng rất lớn và ngày càng lớn vì ưu thế nhanh chóng và an toàn của loại hình giao thông vận tải này. Tuy là phương tiện vận tải hiện đại nhất đòi hỏi các đảm bảo kỹ thuật rất khắt khe, khi tai nạn máy bay thường gây thiệt hại rất lớn về nhân mạng và tài sản nhưng giao thông vận tải hàng không vẫn là loại hình có độ an toàn cực cao, sác xuất rủi ro cực thấp nếu so sánh với các loại hình giao thông vận tải khác.

Tuần 19

Immanuel Kant
Immanuel Kant

Immanuel Kant (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Königsberg; mất ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg) được xem là triết gia Đức quan trọng nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh vực khoa học nhân văn khác. Học thuyết “Triết học siêu nghiệm” (Transzendentalphilosophie) của ông đã đưa triết học Đức bước vào một kỉ nguyên mới. “Danh tiếng của ông đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau”, như nhận xét của triết sử gia Johannes Hirschberger.

Tuần 20

Nhà hát quốc gia Wien
Nhà hát quốc gia Wien

Wien (cũng được gọi là Viên) là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo. Với dân số 1.631.082 (năm 2005), Wien là thành phố lớn nhất Áo và là trung tâm văn hóa, kinh tế, và chính trị của nước này.

Nằm trên hai bờ sông Donau (Danube) và chỉ 60 km cách ranh giới phía đông của Áo, Wien nằm tại góc đông nam của Trung Âu và gần Cộng hòa Séc, Slovakia, và Hungary.

Wien là trụ sở của một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có UNIDO, OPEC, IAEA, và OSCE.

Tuần 21

Max Planck
Max Planck

Max Karl Ernst Ludwig Planck (23 tháng 4, 1858 – 4 tháng 10, 1947) là một nhà vật lý nổi danh người Đức, được xem là cha đẻ của cơ học lượng tử. Ông đạt giải Nobel vật lý năm 1918.

Ông ra đời ngày 23 tháng 4 năm 1858 tại Kiel, là con của Johann Julius Wilhelm Planck và người vợ thứ hai là Emma Patzig (18211914); ông có bốn anh chị em ruột (Hermann, Hildegard, Adalbert và Otto), cũng như hai anh chị cùng cha khác mẹ (Hugo và Emma) đời vợ trước của Johann Julius Wilhelm Planck. Ông sống những năm đầu tại Kiel cho đến khi gia đình chuyển về München. Nơi đây, ông đi học ở trường trung học Maximilian; một trong những người bạn học của ông là người sáng lập Viện bảo tàng Đức (Deutsches Museum) Oskar von Miller. Ông tốt nghiệp phổ thông năm 16 tuổi.

Tuần 22

Khu nhà người nghèo ở Soweto, Cộng hòa Nam Phi
Khu nhà người nghèo ở Soweto, Cộng hòa Nam Phi

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi hằng tháng chỉ có ít hơn một nửa thu nhập bình quân của quốc gia.

Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinhCarribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).

Tuần 23

Chân dung Thành Cát Tư Hãn
Chân dung Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn, sinh ra với tên Thiết Mộc Chân khoảng năm 1155/1162/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế chế Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập của Mông Cổ năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh và mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù với những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (12711368) sau khi lật đổ triều đại nhà Nam Tống.

Tuần 24

Bộ binh Nga ra chiến trường
Bộ binh Nga ra chiến trường

Đệ nhất thế chiến hay Thế chiến thứ nhất, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Đệ nhị thế chiến. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế quốc Đức, Đế chế Áo-HungĐế chế Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và “thế giới mới” mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệtphát xít tại Ý, ĐứcNhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc.

Tuần 25

Đồng hồ nhị phân
Đồng hồ nhị phân

Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số 2) là một hệ thống dùng hai ký tự để biểu đạt giá trị về số lượng. Hai ký tự đó thường là 0 và 1; chúng được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng (có hiệu điện thế, hoặc hiệu điện thế cao là 1 và không có, hoặc thấp là 0). Do tính chất tương đối dễ dàng trong việc tạo dựng thiết bị trên các bảng điện tử, hệ nhị phân trở thành một phần kiến tạo căn bản trong các máy tính đương thời.

