Bước tới nội dung

Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2018

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc năm 2018
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tuần 1

"Imagine" là ca khúc do nhạc sĩ-ca sĩ người Anh John Lennon sáng tác và thể hiện. Đây là đĩa đơn bán chạy nhất trong sự nghiệp đơn ca của ca sĩ này. Lời bài hát cổ vũ người nghe hãy tưởng tượng ra một thế giới hoà bình, không có biên giới chia cắt các quốc gia, không có sự chia rẽ giữa các tôn giáo và sắc tộc, và thể hiện mong muốn rằng xã hội loài người sẽ sống một cuộc sống không chịu sự chi phối của của cải vật chất. Lennon và Yoko Ono đồng sản xuất đĩa đơn này cũng như album cùng tên với Phil Spector. Quá trình thu âm bắt đầu tại phòng thu tại gia của Lennon tại Công viên Tittenhurst, Anh vào tháng 5 năm 1971. Công đoạn ghi âm đè cuối cùng diễn ra tại phòng thu Record Plant, ở thành phố New York vào tháng 7. Một tháng sau khi phát hành dưới dạng đĩa than LP vào tháng 9, Lennon cho ra mắt "Imagine" dưới dạng một đĩa đơn tại Hoa Kỳ; ca khúc lên tới vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 còn bản thu trên đĩa than LP đứng đầu bảng xếp hạng Anh quốc vào tháng 11, sau này trở thành album có thành công chuyên môn và thương mại cao nhất trong sự nghiệp solo của Lennon. Broadcast Music, Inc. thống kê "Imagine" là một trong số 100 ca khúc được biểu diễn nhiều nhất thế kỷ 20. Ca khúc đứng thứ 30 trong danh sách 365 Ca khúc của Thế kỷ có ảnh hưởng lịch sử lớn nhất của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. [ Đọc tiếp ]

Tuần 2

Lăng Trần Thánh Tông
Lăng Trần Thánh Tông

Trần Thánh Tông (1240 – 1290) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ tháng 3 năm 1258 đến tháng 11 năm 1278, rồi làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời. Thánh Tông là con thứ của Trần Thái Tông, đã tham gia chỉ huy quân đội trong chiến tranh Mông-Việt năm 1258 trước khi được nhường ngôi. Trong thời kỳ cầm quyền của mình, Trần Thánh Tông đã khuyến khích phát triển giáo dục, kinh tế và chọn người giỏi vào làm những chức vụ cao trong bộ máy chính trị – quân sự. Về đối ngoại, Thánh Tông đã thực thi một chính sách ngoại giao mềm mỏng với đế quốc Nguyên-Mông cường thịnh ở phương Bắc, nhưng cự tuyệt mọi yêu sách của vua Nguyên đòi ông sang chầu, cũng như chỉnh đốn quân đội để đề phòng sự xâm lược của họ. Tháng 11 năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông và trở thành Thái thượng hoàng, nhưng sau đó ông vẫn tiếp tục cai quản việc nước và lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh bại hai cuộc xâm lược của Nguyên-Mông năm 12851287. Ông được sử sách ca ngợi là một vị vua nhân hậu, luôn hòa thuận với anh em trong hoàng gia và giữ vững cơ nghiệp của triều đại. Ông cũng là một nhà văn hóa, nhà thiền học, thường hay sáng tác thơ ca hoặc những bài đệ về thiền. [ Đọc tiếp ]

Tuần 3

Stephen Hawking (8 tháng 1 năm 1942) là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, hiện là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge. Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát, và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking). Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quátcơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải nhiều thế giới về cơ học lượng tử. Ông nhận nhiều vinh dự khác nhau, trong đó có Huân chương Tự do Tổng thống, Giải Wolf, là thành viên của Hội Nghệ thuật Hoàng gia và Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng. Trong 40 năm (1979-2009), Hawking đảm nhiệm vị trí Giáo sư Toán học Lucas tại Đại học Cambridge. Hawking cũng nổi tiếng với việc viết những cuốn sách phổ biến khoa học trong đó ông thảo luận lý thuyết của ông cũng như vũ trụ học nói chung; cuốn Lược sử thời gian đứng trong danh sách bán chạy nhất của Sunday Times trong thời gian kỷ lục 237 tuần. Hawking mắc một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên, khiến cho ông hầu như liệt toàn thân và phải giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói. Ông đã kết hôn hai lần và có ba người con. [ Đọc tiếp ]

Tuần 4

Sao Kim hay Kim tinh, còn gọi là sao Thái Bạch, là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo nên bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh. Sao Kim được xếp vào nhóm hành tinh đất đá và đôi khi người ta còn coi nó là "hành tinh chị em" với Trái Đất do kích cỡ, gia tốc hấp dẫn, tham số quỹ đạo gần giống với Trái Đất. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng nó rất khác Trái Đất trên những mặt khác. Mật độ không khí trong khí quyển của nó lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là cacbon điôxít. Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Với nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 735 K (462 °C), Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này. [ Đọc tiếp ]

Tuần 5

Trong vật lý, photon là một hạt cơ bản, đồng thời là hạt lượng tử của trường điện từánh sáng cũng như mọi dạng bức xạ điện từ khác. Nó cũng là hạt tải lực của lực điện từ. Các hiệu ứng của lực điện từ có thể dễ dàng quan sát ở cả thang vi mô và vĩ mô do photon không có khối lượng nghỉ; và điều này cũng cho phép các tương tác cơ bản xảy ra được ở những khoảng cách rất lớn. Cũng giống như mọi hạt cơ bản khác, photon được miêu tả bởi cơ học lượng tử và biểu hiện lưỡng tính sóng hạt — chúng thể hiện các tính chất giống như của cả sónghạt. Ví dụ, một hạt photon có thể bị khúc xạ bởi một thấu kính hoặc thể hiện sự giao thoa giữa các sóng, nhưng nó cũng biểu hiện như một hạt khi chúng ta thực hiện phép đo định lượng về động lượng của nó. Khái niệm hiện đại về photon đã được phát triển dần dần bởi Albert Einstein để giải thích các quan sát thực nghiệm mà không thể được giải thích thỏa đáng bởi mô hình sóng cổ điển của ánh sáng. Đặc biệt, mô hình photon đưa ra sự phụ thuộc của năng lượng ánh sáng vào tần số, và giải thích khả năng của vật chấtbức xạ đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt động. Mô hình cũng đưa ra sự giải thích cho một số quan sát khác thường, bao gồm tính chất của bức xạ vật đen, mà một số nhà vật lý, điển hình nhất là Max Planck, đã từng giải thích bằng cách sử dụng các mô hình bán cổ điển, theo đó ánh sáng vẫn được miêu tả bằng các phương trình Maxwell, nhưng ánh sáng phát ra hoặc hấp thụ từ vật thể bị lượng tử hóa. [ Đọc tiếp ]

Tuần 6

Tượng Nữ thần Tự do là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886, là một món quà của nhân dân Pháp tặng cho Hoa Kỳ. Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã cổ đại, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ. Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm quốc tế. Bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng. [ Đọc tiếp ]

Tuần 7

Viện bảo tàng Louvre (tiếng Pháp: Musée du Louvre, phát âm: [myze dy luvʁ]) là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm tại Quận 1, thành phố Paris, nước Pháp. Có vị trí ở trung tâm lịch sử thành phố, bên bờ sông Seine, Louvre vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste cho xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, dưới thời Charles V, Louvre trở thành cung điện hoàng gia và sau đó tiếp tục được mở rộng qua các triều đại. Từ năm 1672, khi triều đình Pháp chuyển về lâu đài Versailles, bộ sưu tập hoàng gia được lưu trữ tại Louvre. Thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện trở thành bảo tàng, mở cửa vào ngày 10 tháng 8 năm 1793. Những hiện vật ban đầu của Louvre chủ yếu từ bộ sưu tập hoàng gia và tài sản của giáo hội bị tịch thu trong thời kỳ cách mạng. Dưới thời Đệ nhất Đế chế Pháp, nhờ những cuộc chinh phạt của Napoléon, nhiều tác phẩm nghệ thuật và hiện vật khảo cổ giá trị được chuyển về Louvre. Nhưng sau thất bại của quân đội Pháp trong trận Waterloo, phần lớn các hiện vật này đã trở về với những quốc gia chủ nhân cũ. Bộ sưu tập của Louvre tăng trở lại dưới thời Bourbon phục hoàng. Ngày nay, Louvre là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. [ Đọc tiếp ]

Tuần 8

Kế hoạch Marshall là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mang tên chính thức Kế hoạch phục hưng châu Âu nhưng thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của William L. Clayton và George F. Kennan. Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia Châu Âu ngày 12 tháng 7 năm 1947. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho Liên Xô và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 tỷ đô la Mỹ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD. Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo. Cho tới khi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong Kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Trong vòng hai thập kỷ tiếp đó, nhiều vùng ở Tây Âu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có trước đó. Kế hoạch Marshall cũng được xem là một trong các thành tố của quá trình hội nhập châu Âu, vì nó xóa bỏ hàng rào thuế quan và thiết lập các cơ quan điều phối kinh tế tầm cỡ lục địa. [ Đọc tiếp ]

Tuần 9

Cher là nữ ca sĩ và diễn viên người Mỹ. Được mô tả là hiện thân của nữ quyền trong ngành công nghiệp thống trị bởi nam giới, bà nổi tiếng với chất giọng contralto đặc trưng và tính linh hoạt trong nhiều lĩnh vực giải trí, cũng như khả năng áp dụng nhiều diện mạo và phong cách trong sự nghiệp kéo dài 5 thập kỷ, giúp bà được vinh danh là "Nữ thần nhạc Pop". Cher bắt đầu nổi danh vào năm 1965, lúc còn là thành viên trong nhóm song ca nhạc folk rock Sonny & Cher, sau khi bài hát "I Got You Babe" đạt ngôi quán quân tại các bảng xếp hạng Hoa Kỳ và Anh Quốc. Sau đó, bà bắt đầu sự nghiệp đơn ca và phát hành bài hát ăn khách "Bang Bang (My Baby Shot Me Down)" vào năm 1966. Bà trở nên phổ biến trên truyền hình vào thập niên 1970, với chương trình The Sonny & Cher Comedy Hour, thu hút hơn 30 triệu người xem mỗi tuần trong vòng 3 năm lên sóng; và Cher. Bà theo đuổi hình tượng của một nhà tiên phong trong thời trang, khi diện nhiều bộ trang phục công phu trong các chương trình truyền hình của mình. Trong sự nghiệp, bà đã bán hơn 200 triệu đĩa nhạc trên toàn cầu. Bà là nghệ sĩ duy nhất cho đến nay có đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng Billboard trong 6 thập kỷ, suốt từ thập niên 1960 đến thập niên 2010. Ngoài sự nghiệp âm nhạc và diễn xuất, Cher còn gây chú ý bởi quan điểm chính trị, nỗ lực từ thiện và các hoạt động xã hội của bà, trong đó có đấu tranh cho quyền LGBT và ngăn chặn HIV/AIDS. [ Đọc tiếp ]

Tuần 10

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên XôHoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn khi lực lượng của Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp. Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân quốc được lực lượng Liên Hiệp Quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều TiênĐại Hàn Dân quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. Sau ba năm, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, và vì không có hiệp định hòa bình nên trên thực tế, cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc cho đến ngày nay. [ Đọc tiếp ]

Tuần 11

Sao Thổhành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời. Tên Sao Thổ hay Thổ Tinh từ Tiếng Trung Quốc 土星 nghĩa là sao đất. Tên tiếng Anh của hành tinh mang tên thần Saturn trong thần thoại La Mã, ký hiệu thiên văn của hành tinh là (♄) thể hiện cái liềm của thần. Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất. Tuy khối lượng của hành tinh cao gấp 95 lần khối lượng của Trái Đất nhưng với thể tích lớn hơn 763 lần, khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất. Cấu trúc bên trong của Sao Thổ có lẽ bao gồm một lõi sắt, nikelđá (hợp chất silic và ôxy), bao quanh bởi một lớp dày hiđrô kim loại, một lớp trung gian giữa hiđrô lỏng với heli lỏng và bầu khí quyển bên trên cùng. Hình ảnh hành tinh có màu sắc vàng nhạt là do sự có mặt của các tinh thể amoniac trong tầng thượng quyển. Dòng điện bên trong lớp hiđrô kim loại là nguyên nhân Sao Thổ có một từ trường hành tinh với cường độ hơi yếu hơn so với từ trường của Trái Đất và bằng một phần mười hai so với cường độ từ trường của Sao Mộc. Tốc độ gió trên Sao Thổ có thể đạt tới 1.800 km/h, nhanh hơn trên Sao Mộc, nhưng không nhanh bằng tốc độ gió trên Sao Hải Vương. [ Đọc tiếp ]

Tuần 12

Đế quốc vào lúc đỉnh điểm

Đế quốc Đông La Mã, còn được gọi là Đế quốc Byzantine, là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông La Mã trước đây nằm trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã. Năm 330, khi Constantinus I, con của hoàng đế Constantius, nắm quyền trị vì và dời đô từ thành La Mã về Constantinopolis, được xem là thời điểm thành lập đế quốc Đông La Mã. Khi ông qua đời, đế quốc bị các con trai ông phân chia thành Đông và Tây. Sau khi vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía tây là Romulus Augustus bị một thủ lĩnh người Giéc-man hạ bệ, đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Nhưng đế quốc phía đông vẫn tiếp tục phát triển, trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm đạo Ki-tô lúc bấy giờ. Trong thời gian hơn một ngàn năm tồn tại, Đông La Mã vẫn là một trong những cường quốc kinh tế, văn hóa, và quân sự lớn mạnh nhất ở châu Âu, bất chấp những thất bại và mất mát lãnh thổ, đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh La Mã-Ba TưChiến tranh Ả Rập-Đông La Mã. Các cuộc biến loạn cung đình xảy ra liên tiếp trong thế kỷ 14 tiếp tục hủy hoại sự thịnh vượng của Đế quốc Đông La Mã, trong khi các lãnh thổ còn lại của Đông La Mã lần lượt bị lấy mất trong cuộc Chiến tranh Đông La Mã-Ottoman, mà đỉnh điểm là sự thất thủ của Constantinopolis và các vùng lãnh thổ còn lại bị Đế quốc Ottoman chinh phục vào thế kỷ thứ 15. [ Đọc tiếp ]

Tuần 13

Theo thuyết Vụ Nổ Lớn, vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng (điểm dưới cùng). Một lý giải thường gặp đó là không gian tự nó đang giãn nở, khiến các thiên hà đang lùi ra xa lẫn nhau, giống như các điểm trên quả bóng thổi phồng. Hình này minh họa vũ trụ phẳng đang giãn nở.
Theo thuyết Vụ Nổ Lớn, vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng (điểm dưới cùng). Một lý giải thường gặp đó là không gian tự nó đang giãn nở, khiến các thiên hà đang lùi ra xa lẫn nhau, giống như các điểm trên quả bóng thổi phồng. Hình này minh họa vũ trụ phẳng đang giãn nở.

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành Vũ trụ. Theo lý thuyết này, Vụ Nổ Lớn xảy ra xấp xỉ cách nay 13,798 ± 0,037 tỷ năm trước, và được các nhà vũ trụ học coi là tuổi của vũ trụ. Sau giai đoạn này, vũ trụ ở vào trạng thái cực nóng và đặc và bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Sau giai đoạn lạm phát, vũ trụ đủ "lạnh" để năng lượng bức xạ (photon) chuyển đổi thành nhiều hạt hạ nguyên tử, bao gồm proton, neutron, và electron. Tuy những hạt nhân nguyên tử đơn giản có thể hình thành nhanh chóng sau Big Bang, phải mất hàng nghìn năm sau các nguyên tử trung hòa điện mới xuất hiện. Nguyên tố đầu tiên sinh ra là hiđrô, cùng với lượng nhỏ heliliti. Những đám mây khổng lồ chứa các nguyên tố nguyên thủy sau đó hội tụ lại bởi hấp dẫn để hình thành lên các ngôi sao và các thiên hà rồi siêu đám thiên hà, và nguyên tố nặng hơn hoặc được tổng hợp trong lòng ngôi sao hoặc sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh. Thuyết Vụ Nổ Lớn là một lý thuyết khoa học đã được kiểm chứng và được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi. Nó đưa ra cách giải thích hoàn thiện về nhiều loại hiện tượng quan sát thấy trong vũ trụ, bao gồm sự có mặt của những nguyên tố nhẹ, bức xạ nền vi sóng vũ trụ, cấu trúc vĩ mô của vũ trụ, và định luật Hubble đối với siêu tân tinh loại Ia. [ Đọc tiếp ]