Tuần 26

Chân dung của Martin Luther
Chân dung của Martin Luther

Martin Luther (đầu tiên là Martin Luder hay Martinus Luther; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ dòng Augustine. Tư tưởng của ông đã soi dẫn Cuộc Cải cách Kháng Cách (Protestant Reformation) và ảnh hưởng sâu đậm đến nền thần học của các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách cũng như các trào lưu Cơ Đốc giáo khác. Nỗ lực của ông nhằm kêu gọi giáo hội trở về với sự dạy dỗ của Kinh Thánh đã dẫn đến sự hình thành những trào lưu mới trong Cơ Đốc giáo. Bản dịch Kinh Thánh của ông đã giúp chuẩn hoá Đức ngữ. Các bài thánh ca do ông sáng tác đã góp phần thay đổi cung cách thờ phụng tại các nhà thờ. Hôn nhân của ông với Katherina von Bora vào năm 1525 đã khởi đầu thông lệ cho phép các chức sắc giáo hội kết hôn.

Tuần 27

Ong mật
Ong mật

Sâu bọ, hay côn trùng, là những động vật không xương sốngtên khoa học là lớp Insecta (lớp Sâu bọ), là lớp lớn nhất trên Trái Đất và cũng là lớp phân bố rộng rãi nhất trong số các đại diện của ngành Chân khớp (Arthropoda). Côn trùng là nhóm đa dạng nhất trên Trái Đất với hơn 900.000 loài (1) nhiều hơn khoảng 3 lần tất cả các động vật khác cộng lại. Côn trùng có thể tìm thấy ở gần như tất cả các môi trường sống trên Trái Đất, mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ các loài có thể thích nghi được với đời sống ở đại dương, nơi mà giáp xác là nhóm chiếm ưu thế. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa; 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng. Khoa học nghiên cứu về côn trùng được gọi là côn trùng học (entomology).

Tuần 28

Ludwig Mies van der Rohe (27 tháng 3, 1886 – 19 tháng 8, 1969) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Đức. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu (Minimalism).

Ông sinh ra tại Aachen, Đức, với tên là Maria Ludwig Michael Mies, là con trai của một người thợ đá thủ công, điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm thực hành trong kiến trúc của ông sau này. Sau đó ông chuyển tới Berlin làm việc ở văn phòng thiết kế của Brono Paul, và từ 1908 đến 1912 làm việc tại xưởng thiết kế của của Peter Behrens, một trong những người tiên phong của kiến trúc Đức thời bấy giờ. Mies đã học được rất nhiều về lý thuyết thiết kế cũng như sự phát triển của văn hóa Đức thời bấy giờ. Cũng tại xưởng thiết kế của Behrens, Mies đã gặp gỡ và làm việc cùng với Le CorbusierWalter Gropius.

Tuần 29

Thống chế Erwin Rommel năm 1942
Thống chế Erwin Rommel năm 1942

Erwin Johannes Eugen Rommel (15 tháng 11, 1891 – 14 tháng 10, 1944) là một trong số các Thống chế nổi bật nhất của quân đội Đức Quốc xã, và có thể nói là một trong những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất từ trước đến nay. Ông chỉ huy Quân đoàn Phi châu Đức (tiếng Đức: Deutsches Afrika Korps) trong Đệ nhị thế chiến. Ông được mọi người đặt cho biệt danh là “Con Cáo Sa mạc” (tiếng Đức: Wüstenfuchs; tiếng Anh: the Desert Fox) vì những chiến quân sự tài tình mà ông tiến hành tại mặt trận Bắc Phi. Ông được mọi người nhớ đến không chỉ bởi lòng dũng cảm phi thường khi tham gia chiến trận, mà còn là bởi vì cách cư xử, tinh thần thượng võ của ông đối với kẻ thù của mình.