Tuần 14

Georg Cantor (1845 - 1918) là một nhà toán học người Đức, được biết đến nhiều nhất với tư cách cha đẻ của lý thuyết tập hợp, một lý thuyết đã trở thành một lý thuyết nền tảng trong toán học. Cantor đã cho thấy tầm quan trọng của quan hệ song ánh giữa các phần tử của hai tập hợp, định nghĩa các tập vô hạn và các tập sắp tốt, và chứng minh rằng các số thực là "đông đúc" hơn các số tự nhiên. Trên thực tế, phương pháp chứng minh định lý này của Cantor ngụ ý sự tồn tại "vô hạn các tập vô hạn". Ông định nghĩa bản số và số thứ tự và phép tính về chúng. Sự nghiệp toán học vĩ đại của ông nhận được sự quan tâm lớn về mặt triết học, nhờ đó khiến ông càng được biết đến nhiều hơn. Lý thuyết của Cantor về số siêu hạn ban đầu bị xem là phản trực giác -thậm chí gây sốc- tới mức nó vấp phải sự chống đối của những nhà toán học lừng lẫy đương thời như Leopold KroneckerHenri Poincaré, trong khi Ludwig Wittgenstein đưa ra những phản đối về triết học. Sự chỉ trích khắc nghiệt cũng đi cùng với sự tôn vinh đối với Cantor. Năm 1904, Hội Vương thất Luân Đôn trao tặng cho Cantor Huy chương Sylvester, danh dự cao nhất của Hội dành cho toán học. Có người cho rằng Cantor tin rằng lý thuyết về số siêu hạn của ông là được Chúa mặc khải. David Hilbert đã lên tiếng bảo vệ với lời tuyên bố nổi tiếng: "Không ai đuổi được chúng ta khỏi Thiên giới mà Cantor đã sáng tạo nên". [ Đọc tiếp ]

Tuần 15

Napoléon Bonaparte (1769 – 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Với đế hiệu Napoléon I, ông là Hoàng đế của người Pháp từ năm 1804 đến năm 1815. Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh, được gọi là các cuộc chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime). Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài ba nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới. Napoléon chịu trách nhiệm cho việc lật đổ nhiều Chế độ cũ— những nền quân chủ điển hình ở châu Âu và lan truyền các giá trị chính thống của Cách mạng Pháp tới các quốc gia khác. [ Đọc tiếp ]

Tuần 16

Thế vận hội Mùa hè 1896, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè lần thứ I, là sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức tại thành phố Athena, thủ đô của Hy Lạp, từ ngày 6 đến 15 tháng 4 năm 1896. Đây chính là kỳ Thế vận hội đầu tiên được tổ chức trong thời kỳ hiện đại. Hy Lạp cổ đại vốn là cái nôi của phong trào Olympic, do đó Athena được coi như sự lựa chọn thích hợp nhất để tổ chức cho kỳ Thế vận hội hiện đại đầu tiên. Thành phố này được nhất trí chọn làm nơi đăng cai kỳ Olympic đầu tiên trong cuộc hội nghị do Pierre de Coubertin, một nhà sư phạm và sử gia người Pháp, tổ chức tại Paris vào ngày 23 tháng 6 năm 1894. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng được thành lập nhân hội nghị này. Mặc dù gặp phải nhiều trở ngại và thoái trào nhưng Thế vận hội Mùa hè 1896 vẫn được ghi nhận là một kỳ Olympic thành công, nhờ những cuộc tranh tài thể thao có quy mô lớn nhất từ trước cho tới thời điểm đó. Sân vận động Panathinaiko, sân vận động lớn đầu tiên trên thế giới thời hiện đại, đã chật cứng bởi lượng khán giả đông nhất vào lúc đó. Nước chủ nhà Hy Lạp đạt được thành tích nổi bật nhờ chiến thắng trong môn marathon của Spiridon Louis. Vận động viên thành công nhất trong kỳ Thế vận hội là đô vật và vận động viên thể dục dụng cụ người Đức Carl Schuhmann, người đã giành được tới 4 huy chương vàng. Trong kỳ thế vận hội đầu tiên này không có nữ vận động viên nào tham dự. [ Đọc tiếp ]

Tuần 17

Tháp Po Klaung Garai

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn ĐộJava đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng. [ Đọc tiếp ]

Tuần 18

Chiến tranh Pháp-Phổ là cuộc chiến tranh trong hai năm 1870 và 1871 giữa PhápPhổ, được hỗ trợ bởi Liên bang Bắc Đức và các bang miền Nam Đức. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của nước Phổ, trở thành cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên do Đế quốc Đức - Phổ phát động. Với vai trò hết sức trọng đại trong lịch sử châu Âu, đây là cuộc chiến tranh có tầm vóc đồ sộ, trọng đại nhất giữa những cuộc chiến tranh của NapoléonChiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến thắng của quân Phổ và Đức là một bước ngoặt to lớn trong lịch sử châu Âu, đã đem lại sự thống nhất và khởi lập của nền Đế quốc Đức dưới sự cai trị của Wilhelm I - Vua nước Phổ. Với thắng lợi hiển hách này, tài ngoại giao của vị Thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck đã được biểu lộ và tên tuổi của vị Tổng tham mưu trưởng Quân đội nước Đức là Đại tướng - Bá tước Helmut von Moltke đạt tới đỉnh cao vinh quang, với đầu óc sáng tạo mang tầm ảnh hưởng to lớn đến nền quân sự toàn cõi châu Âu. Thất bại thảm hại của Pháp cũng đánh dấu sự sụp đổ của Napoléon III và dấu chấm hết cho nền Đệ Nhị Đế chế Pháp, sau đó được thay thế bởi Đệ Tam Cộng hòa. [ Đọc tiếp ]

Tuần 19

Galileo Galilei (1564 – 1642) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán họctriết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại". Stephen Hawking đã nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại". Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernicus, sự việc đã gây tranh cãi trong đời ông. Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn. [ Đọc tiếp ]

Tuần 20

When Harry Met Sally... là một bộ phim hài kịch lãng mạn của Hoa Kỳ năm 1989 do Nora Ephron viết kịch bản và Rob Reiner đạo diễn. Phim xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật Harry (Billy Crystal) và Sally (Meg Ryan) từ lần gặp mặt đầu tiên của họ trong chuyến đi dọc đất nước cho đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người 12 năm sau đó ở New York. Phim đặt nên câu hỏi "Liệu phụ nữ và đàn ông có thể chỉ là bạn bè?" và đề cập đến nhiều ý tưởng về mối quan hệ tình cảm quen thuộc trong đời sống. Phim bắt nguồn từ lúc Reiner trở lại cuộc sống độc thân sau khi ly hôn, tạo nên nền tảng cho nhân vật Harry, trong khi Sally dựa trên Ephron và một vài người bạn của bà ngoài đời thực. Nhạc phim chứa nhiều bản nhạc do Harry Connick, Jr. trình bày, với ban nhạc và dàn hòa tấu được Marc Shaiman điều khiển, giúp Connick giành giải Grammy cho "Trình diễn giọng nam jazz xuất sắc nhất". Columbia Pictures phát hành bộ phim thông qua kỹ thuật "nền tảng"—hãng công bố phim tại nhiều thành phố chọn lọc, sau đó tạo nên sức hút bằng những lời truyền miệng và sau cùng ra mắt mở rộng trong nhiều tuần. Ephron nhận một giải BAFTA, một đề cử giải Oscar và một giải Nghiệp đoàn tác giả Hoa Kỳ cho kịch bản của bà. Phim nằm trong danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ và danh sách "100 phim hài hước nhất" của Bravo's. [ Đọc tiếp ]

Tuần 21

Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792) hay Bắc Bình Vương, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ, tên thật là Nguyễn Huệ, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào. Đồng thời. khi ở cương vị hoàng đế, ông cũng tỏ rõ tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây. Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị quốc, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. [ Đọc tiếp ]

Tuần 22

Bản danh sách của Schindler là một bộ phim chính kịch lịch sử của Hoa Kỳ, do Steven Spielberg làm đạo diễn kiêm đồng sản xuất và Steven Zaillian viết kịch bản. Phim dựa theo cuốn tiểu thuyết Schindler's Ark của Thomas Keneally, một tiểu thuyết gia người Úc. Bộ phim dựa trên cuộc đời của Oskar Schindler, một doanh nhân người Đức đã cứu sống hơn một nghìn người, trong đó phần lớn là người Do Thái gốc Ba Lan tị nạn (Schindlerjuden) trong thời kỳ phát xít Đức tàn sát người Do Thái bằng cách thuê họ vào làm trong các nhà máy của ông. Phim có sự tham gia của Liam Neeson trong vai Schindler, Ralph Fiennes trong vai sĩ quan Schutzstaffel (SS) Amon Goeth và Ben Kingsley trong vai kế toán người Do Thái của Schindler Itzhak Stern. Bản danh sách của Schindler ra mắt vào ngày 30 tháng 11 năm 1993 tại Washington, D.C. và được phát hành rộng rãi trên toàn nước Mỹ vào ngày 15 tháng 12 năm 1993. Thường được coi là một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại từng được sản xuất, phim cũng thu được thành công thương mại và giành được bảy giải Oscar, cùng nhiều giải thưởng khác (trong đó có bảy giải BAFTA và ba giải Quả cầu vàng). Năm 2007, Viện phim Mỹ xếp bộ phim này đứng thứ 8 trong danh sách 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại. [ Đọc tiếp ]

Tuần 23

Julius Robert Oppenheimer (1904 – 1967) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư Đại học California tại Berkeley. Là lãnh đạo thời chiến của Phòng thí nghiệm Los Alamos, ông là một trong số những "cha đẻ của bom nguyên tử" với vai trò trong Dự án Manhattan, dự án thời chiến tranh Thế giới thứ II phát triển các vũ khí hạt nhân đầu tiên. Sau chiến tranh, Oppenheimer trở thành chủ tịch của Hội đồng Tư vấn chung đầy ảnh hưởng thuộc Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ, và sử dụng vị trí đó nhằm vận động cho việc kiểm soát quốc tế về năng lượng hạt nhân để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Liên Xô. Sau khi làm nhiều chính trị gia nổi giận với các quan điểm thẳng thắn của mình, ông đã bị tước quyền miễn trừ an ninh trong một phiên điều trần được biết đến rộng rãi vào năm 1954. Dù thực tế đã mất ảnh hưởng chính trị trực tiếp, Oppenheimer vẫn tiếp tục giảng dạy, viết, và làm việc trong ngành vật lý. Chín năm sau, Tổng thống John F. Kennedy trao tặng Giải Enrico Fermi như là một dấu hiệu phục hồi uy tín chính trị cho ông. Ông là giám đốc của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton trong gần 20 năm. [ Đọc tiếp ]

Tuần 24

Dàn diễn viên của Captain America: Nội chiến siêu anh hùng trong buổi công chiếu tại Luân Đôn.
Dàn diễn viên của Captain America: Nội chiến siêu anh hùng trong buổi công chiếu tại Luân Đôn.

Captain America: Nội chiến siêu anh hùng là phim điện ảnh siêu anh hùng của Mỹ năm 2016 dựa trên nhân vật truyện tranh Captain America của Marvel Comics, do Marvel Studios sản xuất và Walt Disney Studios Motion Pictures chịu trách nhiệm phân phối. Đây là phần phim tiếp theo của phim điện ảnh Captain America: Kẻ báo thù đầu tiên ra mắt năm 2011 và Captain America 2: Chiến binh mùa đông công chiếu năm 2014, đồng thời cũng là phim điện ảnh thứ mười ba trong loạt phim điện ảnh thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU). Phim do bộ đôi anh em Anthony và Joe Russo đạo diễn, với phần kịch bản được chấp bút bởi Christopher Markus và Stephen McFeely. Phim có sự tham gia diễn xuất của Chris Evans, Robert Downey Jr., Scarlett Johansson, Sebastian Stan, Anthony Mackie, Don Cheadle, Jeremy Renner, Chadwick Boseman, Paul Bettany, Elizabeth Olsen, Paul Rudd, Emily VanCamp, Tom Holland, Frank Grillo, William Hurt, và Daniel Brühl. Trong Captain America: Nội chiến siêu anh hùng, sự bất đồng quốc tế đã chia Biệt đội Avengers ra làm hai phe đối nghịch—một do Steve Rogers chỉ huy và một do Tony Stark dẫn đầu. [ Đọc tiếp ]

Tuần 25

Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1921 – 1990) là một hồng ydịch giả Công giáo người Việt Nam. Ông nguyên là Tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Với vai trò lãnh đạo chính của giáo hội Công giáo miền Bắc Việt Nam sau năm 1975, Trịnh Văn Căn được xem là người đã giúp giáo dân miền Bắc vượt qua những khó khăn trong việc sống đạo giữa những đổi thay của đất nước và khi quan hệ giữa chính quyền Việt Nam và Tòa Thánh Vatican có những biến động lớn.

Giuse Maria Trịnh Văn Căn xuất thân trong một gia đình Công giáo tại Hà Nam. Năm 1949, ông được thụ phong linh mục rồi thi hành mục vụ tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội với vai trò là linh mục chánh xứ, kiêm đặc trách giáo xứ Kẻ Sét - Thịnh Liệt. Ông được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng giám mục Phó Hà Nội vào năm 1963. Ông cùng thi hành mục vụ với Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê cho đến năm 1978, khi Giám mục Khuê đột ngột qua đời và ông đương nhiên kế vị trở thành Tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà Nội theo giáo luật. Năm 1979, Giáo hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng ông làm Hồng y. Ông trở thành vị Hồng y thứ hai của Giáo hội Công giáo Việt Nam và đã đảm nhiệm cương vị này suốt 11 năm cho đến khi ông qua đời. [ Đọc tiếp ]

Tuần 26

Kẽm là một nguyên tố kim loại chuyển tiếp, ký hiệu là Zn và có số nguyên tử là 30. Nó là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn các nguyên tố. Kẽm, trên một số phương diện, có tính chất hóa học giống với magiê, vì ion của chúng có bán kính giống nhau và có số ôxy hoá duy nhất ở điều kiện bình thường là +2. Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong lớp vỏ Trái Đất và có 5 đồng vị bền. Quặng kẽm phổ biến nhất là quặng sphalerit, một loại kẽm sulfua. Những mỏ khai thác lớn nhất nằm ở Úc, CanadaHoa Kỳ. Công nghệ sản xuất kẽm bao gồm tuyển nổi quặng, thiêu kết, và cuối cùng là chiết tách bằng dòng điện.

Đồng thau là một hợp kim của đồng và kẽm đã bắt đầu được sử dụng muộn nhất từ thế kỷ X TCN tại Judea và thế kỷ VII TCN tại Hy Lạp cổ đại. Mãi cho đến thế kỷ XII thì kẽm nguyên chất mới được sản xuất quy mô lớn ở Ấn Độ, và đến cuối thế kỷ XVI thì người châu Âu mới biết đến kẽm kim loại. Các mỏ ở Rajasthan được khai thác từ thế kỷ VI TCN. Cho đến nay, bằng chứng cổ xưa nhất về kẽm tinh khiết là từ Zawar ở Rajasthan vào khoảng thế kỷ IX, người ta dùng phương pháp chưng cất để tạo ra kẽm nguyên chất. Các nhà giả kim thuật đốt kẽm trong không khí để tạo thành một chất mà họ gọi là "len của nhà triết học" hay "tuyết trắng". [ Đọc tiếp ]

Tuần 27

Bão Marco là cơn xoáy thuận nhiệt đới nhỏ nhất từng được ghi nhận và là cơn bão được đặt tên thứ 13 trong mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2008. Marco hình thành từ một vùng áp thấp rộng ở vùng tây bắc Caribe vào cuối tháng 9 năm 2008. Chịu ảnh hưởng từ một sóng nhiệt đới vào ngày 4 tháng 10, một vùng tâm xoáy tầm thấp được hình thành trên khu vực Belize. Sau khi vượt qua vùng phía nam của Bán đảo Yucatán và đi vào Vịnh Campeche, vùng áp thấp mạnh lên thành Áp thấp nhiệt đới Thirteen sáng sớm ngày 6 tháng 10. Áp thấp nhiệt đới nhanh chóng mạnh lên thành bão nhiệt đới và được đặt tên là "Marco" cùng ngày sau đó. Marco đạt cường độ tối đa sáng sớm ngày 7 tháng 10 với sức gió đạt 100 km/h (65 mph). Vào thời điểm nay, trường gió của bão có bán kính khoảng 11,5 dặm (18,5 km) tính từ tâm bão, khiến Marco trở thành xoáy thuận nhiệt đới nhỏ nhất được ghi nhận. Vào khoảng 12:00 UTC, Marco đổ bộ khu vực đất liền gần Misantla, Veracruz. Cơn bão nhanh chóng suy yếu sau khi đổ bộ và tan sau đó cùng ngày. Do có kích thước nhỏ, Marco chỉ gây thiệt hại nhẹ; tuy nhiên, các trận mưa to của bão đã gây lũ lụt lên tới 10 foot (3,05 m) khiến các xa lộ bị chìm trong nước và làm hư hại nhà cửa. [ Đọc tiếp ]