Tuần 30

Quốc kỳ Đại Hàn Dân quốc
Quốc kỳ Đại Hàn Dân quốc

Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là quốc gia nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với CHDCND Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến 38° Bắc. Phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul.

Tên đầy đủ của Hàn Quốc theo tiếng HànĐại Hàn Dân Quốc, được dịch sang nhiều thứ tiếng châu Âu là Cộng hòa Triều Tiên. Ở Việt Nam trước kia cũng dùng tên gọi này, nhưng theo đề nghị của phía Hàn Quốc, tên gọi ấy được thay bằng Đại Hàn Dân Quốc. Hàn Quốc hay Nam Hàn là dạng thông thường của tên gọi này (xem Tên gọi Triều Tiên).

Tuần 31

Nhà Lý (còn được gọi là nhà Hậu Lý) là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm. Quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Ở thời này có sự kiện đáng nhớ là việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi hẻo lánh, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng Long theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này. Quốc hiệu Đại Việt cũng được đặt ở thời kỳ này.

Tuần 32

David Hume, 1766
David Hume, 1766

David Hume (26 tháng 4, 1711 – 25 tháng 8, 1776) là một triết gia, nhà kinh tế họcnhà sử học người Scotland, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng của Scotland.

Các sử gia thường xem triết học Hume như là một dạng thức triệt để của chủ nghĩa hoài nghi, nhưng nhiều người khác đã lý luận rằng trong triết học Hume, thành phần chủ nghĩa tự nhiên cũng không kém phần quan trọng.

Hume chịu ảnh hưởng lớn bởi các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa (empiricist) John LockeGeorge Berkeley, cùng với nhiều tác giả tiếng Pháp như Pierre Bayle, và nhiều tác giả tiếng Anh như Isaac Newton, Samuel Clarke, Francis Hutcheson, và Joseph Butler.

Tuần 33

Queen
Queen

Queen là một ban nhạc rock của Anh nổi tiếng từ giữa thập kỷ 1970 và thu hút được một lượng khổng lồ những người hâm mộ trên khắp thế giới và con số này tiếp tục tăng cho đến nay. Ở nước Anh, ban nhạc được bình chọn ở vị trí thứ hai trong số những ban nhạc được yêu thích nhất của mọi thời đại trên kênh truyền hình Channel 4. Có một số đợt, các bài hát “Bohemian Rhapsody” và “We Are the Champions” luôn được bình chọn là bài hát được ưa chuộng trên thế giới.

Mặc dù cũng đã từng bị phê bình, đặc biệt tại Mỹ, họ đã được coi như là những người tiên phong của arena rock, hard rock glam rock, heavy metalprogressive rock. Ban nhạc cũng có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều nghệ sỹ sau đó và vào năm 2001 ban nhạc đã được ghi tên trong Viện bảo tàng Rock and Roll Hall of FameCleveland, Ohio. Và để ghi nhớ việc có tên trong UK Music Hall of Fame, một video nhạc giới thiệu “Bohemian Rhapsody” của Queen đã được ghi “khởi động lại kỷ nguyên video ca nhạc”.

Tuần 34

Pyotr Đại đế
Pyotr Đại đế

Pyotr I (10 tháng 6, 1672 tại Moskva – 8 tháng 2, 1725 tại Sankt-Peterburg), là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga, được tôn là Pyotr Đại đế (tiếng Nga: Пётр Великий, Pyotr Velikiy). Ông là con của Sa hoàng Aleksei INatalia Kirillovna Naryshkina, người vợ thứ hai của Aleksei I; tên đầy đủ của ông, do đó, là Pyotr Alekseyevich Romanov (Пётр Алексеевич Романов).

Khi Pyotr I lên ba tuổi rưỡi, Sa hoàng Aleksei I qua đời ở tuổi 47. Kế vị ngai vàng là Thái tử Phyodor, 15 tuổi, bị khuyết tật, và là con trai trưởng của Hoàng hậu quá cố Maria Ilyinichna Miloslavskaya, tức là anh cùng cha khác mẹ của Pyotr.