Tuần 28

Titan hoặc Saturn VIvệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, vệ tinh duy nhất được biết có một khí quyển đặc, và là vật thể duy nhất trừ Trái Đất có bằng chứng rõ ràng về các vật thể nước bề mặt ổn định đã được khám phá. Titan là vệ tinh ở khoảng cách xa thứ hai mươi hai của Sao Thổ và xa thứ sáu trong nhóm những vệ tinh có kích thước đủ lớn để có hình cầu. Thường được miêu tả như một vệ tinh có những đặc điểm giống hành tinh, Titan có đường kính lớn hơn khoảng 50% so với Mặt Trăng của Trái Đất và có khối lượng lớn hơn 80%. Nó là vệ tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, sau vệ tinh Ganymede của Sao Mộc, và nếu tính theo đường kính nó còn lớn hơn hành tinh nhỏ nhất, Sao Thủy, (dù chỉ có khối lượng bằng một nửa). Titan là vệ tinh được phát hiện đầu tiên của Sao Thổ, nó được khám phá năm 1655 bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Christiaan Huygens. Titan được cấu tạo chủ yếu gồm các vật liệu băng nước và đá. Mật độ khí quyển dày đặc khiến chúng ta khó tìm hiểu về bề mặt của Titan cho tới khi các thông tin mới được thu thập với phi vụ Cassini–Huygens năm 2004, gồm cả việc phát hiện các hồ hydrocarbon lỏng tại các vùng cực của vệ tinh này. Chúng là những vật thể lỏng lớn, ổn định duy nhất tồn tại trên bề mặt của bất kỳ một vật thể từng biết nào ngoài Trái Đất. [ Đọc tiếp ]

Tuần 29

Aikido là một môn võ thuật Nhật Bản hiện đại được phát triển bởi Ueshiba Morihei như một sự tổng hợp các nghiên cứu võ học, triết học và tín ngưỡng tôn giáo của ông. Aikido thường được dịch là "con đường hợp thông (với) năng lượng cuộc sống". Mục tiêu của Ueshiba là tạo ra một nghệ thuật mà các môn sinh có thể sử dụng để tự bảo vệ mình trong khi vẫn bảo vệ người tấn công khỏi bị thương. Các kĩ thuật của aikido bao gồm: irimi (nhập thân), chuyển động xoay hướng (tenkan - chuyển hướng đà tấn công của đối phương), các loại động tác ném và khóa khớp khác nhau.

Aikido chủ yếu xuất phát từ môn võ Daitō-ryū Aiki-jūjutsu, nhưng bắt đầu tách ra từ nó vào cuối những năm 1920, một phần do sự liên quan của Ueshiba với tôn giáo Ōmoto-kyō. Những tài liệu của những môn sinh ban đầu của Ueshiba ghi lại tên gọi môn võ là aiki-jūjutsu. Các môn sinh cấp cao của Ueshiba có những cách tiếp cận khác nhau với aikido, phụ thuộc phần nào vào thời gian họ học tập với ông. Ngày nay, aikido hiện diện trên khắp thế giới trong một số phong cách, với phạm vi giải thích và nhấn mạnh rộng rãi. Tuy nhiên, tất cả các phong cách này đều chia sẻ nguồn gốc từ các kỹ thuật do Ueshiba xây dựng và hầu hết đều quan tâm đến sự an toàn của người tấn công. [ Đọc tiếp ]

Tuần 30

Hiệp ước Xô-Đức, còn được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler-Stalin có tên chính thức là Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên bang Xô viết được ký kết ngày 23 tháng 8 năm 1939 giữa Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov đại diện cho Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop đại diện cho Đức Quốc xã. Nghị định thư bí mật đính kèm Hiệp ước quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, và România thuộc "vùng ảnh hưởng của Liên Xô". Ngoài ra, Đức chấp thuận việc Liên Xô thu hồi lại Tây Ukraine và Tây Byelorussia (khi đó bị Ba Lan chiếm đóng và gọi là Đông Ba Lan). Các bên thỏa thuận với các cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào. Các thành viên Hiệp định cũng cam kết không tham gia vào các nhóm thế lực trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại phía bên kia. Kèm theo hiệp định là một nghị định thư bí mật được ký bổ sung. Trong đó quy định Đông Âu là phần lãnh thổ nằm trong phạm vi quyền lợi của Đức và Liên Xô trong trường hợp có "sự sắp xếp lại về chính trị đối với lãnh thổ" của các quốc gia này. Nghị định này cho phép thành lập chính quyền thân Liên Xô tại Litva, Latvia, Estonia và Đông Ba Lan. Phần Lan và Bessarabia đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức xâm chiếm Ba Lan, và ngày 17 tháng 9 quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan theo lệnh của Stalin. [ Đọc tiếp ]

Tuần 31

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏkhí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi. Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lý nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông.

Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các lãnh thổ hải đảo mà Đế quốc Nhật Bản từng chiếm giữ, quần đảo Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, MalaysiaIndonesia. Kết quả là Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, quần đảo này được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.. [ Đọc tiếp ]

Tuần 32

Acrocanthosaurus ("thằn lằn gai sống cao") là một chi khủng long ăn thịt từng tồn tại ở khu vực ngày nay là Bắc Mỹ vào kỷ Phấn trắng khoảng 110 triệu năm trước đây. Như tên "thằn lằn gai sống cao" cho thấy, nó được biết đến với những gai thần kinh cao trên các đốt sống, mà rất có thể được dùng để nâng đỡ một dãy bướu thịt trên lưng, cổ và hông. Với chiều dài 11m và nặng 6,2 tấn, Acrocanthosauruskhủng long chân thú lớn nhất trong hệ sinh thái của nó lúc bấy giờ và rất có thể là một động vật ăn thịt đầu bảng. Nó có thể săn các khủng long chân thằn lằn, khủng long chân chimkhủng long bọc giáp lớn. Những dấu chân lớn của khủng long chân thú tại Texas rất có thể là của chi này, mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp nào với hóa thạch xương ở đó.

Các khám phá gần đây đã làm sáng tỏ thêm nhiều chi tiết về giải phẫu học, cho phép nghiên cứu chuyên ngành tập trung vào cấu trúc não bộ và chức năng chi trước.. [ Đọc tiếp ]

Tuần 33

Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Để hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là mầm bệnh, có thể là từ virus đến ký sinh trùng, và phải phân biệt chúng với những khỏe mạnh của cơ thể. Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch bẩm sinh với hệ thống miễn dịch thu được, hoặc miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào. Ở người, hàng rào máu–não, hàng rào máu–dịch não và các hàng rào chất lỏng–não tương tự tách biệt hệ thống miễn dịch bình thường với hệ thống miễn dịch não, vốn chuyên bảo vệ não. Các mầm bệnh có thể nhanh chóng tiến hóa và thích nghi, và do đó có thể tránh bị phát hiện và không bị vô hiệu hoá bởi hệ thống miễn dịch; tuy nhiên, nhiều cơ chế phòng thủ cũng đã tiến hóa để nhận diện và trung hòa mầm bệnh. Ngay cả các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn cũng có hệ thống miễn dịch thô sơ dưới dạng các enzym bảo vệ (ở đây là enzym giới hạn) để chống lại các bệnh do thể thực khuẩn. Một số cơ chế miễn dịch cơ bản khác đã phát triển trong các loài sinh vật nhân chuẩn cổ đại và vẫn còn trong hậu duệ hiện đại của chúng, như ở thực vậtđộng vật không xương sống. Các cơ chế này bao gồm thực bào, các peptide kháng khuẩn được gọi là defensin, và hệ thống bổ thể. Các động vật có quai hàm, bao gồm cả con người, còn có cơ chế phòng vệ tinh vi hơn, bao gồm khả năng thích ứng theo thời gian để nhận ra các mầm bệnh cụ thể hiệu quả hơn. [ Đọc tiếp ]

Tuần 34

Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics; tiếng Hy Lạp: τέκτων tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ XX và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.

Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớtứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn.

Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm. [ Đọc tiếp ]

Tuần 35

Tắc kè lùn quần đảo Virgin (Sphaerodactylus parthenopion) là một trong hai loài tắc kè mang danh hiệu "loài bò sát nhỏ nhất trên thế giới" (loài kia là tắc kè lùn Jaragua S. ariase). Nó được tìm thấy trên ba hòn đảo trong quần đảo Virgin thuộc Anh: Virgin Gorda, Tortola, và đảo Moskito. S. parthenopion được phát hiện vào năm 1964 và được cho rằng là họ hàng gần của loài tắc kè lùn Sphaerodactylus nicholsi sống ở Puerto Rico gần đó. Nó chia sẻ chung vùng phân bố với tắc kè nhỏ vảy lớn (S. macrolepis) vốn sinh sống trên các lá cây mục. Trái với S. macrolepis, S. parthenopion sinh sống trên các sườn đồi khô hơn mặc dù chúng cũng ưa thích các khu vực ẩm ướt nằm dưới các tảng đá vì chúng thiếu các cơ chế ngăn chặn việc mất nước - một vấn đề hóc búa do kích thước quá nhỏ của con vật.