Cuộc đời thơ ấu của Pyotr trải qua bình lặng trong sáu năm (1676–1682) dưới triều đại của Fyodor. Khi ông này qua đời, chỉ còn có hai ứng viên lên ngôi: người em ruột của Phyodor tên Ivan, 17 tuổi, và người em cùng cha khác mẹ chính là Pyotr, lúc đó 10 tuổi. Pyotr được chọn làm Sa hoàng kế vị.

Tuần 35

KDE 3.5
KDE 3.5

Trong khoa học máy tính, hệ thống X Window (còn được gọi tắt là X11 hay X) là một hệ thống cửa sổ dùng để hiển thị đồ họa bitmap. Nó cung ứng một bộ các công cụ và giao thức cho phép người dùng xây dựng các giao diện đồ họa (GUI) trong hệ điều hành Unix, tựa Unix, và OpenVMS. X còn được hỗ trợ hầu hết trong các hệ điều hành hiện đại.

X cung cấp khuôn khổ cơ bản cho một môi trường GUI: vẽ và dịch chuyển các cửa sổ trên màn hình, tương tác với chuộtbàn phím. X không qui định giao diện người dùng – các trình khách làm việc này. Do vậy, kiểu cách biểu thị trên màn hình của các môi trường X rất đa dạng. Các chương trình khác nhau có thể trình bày các giao diện rất khác nhau.

Các tính năng xuyên dụng mạng của X bao gồm: máy tính nơi mà các chương trình ứng dụng (trình khách) đang chạy có thể khác với máy tính tại chỗ của người dùng (trình phục vụ với nhiệm vụ hiển thị). Cách sử dụng thuật ngữ “trình khách” (client) và “trình phục vụ” (server) của X ngược với cách nghĩ thông thường của nhiều người. X quan niệm “trình phục vụ” là phần hiển thị địa phương của người dùng (trình phục vụ việc hiển thị), chứ không phải nói đến một máy tính ở xa.

Tuần 36

Condoleezza Rice
Condoleezza Rice

Condoleezza “Condi” Rice (sinh 14 tháng 11, 1954) là Bộ trưởng Ngoại giao thứ nhì của chính phủ George W. Bush từ ngày 26 tháng 1 năm 2005. Rice là phụ nữ Mỹ gốc Phi châu đầu tiên, là người Mỹ gốc Phi châu thứ hai (sau Colin Powell) và là phụ nữ thứ hai (sau Madeleine Albright) phục vụ chính phủ trong chức vụ này.

Trước đó, Rice là Cố vấn An ninh Quốc gia cho tổng thống Bush trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Bà là người Mỹ gốc Phi thứ hai (sau Colin Powell), và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ cố vấn này.

Trước khi là thành viên của chính phủ Bush, Rice là giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Viện trưởng (Provost) từ 1993 đến 1999.

Vào tháng 8 năm 2004, và một lần nữa vào tháng 8 năm 2005, tạp chí Forbes chọn Rice là người phụ nữ quyền thế nhất thế giới. Đến tháng 9 năm 2006, Rice nhường vị trí đầu cho Thủ tướng Đức, Angela Merkel, để đứng thứ nhì trong danh sách 100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới.

Tuần 37

Giải Nobel về vật lý là một trong những giải Nobel được trao hàng năm cho các nhà vật lýthiên văn có những khám phá và những đóng góp nổi trội trong lĩnh vực vật lý hàng năm. Diễn tiến về các sự nghiên cứu và phát minh dẫn đến các giải Nobel về vật lý được tóm tắt trong bài này, trong khi tất cả các nhà vật lý đã đoạt giải này từ 1901 đến nay được liệt kê tại Danh sách những người đoạt giải Nobel Vật lý.

Năm 1901, khi giải Nobel đầu tiên được trao thì các lĩnh vực của vật lý cổ điển đã dựa trên một nền tảng vững chắc do các nhà vật lý và hóa học vĩ đại của thế kỉ 19 tạo nên. Tuy vậy, sự thỏa mãn về bức tranh vật lý đó kéo dài không được bao lâu. Thời điểm bước sang thế kỉ mới là thời điểm quan sát các hiện tượng mà vật lý lúc bấy giờ không lý giải được và những ý tưởng cực mới về cơ sở của vật lý lý thuyết được đưa ra.

Tuần 38

Thai tạng giới Mạn-đà-la
Thai tạng giới Mạn-đà-la

Nghệ thuật Phật giáo – nhất là các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắchội hoạ có liên quan đến Phật, PhápTăng – bắt đầu từ thời ban sơ trước đây 2.500 năm đã phát triển một hệ thống đồ tượng biểu trưng đa dạng và phức tạp. Nghệ thuật Phật giáo bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ, ngay sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni (≈563483 TCN) viên tịch.

Trong thời kì tối sơ, nghệ thuật Phật giáo thuộc loại phi thánh tượng (tiếng Anh: aniconic), như vậy là chưa thể hiện hình tượng Phật dưới hình người. Thời kì hưng thịnh của nghệ thuật Phật giáo đầu tiên có lẽ là thời vua A-dục trị vì (≈268232 TCN), ông đã đóng góp rất nhiều cho việc truyền bá Phật giáo tại Ấn Độ cũng như phổ biến đến các khu vực khác như Trung Á, Tích Lan, và ngay cả khu vực Đông Nam Á như các ghi nhận trong lịch sử.

Tuần 39

Xứ tuyết (tiếng Nhật: Yukiguni, Tuyết quốc) là tiểu thuyết đầu tay của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản. Cùng với Ngàn cánh hạc (Senbazuru, Thiên vũ hạc) và Cố đô (Koto, Cổ đô), Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968.

Tuần 40

Lê Đại Hành
Lê Đại Hành

Lê Đại Hành (9411005), húy Lê Hoàn, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005.

Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941 tại Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Có thuyết cho rằng ông sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là ông Lê Mịch, mẹ là bà Đặng Thị Sen. Một vài tài liệu cho rằng Lê Hoàn không biết cha mình là ai và có một giai thoại: lúc mẹ đi cấy ở cánh đồng Tích Nội (đồng Trẩy), có một đóa hoa sen cứ dạt vào trước mặt bà. Bà cố đẩy nó ra xa, nhưng nó lại dạt vào như cũ. Bà liền lấy bóc ra ăn. Không ngờ sau đó thụ thai đến 13 tháng mới sinh ra Lê Hoàn.

Tuần 41

Trực thăng Kaman Seasprite của Hải quân Hoa Kỳ đang hạ cánh trên tàu chiến
Trực thăng Kaman Seasprite của Hải quân Hoa Kỳ đang hạ cánh trên tàu chiến

Máy bay trực thăng hay còn gọi là máy bay lên thẳng là một loại phương tiện bay có động cơ, hoạt động bay bằng cánh quạt, có thể cất cánh, hạ cánh thẳng đứng, có thể bay đứng trong không khí và thậm chí bay lùi. Trực thăng có rất nhiều công năng cả trong đời sống thường nhật, trong kinh tế quốc dân và trong quân sự.

Nếu so sánh với máy bay cánh cố định thì máy bay trực thăng có kết cấu, cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều, khó điều khiển, đắt hơn, hiệu suất khí động học thấp, dẫn đến chi phí bay cao hơn, tốn nhiều nhiên liệu, tốc độ và tầm bay xa kém hơn rất nhiều. Nhưng bù lại những nhược điểm đó, khả năng cơ động linh hoạt, khả năng cất cánh – hạ cánh thẳng đứng không cần sân bay và tính năng bay đứng của nó làm cho loại máy bay này là không thể thay thế được. Thực tế là máy bay trực thăng có thể đến bất cứ nơi nào chỉ cần bãi đáp có kích thước lớn gấp rưỡi đường kính cánh quạt là nó đều có thể hạ cánh và cất cánh được.