Tắc kè lùn quần đảo Virgin có màu nâu sậm ở mặt lưng - thường đi kèm với những vết lốm đốm sẫm màu. Trung bình, chiều dài của chúng là khoảng 18 mm (0,71 in) tính từ miệng tới lỗ huyệt và kích thước gần như nhỏ bằng đồng 10 xu Hoa Kỳ. Con vật có cân nặng tối đa chỉ chừng 0,15 g (0,0053 oz). Tại vùng sau mắt và trên đỉnh cổ có những vằn màu nhạt, đây là một đặc điểm nhận dạng loài tắc kè này. Màu sắc của con đực và con cái không có gì khác biệt nhau, trong khi con cái thì to hơn con đực một chút. Khi rụng hay đứt đuôi thì đuôi của con vật có thể tự mọc lại được. Không có nhiều thông tin về đặc điểm sinh học cũng như quần thể của loài vật này được biết đến.. [ Đọc tiếp ]

Tuần 36

Ảnh tái hiện Sân ga 9¾, một sân ga hư cấu, tại Nhà ga Ngã tư Vua (King's Cross railway station) thật sự ở Luân Đôn
Ảnh tái hiện Sân ga 9¾, một sân ga hư cấu, tại Nhà ga Ngã tư Vua (King's Cross railway station) thật sự ở Luân Đôn

Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (nguyên tác: Harry Potter and the Philosopher's Stone, nghĩa: Harry Potter và Hòn đá Giả kim) là tiểu thuyết kỳ ảo của nữ văn sĩ người Anh J. K. Rowling. Đây là cuốn đầu trong loạt tiểu thuyết Harry Potter và là tiểu thuyết đầu tay của Rowling. Nội dung sách kể về Harry Potter, một phù thủy thiếu niên chỉ biết về tiềm năng phép thuật của mình sau khi nhận thư mời nhập học tại Học viện Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts vào đúng vào dịp sinh nhật thứ mười một. Ngay năm học đầu tiên, Harry đã có những người bạn thân lẫn những đối thủ ở trường. Được bạn bè giúp sức, Harry chiến đấu chống lại sự trở lại của Chúa tể Hắc ám Voldemort, kẻ đã sát hại cha mẹ cậu nhưng lại thảm bại khi toan giết Harry dù cậu khi đó chỉ mới 15 tháng tuổi.

Sách được Bloomsbury xuất bản lần đầu tại Anh Quốc vào năm 1997. Năm 1998, Scholastic Corporation xuất bản tác phẩm tại Hoa Kỳ với nhan đề Harry Potter and the Sorcerer's Stone (nghĩa: Harry Potter và Hòn đá Phù thủy) và có chút thay đổi về văn phong để phù hợp với độc giả Mỹ; bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Trẻ cũng dựa trên ấn bản này.

Harry Potter và Hòn đá Phù thủy giành hầu hết các giải thưởng về sách ở Anh Quốc do trẻ em bầu chọn cũng như một số giải thưởng khác ở Hoa Kỳ. Tác phẩm đứng đầu danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất trong tháng 8 năm 1999 của Thời báo New York và liên tục nằm trong tốp đầu của danh sách này trong suốt gần hai năm tiếp theo (1999 và 2000). Truyện đã được dịch ra ít nhất bảy mươi tư thứ tiếng cũng như được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên. [ Đọc tiếp ]

Tuần 37

Trong toán học, nhóm (group) là tập hợp các phần tử cùng với phép toán hai ngôi kết hợp hai phần tử bất kỳ của tập hợp thành một phần tử thứ ba thỏa mãn bốn điều kiện gọi là tiên đề nhóm, lần lượt là tính đóng, kết hợp, phần tử đơn vịtính khả nghịch. Một trong những ví dụ quen thuộc nhất về nhóm đó là tập hợp các số nguyên cùng với phép cộng; khi thực hiện cộng hai số nguyên bất kỳ luôn thu được một số nguyên khác. Hình thức trình bày trừu tượng dựa trên tiên đề nhóm, tách biệt nó khỏi bản chất cụ thể của bất kỳ nhóm đặc biệt nào và phép toán trên nhóm, cho phép nhóm bao trùm lên nhiều thực thể với nguồn gốc toán học rất khác nhau trong đại số trừu tượng và rộng hơn, và có thể giải quyết một cách linh hoạt, trong khi vẫn giữ lại khía cạnh cấu trúc căn bản của chúng. Sự có mặt khắp nơi của nhóm trong nhiều lĩnh vực bên trong và ngoài toán học khiến chúng trở thành nguyên lý tổ chức trung tâm của toán học đương đại.

Nhóm chia sẻ mối quan hệ họ hàng cơ bản với khái niệm đối xứng. Ví dụ, nhóm đối xứng chứa đựng các đặc điểm đối xứng của một đối tượng hình học như: nhóm bao gồm tập hợp các phép biến đổi không làm thay đổi đối tượng và các phép toán kết hợp hai phép biến đổi này bằng cách thực hiện từng phép biến đổi một. Nhóm Lie là những nhóm đối xứng sử dụng trong Mô hình Chuẩn của vật lý hạt; nhóm các điểm được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng đối xứng trong hóa học phân tử; và nhóm Poincaré dùng để biểu diễn các tính chất đối xứng vật lý trong thuyết tương đối hẹp. [ Đọc tiếp ]

Tuần 38

Thảm sát Batavia năm 1740 (tiếng Hà Lan: Chinezenmoord, nghĩa là "Giết chết người Hoa"; tiếng Indonesia: Geger Pacinan, có nghĩa là "Bạo loạn tại phố người Hoa") là một cuộc tàn sát nhằm vào người Hoa tại thành phố cảng Batavia (nay là Jakarta) tại Đông Ấn Hà Lan. Bạo lực trong thành phố kéo dài từ ngày 09 tháng 10 năm 1740 cho đến ngày 22 tháng 10, những cuộc đụng độ nhỏ bên ngoài các thành lũy tiếp tục cho đến cuối tháng 11 năm đó. Đây là sự kiện phân biệt đối xử đối với người gốc HoaIndonesia được ghi nhận sớm nhất. Các nhà sử học đã ước tính rằng ít nhất 10.000 người Hoa đã bị tàn sát, số người sống sót là không chắc chắn, mặc dù con số này được dự đoán nằm trong khoảng từ 600 đến 3.000 người.

Trong tháng 9 năm 1740, tình trạng bất ổn bắt đầu nổi lên từ các cụm dân cư gốc Hoa, chúng được châm ngòi từ hoạt động đàn áp của chính phủ và thu nhập giảm do giá đường sụt giảm trước khi diễn ra vụ thảm sát. Để đáp lại, tại một cuộc họp của Hội đồng Ấn (Raad van indie), cơ quan quản lý của Công ty Đông Ấn Hà Lan, Toàn quyền Adriaan Valckenier tuyên bố rằng bất kỳ cuộc nổi dậy sẽ bị đáp trả bằng vũ lực trí mạng. Nghị quyết của ông có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 sau khi hàng trăm người Hoa, nhiều người trong số họ là các công nhân máy mía đường, đã giết chết 50 binh sĩ Hà Lan. [ Đọc tiếp ]

Tuần 39

Quark (phát âm /ˈkwɔrk/ hay /ˈkwɑrk/) (tiếng Việt đọc là quắc) là một hạt cơ bản sơ cấp và là một thành phần cơ bản của vật chất. Các quark kết hợp với nhau tạo nên các hạt tổ hợp còn gọi là các hadron, với những hạt ổn định nhất là protonneutron - những hạt thành phần của hạt nhân nguyên tử. Do một hiệu ứng gọi là sự giam hãm màu, các quark không bao giờ được tìm thấy đứng riêng rẽ; chúng chỉ có thể tìm thấy bên trong các hadron. Với lý do này, rất nhiều điều về các quark được biết đến đã được dẫn ra từ các hadron chúng tổ hợp lên.

Có sáu loại quark, còn được biết đến là hương: lên (u), xuống (d), duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b). Các quark lên (u) và quark xuống (d) có khối lượng nhỏ nhất trong các quark. Các quark nặng hơn nhanh chóng biến đổi sang các quark u và d thông qua một quá trình phân rã hạt: sự biến đổi từ một trạng thái khối lượng cao hơn sang trạng thái khối lượng thấp hơn. Vì điều này, các quark u và d nói chung là ổn định và thường gặp nhất trong vũ trụ, trong khi các quark duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b) chỉ có thể được tạo ra trong va chạm năng lượng cao (như trong các tia vũ trụ và trong các máy gia tốc hạt).. [ Đọc tiếp ]

Tuần 40

Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 - 3 tháng 6 năm 1924) là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, được giới phê bình xem như một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Kafka là một nhà hiện đại chủ nghĩa và chịu ảnh hưởng mạnh bởi những thể loại khác, bao gồm chủ nghĩa hiện sinh. Các tác phẩm của ông, như "Hóa thân" (Die Verwandlung), "Vụ án" (Der Prozess), và "Lâu đài" (Das Schloss) sử dụng những chủ đề và nguyên mẫu về sự ghẻ lạnh, sự tàn bạo về thể xác và tinh thần, mâu thuẫn cha-con, những nhân vật trong những cuộc truy tìm đáng sợ, và những sự biến đổi kỳ bí.