Tuần 42

Tượng của Karl XII tại Stockholm
Tượng của Karl XII tại Stockholm

Karl XII (16821718), còn được biết như Carl XII hay Charles XII, là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Thụy Điển do những chiến công hiển hách ban đầu, nhưng cũng bị oán ghét do chiến bại về sau và làm kiệt quệ Thụy Điển. Dưới triều đại của ông, Thụy Điển từ một nước hùng mạnh bị xuống dốc rõ rệt, mất nhiều đất đai, và tạo cơ hội cho Nga vươn lên.

Karl XII sinh ngày 17 tháng 6 năm 1682. Cha của ông là Karl XI, lên làm vua lúc 5 tuổi. Tất cả có bảy anh em, nhưng chỉ có Karl, người chị Hedvig Sofia lớn hơn một tuổi, và em gái Ulrika Eleonora nhỏ hơn sáu tuổi, là còn sống. Mặc dù Karl có thể chất yếu đuối, tuổi thơ ấu của ông có đầy hoạt động quân sự. Sau cái chết của người vợ, vua Karl XI dành nhiều thời giờ cho con cái. Thái tử Karl đã tiếp nhận nhiều đức tin và cung cách của vua cha. Danh dự và thánh thiện là hai nguyên tắc chỉ đạo của ông: Quân vương phải đặt công lý và danh dự lên trên tất cả; một khi đã nói ra, phải làm theo lời nói.

Tuần 43

Các nước dưới sự quản lý của Đức Quốc xã vào Đệ nhị thế chiến
Các nước dưới sự quản lý của Đức Quốc xã vào Đệ nhị thế chiến

Lịch sử quân sự Đức trong Đệ nhị thế chiến bắt đầu từ quân số 100.000 do Hòa ước Versailles hạn chế, không được quyền có không quân và tàu ngầm, phát triển thành một quân đội hùng mạnh nhất thế giới rồi gây ra Đệ nhị thế chiến 19391945.

Vào ngày 1 tháng 9, 1939, Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan. Cuộc xâm lược khiến AnhPháp tuyên chiến với Đức, theo hiệp ước hai nước này đã ký kết với Ba Lan. Theo sau Anh, các nước Úc, Canada, New Zealand, Cộng hoà Nam Phi cũng tuyên chiến với Đức. Sau chiến dịch tại Ba Lan, chiến tranh bước đến một giai đoạn tương đối im lặng gọi là Chiến tranh Giả vờ. Giai đoạn này kết thúc khi Đức xâm chiếm Đan MạchNa Uy vào tháng 4 năm 1940Hà Lan, Bỉ, và Pháp vào tháng 5. Tất cả các nước bị xâm chiếm lần lược bị sụp đổ trong khi Anh và các đồng minh bị tổn thất nặng nề tại Na Uy và phải rút quân ra khỏi Pháp. Anh lại có nguy cơ bị đổ bộ, nhưng trong cuộc chiến trên bầu trời Anh, Luftwaffe (Không quân Đức Quốc xã) đã không giành được ưu việt và đình hoãn kế hoạch xâm chiếm.

Tuần 44

Khí quyển Sao Hỏa chụp nghiêng (có sử dụng kính lọc đỏ) bởi vệ tinh Viking cho thấy các lớp bụi lơ lửng cao đến 50 km
Khí quyển Sao Hỏa chụp nghiêng (có sử dụng kính lọc đỏ) bởi vệ tinh Viking cho thấy các lớp bụi lơ lửng cao đến 50 km

Khí quyển Sao Hỏa là lớp các chất khí hay các hạt chất rắnchất lỏng nhỏ bay lơ lửng quanh hành tinh Sao Hỏa và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Sao Hỏa.

Từ những quan sát đầu tiên cho đến nay, khí quyển Sao Hỏa luôn lộ ra như một thế giới vừa khác lạ và vừa quen thuộc.

Người đầu tiên chỉ ra các bằng chứng khoa học về sự hiện diện của một khí quyển trên Sao Hỏa là William Herschel bằng quan sát về các dấu hiệu của mâykhói qua kính viễn vọng năm 1783. 4 năm sau đó, Johann Schröter cũng có những kết luận tương tự bằng quan sát của ông.