Kafka sinh ra trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức trung lưu ở Praha, khi ấy là một phần của Đế quốc Áo-Hung, và được đào tạo để trở thành một luật sư. Sau khi tốt nghiệp ngành luật ở đại học, ông đi làm ở một công ty bảo hiểm. Kafka bắt đầu viết những truyện ngắn trong những lúc rảnh rỗi, và trong suốt phần đời còn lại ông luôn phàn nàn về khoảng thời gian ít ỏi có thể cống hiến cho việc viết văn - mà ông dần xem là thiên hướng của mình; trong khi lấy làm hối tiếc đã dành nhiều sự quan tâm cho "công việc hàng ngày" (Brotberuf, tức công việc kiếm sống). Ông ưa liên lạc bằng thư từ và đã viết hàng trăm lá thư cho gia đình và những người bạn gái thân thiết, trong đó có thư gửi cho cha, hôn thê Felice Bauer và em gái Ottla. Mối quan hệ phức tạp và khó khăn với người cha có tầm ảnh hưởng quan trọng lên tác phẩm của ông, và dù ông xung đột với tính Do Thái của mình và cho rằng nó không tác động gì tới ông, tuy nhiên nó đã có dấu ấn đậm nét trên văn chương Kafka. [ Đọc tiếp ]

Tuần 41

Mạng lưới trao đổi chất
Mạng lưới trao đổi chất

Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học giúp duy trì sự sống trong các tế bào của sinh vật. Ba mục đích chính của quá trình trao đổi chất là chuyển đổi thức ăn/nhiên liệu thành năng lượng để sử dụng cho các quá trình của tế bào, biến đổi thức ăn/nhiên liệu thành các đơn vị để tạo nên protein, lipid, axit nucleic cùng một số carbohydrate và loại bỏ chất thải nitơ. Những phản ứng này được xúc tác bởi các enzym cho phép các sinh vật sinh trưởng và sinh sản, duy trì cấu trúc bản thân và đáp ứng với môi trường xung quanh. Thuật ngữ "trao đổi chất" ​​cũng có thể dùng để chỉ tất cả các phản ứng hóa học xảy ra trong sinh vật sống, bao gồm tiêu hóa và vận chuyển các chất giữa các tế bào hoặc giữa tế bào với môi trường, trong trường hợp các phản ứng diễn ra trong tế bào thì được gọi là chuyển hóa trung gian hoặc trao đổi chất trung gian.

Trao đổi chất thường được chia thành hai loại chính: dị hóa, quá trình "phá vỡ" các chất hữu cơ ví dụ như, phân giải glucose thành pyruvate trong hô hấp tế bào;đồng hóa, quá trình "xây dựng" các thành phần của tế bào như proteinaxit nucleic. Thông thường, dị hóa sẽ giải phóng năng lượng và đồng hóa thì tiêu tốn năng lượng. [ Đọc tiếp ]

Tuần 42

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn KiếmBảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra GarnierParis nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài GònHải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội. [ Đọc tiếp ]

Tuần 43

Ấm lên toàn cầu, nóng lên toàn cầu, hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Trong thế kỷ XX, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F). Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái đất ở cuối thế kỷ XIX đã tăng +0,8 °C và thế kỷ XX tăng 0,6 ± 0,2 °C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C trong suốt thế kỷ XXI. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạchphá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ XX. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trờinúi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã được chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm khoa học, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công nghiệp hàng đầu.

Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C (2,0 đến 11,5 °F) trong suốt thế kỷ XXI. Các yếu tố không chắc chắn trong tính toán này tăng lên khi khi các mô hình sử dụng nồng độ các khí nhà kính có độ chính xác khác nhau và sử dụng các thông số ước tính khác nhau về lượng phát thải khí nhà kính tương lai. [ Đọc tiếp ]

Tuần 44

Người Sắt là phim điện ảnh siêu anh hùng của Mỹ năm 2008 dựa trên nhân vật truyện tranh cùng tên của Marvel Comics. Phim do hãng Marvel Studios sản xuất và Paramount Pictures chịu trách nhiệm phân phối, đồng thời là bộ phim đầu tiên trong loạt phim điện ảnh thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU). Người Sắt do Jon Favreau đạo diễn, với phần kịch bản do đội ngũ biên kịch gồm Mark Fergus và Hawk Ostby cùng Art Marcum và Matt Holloway chấp bút. Trong phim, nam diễn viên Robert Downey Jr. thủ vai Tony Stark / Người Sắt, cùng với đó là sự tham gia diễn xuất của Terrence Howard, Jeff Bridges, Shaun ToubGwyneth Paltrow. Nội dung của Người Sắt xoay quanh Tony Stark, một kỹ nghệ gia kiêm kỹ sư thiên tài, sau khi trải qua một tai nạn nguy hiểm đến tính mạng đã chế tạo nên một bộ giáp siêu năng lực và trở thành Người Sắt, một siêu anh hùng với trang bị tân tiến.

Trước khi Marvel Studios sở hữu bản quyền vào năm 2006, Người Sắt đã được phát triển từ năm 1990 tại Universal Studios, 20th Century FoxNew Line Cinema trong các giai đoạn khác nhau. Đây là dự án điện ảnh đầu tiên mà Marvel tự chủ về mặt tài chính, với Paramount Pictures đóng vai trò làm đơn vị phát hành phim. Theo linh cảm của riêng mình, Favreau đã đồng ý ký hợp đồng cho vị trí đạo diễn của bộ phim. Các địa điểm quay phim mà ông chọn chủ yếu thuộc tiểu bang California, còn bối cảnh Bờ Tây ở trong nguyên tác truyện tranh bị ông từ chối nhằm phân biệt phim với nhiều tác phẩm siêu anh hùng lấy bối cảnh tại Thành phố New York khác. Phim khởi quay vào tháng 3 năm 2007 và đóng máy vào tháng 6 cùng năm. [ Đọc tiếp ]

Tuần 45

Chủ nghĩa vô thần (hay thuyết vô thần, vô thần luận), theo nghĩa rộng nhất, là sự thiếu vắng niềm tin vào sự tồn tại của thần linh. Theo nghĩa hẹp hơn, chủ nghĩa vô thần là sự bác bỏ niềm tin rằng thần linh tồn tại. Theo nghĩa hẹp hơn nữa, một cách cụ thể thì chủ nghĩa vô thần là quan điểm cho rằng không hề có thần linh. Chủ nghĩa vô thần đối lập với chủ nghĩa hữu thần, theo dạng chung nhất, là niềm tin rằng có ít nhất một vị thần tồn tại.

Nhiều người tự nhận là vô thần có thái độ hoài nghi với những gì siêu nhiên, với lý do là không có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của thần linh. Những người khác lập luận ủng hộ chủ nghĩa vô thần trên cơ sở triết học, xã hội và lịch sử. Tuy trong số những người tự nhận là vô thần có nhiều người thiên về các học thuyết triết học thế tục như chủ nghĩa nhân vănchủ nghĩa tự nhiên, không có một hệ tư tưởng hay một bộ hành vi nào mà tất cả những người vô thần cùng chia sẻ; và một số tôn giáo, chẳng hạn Kì-na giáoPhật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thần có vị cách.

Trong các ngôn ngữ của châu Âu, thuật ngữ "vô thần" xuất phát từ cách gọi tên hàm ý bôi xấu (tiếng Hy Lạp: ἀθεότης atheotēs) dành cho những người hoặc những tín ngưỡng xung khắc với quốc giáo. Với sự lan rộng của tư tưởng tự do, chủ nghĩa hoài nghisự phê phán tôn giáo, thuật ngữ này đã bắt đầu có được ngữ nghĩa cụ thể hơn và ngày càng được sử dụng như sự tự xác nhận của những người vô thần. [ Đọc tiếp ]

Tuần 46

Động Thiên đường

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam.

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt NamSách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầngđịa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015. [ Đọc tiếp ]

Tuần 47

Viện Viễn Đông Bác cổ (tiếng Pháp: École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu trên thực địa. Tiền thân là Phái đoàn Khảo cổ tại Đông Dương từ năm 1898 và chính thức thành lập với tên gọi Viện Viễn Đông Bác cổ ngày 20 tháng 1 năm 1900, Viện có nhiệm vụ nghiên cứu, khai quật khảo cổ trên toàn bán đảo Đông Dương. Trụ sở đầu tiên của Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Sài Gòn, Nam Kỳ trong ngày đầu thành lập năm 1900, tới năm 1902 Viện dời ra Hà Nội. Do chiến tranh, năm 1957, Viện phải rời Hà Nội tới Campuchia, sau đó lại rời Phnom Penh về Paris năm 1975. Hiện nay, Viện Viễn Đông Bác cổ thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp, có 17 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia châu Á.