Tuần 45

Bánh xe Pháp
Bánh xe Pháp

Lịch sử Phật giáo bắt đầu khi Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo này được truyền đi trong một thời gian lâu dài và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, con người và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa KỳTây Âu.

Tuần 46

Đảng Dân chủ Hoa Kỳ, cùng với Đảng Cộng hòa, là một trong hai chính đảng lớn nhất tại Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ, truy nguyên nguồn gốc của mình đến thời Thomas Jefferson vào đầu thập niên 1790, là đảng phái chính trị lâu đời nhất trên thế giới. Hiện nay, đảng này chỉ giữ vị trí thiểu số tại cả ThượngHạ viện Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ hiện đang nắm quyền kiểm soát 19 viện lập pháp tiểu bang, ngang bằng với đảng Cộng hòa. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2006, đảng Dân chủ giành được quyền kiểm soát trong cả hai viện trong Quốc hội bắt đầu từ năm 2007.

Là một trong hai chính đảng quan trọng tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ có khuynh hướng tự do hơn đảng Cộng hòa từ năm 1896. Bên trong đảng Dân chủ tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau hơn so với những chính đảng quan trọng tại các quốc gia đã công nghiệp hóa khác, một phần là vì các chính đảng của người Mỹ thường không có đủ quyền lực để kiểm soát đảng viên của mình như các đảng chính trị tại nhiều nước khác, phần khác là vì hệ thống chính trị tại Hoa Kỳ không theo thể chế đại nghị.

Tuần 47

Áp phích kỷ niệm Viên Thế Khải và Tôn Dật Tiên
Áp phích kỷ niệm Viên Thế Khải và Tôn Dật Tiên

Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc bắt đầu sau khi các lực lượng cộng hòa lật đổ nhà Thanh năm 1912 và tiếp diễn sau khi chính quyền Tưởng Giới Thạch phải rút về Đài Loan sau khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.

Sau sự thành công lật đổ chính thể nhà Thanh, nhà nước cộng hòa non trẻ lập tức rơi vào nguy cơ bị chia rẽ bởi các quân phiệt địa phương cũ (quân phiệt Bắc Dương). Về mặt ngoại trị, chính thể Dân quốc đã dần thu hồi lại được chủ quyền một số vùng lãnh thổ và thoát dần khỏi sức ép của các cường quốc nước ngoài. Vào năm 1928, nhà nước cộng hòa trên danh nghĩa được thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và đang ở những giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóa đầu tiên, tuy nhiên, nó lại rơi vào những cuộc xung đột giữa chính phủ Quốc dân Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc và những quân phiệt mới (về danh nghĩa là thần phục Quốc dân Đảng) cùng với Nhật Bản. Đa số các nỗ lực xây dựng quốc gia đều bị ngừng trệ trong cuộc kháng chiến chống lại Nhật Bản từ năm 1937 đến năm 1945, và sau này là sự bất hòa giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến việc thành lập chính phủ liên hiệp không bao giờ có thể diễn ra, gây nên cuộc nội chiến Trung Quốc.

Tuần 48

Khu phố Chợ Cũ (Alter Markt) ở Köln
Khu phố Chợ Cũ (Alter Markt) ở Köln

Köln, trong tiếng Việt còn được viết là Cologne, là thành phố lớn thứ tư của Đức theo dân sốdiện tích. Thành phố có lịch sử 2.000 năm, có nhiều di sản kiến trúcvăn hóa, nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc tế quan trọng. Cho đến năm 1919 thành phố có tên Cöln, dưới thời của người La Mã đầu tiên là oppidum ubiorum, rồi Colonia Claudia Ara Agrippinensium.

Năm 1850, dân số thành phố vượt quá con số 100.000, từ đó Köln trở thành một thành phố lớn theo lối hiểu ngày nay. Giữa năm 2005, dân số chính thức (có đăng ký cư trú) của Köln là 975.907. Thế nhưng, nếu tính cả những người đăng ký Köln là nơi cư trú thứ hai, thành phố có tổng cộng 1.022.627 dân cư. Vì thế mà Köln được gọi là thành phố triệu dân, mặc dù về mặt chính thức, Köln chỉ là thành phố triệu dân trong những năm 19751976 do sáp nhập hành chính mà sau này lại bị hủy bỏ.