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Viện Viễn Đông Bác cổ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về Đông phương học. Tạp chí nghiên cứu Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient (Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ, viết tắt BEFEO), đã trở nên quen thuộc trong phần danh mục tham khảo của nhiều sách, bài viết về khảo cổ và lịch sử Á châu. Viện Viễn Đông Bác cổ cũng có những ảnh hưởng quan trọng đối với các sử gia Việt Nam thế kỷ 20. [ Đọc tiếp ]

Tuần 48

Một khung hình của bộ phim dài ba giây Katsudō Shashin, không rõ tác giả và ngày tạo.

Katsudō Shashin là một đoạn phim anime và là tác phẩm lâu đời nhất được biết đến của nền hoạt hình Nhật Bản. Có bằng chứng cho thấy đoạn phim được tạo ra trước năm 1912, có thể trước cả khi những bộ phim hoạt hình phương Tây đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản. Người ta vẫn đang tranh luận liệu có nên xem nó là tác phẩm khởi đầu của lịch sử anime hiện đại hay không. Không rõ ai là tác giả của đoạn phim này. Nó được tìm thấy trong một bộ sưu tập phim ảnh và máy chiếu ở Kyōto vào năm 2005. Đoạn phim bao gồm một loạt ảnh hoạt họa từ 50 khung hình của một thước cel phim có thời lượng ba giây với tốc độ 16 khung hình trên giây. Nó miêu tả một cậu bé mặc quân phục thủy thủ viết hàng chữ kanji "活動写真" theo chiều từ phải sang trái, sau đó quay về phía người xem và ngả mũ chào. Katsudō Shashin chỉ là một tiêu đề tạm thời, do không rõ nhan đề gốc của phim là gì.

Không giống hoạt hình truyền thống, các khung hình không được tạo theo kiểu chụp ảnh, mà đúng hơn là được in lên phim bằng một khuôn in lưới màu. Hình ảnh trên một thước phim 35 mm được thể hiện bằng màu đỏ và đen, hai đầu thước phim được ghép nối thành một vòng lặp để chiếu phát liên tục. [ Đọc tiếp ]

Tuần 49

Quốc kỳ Brasil

Brasil, tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brasil, là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ. Brasil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 190 triệu người. Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới. Nước này tiếp giáp với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: giáp với Venezuela, Guyana, SurinameGuyane thuộc Pháp về phía bắc, Colombia về phía tây bắc, BoliviaPeru về phía tây, ArgentinaParaguay về phía tây nam và Uruguay về phía nam. Phía đông Brasil là một đường bờ biển dài 7.491 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. Lãnh thổ Brasil bao gồm nhiều quần đảo như Fernando de Noronha, Đảo san hô Rocas, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz. Brasil tiếp giáp với tất cả các nước ở Nam Mỹ khác trừ EcuadorChile.

Brasil là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ khi Pedro Álvares Cabral đặt chân đến năm 1500 cho đến năm 1815 khi nước này được nâng lên cho Vương quốc Liên hiệp với Bồ Đào Nha và Algarves. Liên kết thuộc địa tan vỡ năm 1808 khi thủ đô của Vương quốc Bồ Đào Nha được chuyển từ Lisboa đến Rio de Janeiro sau khi Napoléon xâm lược Bồ Đào Nha. Brasil giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào năm 1822. Đầu tiên là Đế quốc Brasil, sau đó trở thành một nước cộng hòa vào năm 1889 mặc dù nền lập pháp lưỡng viện, bây giờ là Quốc hội, có từ năm 1824, khi hiến pháp đầu tiên được thông qua. Hiến pháp hiện nay xác lập Brazil là một nước cộng hòa liên bang. Liên bang được hình thành bởi liên hiệp của Quận liên bang, 26 bang và 5.564 khu tự quản. [ Đọc tiếp ]

Tuần 50

1000 Forms of Fearalbum phòng thu thứ sáu trong sự nghiệp âm nhạc của nữ ca sĩ người Úc Sia. Album được phát hành vào ngày 4 tháng 7 năm 2014 thông qua các hãng đĩa Monkey Puzzle và RCA Records trên toàn cầu và Inertia ở Úc. Dòng nhạc chủ đạo của album là electropop, nhưng vẫn mang âm hưởng từ những thể loại reggaehip hop. Phần ca từ của những ca khúc trong album tập trung vào tình cảnh nữ ca sĩ phải sống chật vật với nghiện ngậprối loạn lưỡng cực.

1000 Forms of Fear nhận được nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. Có nhiều lời khen ngợi dành cho giọng hát của Sia cũng như phần nội dung ý nghĩa của lời bài hát trong album. Album ra mắt ở vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ với doanh số bán 52.000 bản trong tuần đầu phát hành. Album cũng đứng đầu trên các bảng xếp hạng tại Úc và Canada, và vươn lên top 5 của các bảng xếp hạng âm nhạc tại Đan Mạch, New Zealand, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Anh Quốc. Tính đến ngày 26 tháng 10 năm 2015, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ đã cấp chứng nhận đĩa Vàng cho album với hơn 500.000 đơn vị tương đương được bán ra tại quốc gia này. Tính đến tháng 1 năm 2016, hơn 1 triệu bản album đã được bán ra trên toàn cầu. [ Đọc tiếp ]

Tuần 51

Cổng Brandenburg về đêm

Berlin là thủ đô và là thành phố lớn nhất Cộng hòa Liên bang Đức. Nằm ở miền Đông Bắc nước Đức và thuộc vùng Đồng bằng châu Âu, Berlin bị ảnh hưởng bởi khí hậu ôn đới theo mùa. Khoảng 1/3 diện tích của thành phố là rừng, công viên, vườn, sông và hồ, do đó thành phố này luôn có một bầu không khí trong lành. Được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỷ 13, Berlin từng là thủ đô của Vương quốc Phổ (1701-1918), Đế quốc Đức (1871-1918), Cộng hòa Weimar (1919-1933) và Đức Quốc Xã (1933-1945). Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thành phố đã bị liên quân bốn nước chiếm đóng, sau đó các khu vực dưới sự kiểm soát của Anh, Pháp, Hoa Kỳ được hợp nhất và trở thành Tây Berlin, bao quanh bởi Bức tường Berlin, trong khi đó phần còn lại do Liên Xô chiếm đóng trở thành Đông Berlin (thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Đức). Sau khi nước Đức thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990, Berlin trở thành thủ đô của toàn liên bang Đức. Theo sau Quyết nghị Thủ đô của Quốc hội Liên bang Đức vào năm 1991, thành phố cũng thực thi chức năng của mình là trụ sở của chính phủ và quốc hội từ năm 1999. Berlin là một trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của châu Âu. Đô thị lớn này là một điểm nút giao thông và một trong những thành phố thu hút được nhiều khách du lịch nhất của lục địa già này. Nhiều cơ sở đại học, trung tâm nghiên cứu, nhà hát và viện bảo tàng tại Berlin có danh tiếng quốc tế. [ Đọc tiếp ]

Tuần 52

Link=Johannes Kepler

Johannes Kepler (27 tháng 12, 157115 tháng 11, 1630) là một nhà toán học, thiên văn họcchiêm tinh học người Đức. Là một đại diện tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, Kepler được biết đến nhiều nhất về các định luật về chuyển động thiên thể, được thiết lập từ những công trình như Astronomia nova, Harmonice MundiTóm tắt thiên văn học Copernicus. Khởi đầu sự nghiệp, Kepler từng là một giáo viên toán ở chủng viện Graz, trước khi đảm nhiệm vai trò trợ tá cho nhà thiên văn Tycho Brahe, và cuối cùng trở thành nhà thiên văn học triều đình cho Hoàng đế La Mã Thần thánh Rudolf II và sau đó là các hoàng đế kế vị Matthias và Ferdinand II. Trong những năm biến động cuối đời, ông dạy toán ở Linz (Áo) và là cố vấn cho Albrecht von Wallenstein. Ngày nay được biết đến chủ yếu vì những nghiên cứu thiên văn học, ông còn có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực quang học, phát minh ra một mẫu kính viễn vọng phản xạ (Kính viễn vọng Kepler), cũng như thảo luận về những khám phá bằng kính viễn vọng của nhà khoa học cùng thời Galileo Galilei. Được thúc đẩy bởi đức tin và nền tảng thần học, Kepler cũng kết hợp lập luận tôn giáo vào công trình của mình. Kepler mô tả nền thiên văn học mới của ông là "vật lý học thiên thể", như "một cuộc dạo chơi vào siêu hình học của Aristotle". [ Đọc tiếp ]