Tuần 49

Đập Tam Hiệp, phía thượng lưu có mức nước cao, 26 tháng 7 năm 2004
Đập Tam Hiệp, phía thượng lưu có mức nước cao, 26 tháng 7 năm 2004

Đập Tam Hiệp là đập chặn sông Dương Tử (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Nó sẽ là đập thủy điện lớn nhất thế giới khi hoàn thành vào năm 2009. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Phù Lăng (thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh).

Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai. Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.

Tuần 50

“Vua rượu” và “thừa tướng” của vua rượu (khoảng năm 1820)
“Vua rượu” và “thừa tướng” của vua rượu (khoảng năm 1820)

Chứng nghiện rượu là một bệnh nghiện mãn tính. Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 liệt chứng nghiện rượu vào loại rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần. Chất gây ra là rượu, chính xác hơn là êtanol hình thành khi lên men rượu.

Chứng nghiện rượu có thể bắt đầu ngay khi uống đều đặn một lượng nhỏ. Không phải lúc nào người nghiện rượu cũng ở trong trạng thái say sưa. Chứng nghiện rượu diễn tiến một cách tương đối chậm chạp và khó nhận thấy. Những người mang chứng bệnh này thường không ý thức được tính nghiêm trọng của chứng bệnh. Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây ra các bệnh cơ thể và tâm thần trầm trọng và lâu dài khác (xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ…).

Tuần 51

Trang đầu của bộ Nhập Lăng-già kinh, bản Hán văn
Trang đầu của bộ Nhập Lăng-già kinh, bản Hán văn

Kinh điển Phật giáo có số lượng rất lớn. Mặc dù có thể không lên đến "84.000 pháp môn" (bài giảng) như truyền thống thường nói, nhưng có lẽ chúng cũng đủ để làm các Phật tử hoa mắt khi mới học Đạo. Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc được viết trên giấy mực được chia theo nội dung làm ba loại là Kinh, LuậtLuận. Phật tử theo các tông phái khác nhau đặt các bộ kinh, luận này ở những vị trí khác nhau. Họ cho rằng các bộ kinh, luận có tầm quan trọng khác nhau đối với họ và giữ thái độ khác nhau đối với kinh điển: Từ tôn kính một loại kinh văn nhất định cho đến bác bỏ, xem thường một vài kinh văn nào đó, cho là nguỵ tạo. Thế nên, các bộ kinh, luận khó có thể được gọi là Thánh kinh (scripture) với nghĩa được hiểu như thánh kinh của Thiên Chúa giáo hoặc các tôn giáo khác.

Kinh văn Phật giáo có thể chia ra hai loại dựa trên nguồn gốc hình thành kinh như loại tiêu chuẩn (hoặc chủ yếu, canonical) và loại ngoài tiêu chuẩn (hoặc thứ yếu, non-canonical). Thuộc về kinh văn tiêu chuẩn là các bài Kinh (經, sa. sūtra, pi. sutta), chép lại lời dạy của chính vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni – “Phật lịch sử” ở đây được hiểu một cách chính xác hoặc như một ẩn dụ. Thuộc loại ngoài tiêu chuẩn là các bài luận giải những bộ kinh hoặc luận, cũng như những văn bản trích dẫn kinh, lịch sử hình thành kinh, văn phạm… của các Đại sư, Luận sư.

Tuần 52

Julius Caesar

Gāius Jūlius Caesar (đọc như “Ga-gius Giu-li-us Khai-xa”; 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Cuộc chinh phục xứ Gaul (nước Pháp) của ông mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương, và ông còn là người phát động cuộc xâm lăng đầu tiên của La Mã vào xứ Britannia (nước Anh ngày nay) năm 55 TCN. Caesar được xem là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại.

Vào năm 42 TCN, hai năm sau khi Caesar bị mưu sát, viện nguyên lão La Mã chính thức thánh hóa, xem ông là một trong những vị thần của La Mã.