Bước tới nội dung

Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2008

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc năm 2008
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tuần 1

Cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài mười năm giữa các lực lượng quân sự Xô viết ủng hộ chính phủ của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) Mác xít chống lại lực lượng Mujahideen Afghanistan chiến đấu để lật đổ chính quyền cộng sản. Liên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa Kỳ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột, xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979Chiến tranh Iran-Iraq, cũng ảnh hưởng tới sự trỗi dậy của của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

Quân đoàn 40 Xô viết bắt đầu triển khai tại Afghanistan ngày 25 tháng 12 năm 1979. Việc rút quân bắt đầu ngày 15 tháng 5 năm 1988, và chấm dứt ngày 15 tháng 2 năm 1989 vì chi phí cao và sự không hiệu quả của cuộc xung đột này. Với Liên Xô, cuộc chiến tranh của họ tại Afghanistan thường được ví von với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tuần 2

Quốc kỳ Tây Ban Nha
Quốc kỳ Tây Ban Nha

Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: España; tên Hán-Việt cũ: Y Pha Nho), đôi khi còn gọi theo tên chính thức trước 1978 là Vương quốc Tây Ban Nha (Reino de España), là một quốc gia thuộc khu vực Nam Âu và 3 phần lãnh thổ tách biệt nằm ở Bắc Phi. Vùng đất chính của Tây Ban Nha được bao quanh bởi biển Địa Trung Hải ở phía đông và phía nam, vịnh Biscay ở phía bắc và Đại Tây Dương về phía tây. Những vùng lãnh thổ của Tây Ban Nha bao gồm đảo Balearic ở Địa Trung Hải và quần đảo Canary nằm gần bờ biển châu Phi. Tây Ban Nha chia sẻ đường biên giới với các quốc gia Bồ Đào Nha, Pháp, Andorra, GibraltarMaroc.

Tây Ban Nha là một quốc gia theo chế độ dân chủ được tổ chức theo mô hình quân chủ lập hiến. Tây Ban Nha trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 1986 và là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao.

Tuần 3

Nữ diễn viên Audrey Hepburn
Nữ diễn viên Audrey Hepburn

Audrey Hepburn (19291993) là một diễn viên điện ảnh huyền thoại của những thập niên 1950, 1960. Qua các cuộc bầu chọn, bà thường được xem là một trong những phụ nữ đẹp nhất thế kỷ 20. Audrey Hepburn cũng là một biểu tượng của thời trang và còn được biết tới với vai trò một người hoạt động nhân đạo, Đại sứ thiện chí của UNICEF.

Audrey Hepburn bước chân vào nghệ thuật với mong muốn trở thành một diễn viên múa, nhưng sau đó lại thành công ở lĩnh vực sân khấu vào cuối những năm 1940. Vai diễn trong vở Gigi (1951) trên sân khấu Broadway đã mở cửa cho Audrey vào nghệ thuật điện ảnh. Tới năm 1953, bộ phim Kỳ nghỉ hè lãng mạn (Roman Holiday) đem lại cho cô giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Là ngôi sao huyền thoại của điện ảnh những năm 1950 và 1960, Audrey Hepburn tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng như Sabrina, My Fair Lady, Breakfast at Tiffany’s và giành bốn đề cử Oscar khác. Năm 1967, vào tuổi 38, Audrey Hepburn hầu như kết thúc sự nghiệp diễn xuất.

Audrey Hepburn đi vào lịch sử điện ảnh như một trong những diễn viên tài năng nhất. Bà đặc biệt thành công với các bộ phim hài lãng mạn. Năm 1999, Viện phim Hoa Kỳ đã xếp Audrey Hepburn đứng thứ 3 trong số 25 nữ diễn viên huyền thoại của Danh sách 100 ngôi sao điện ảnh của Viện phim Mỹ, chỉ sau Katharine HepburnBette Davis.

Với phong cách riêng biệt, đẹp cả trên màn ảnh lẫn ngoài cuộc sống, Audrey Hepburn được xem như một biểu tượng lớn của thời trang. Bà từng tạo nên những trào lưu mốt, ảnh hưởng tới cách ăn mặc của nữ giới. Audrey đã là nguồn cảm hứng sáng tạo cho Hubert de Givenchy, nhà tạo mẫu nổi tiếng và cũng là bạn thân của bà. Những năm cuối đời, Audrey trở thành một nhà hoạt động nhân đạo, được biết tới với vai trò Đại sứ thiện chí của UNICEF.

Tuần 4

Douglas MacArthur
Douglas MacArthur

Thống tướng Douglas MacArthur (26 tháng 1 năm 1880 - 5 tháng 4 năm 1964) là một vị tướng của Hoa Kỳ và là Thống tướng Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippines Army). Ông là Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1930 và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng trên mặt trận Thái Bình Dương trong Đệ nhị Thế chiến. MacArthur đã nhận được Huân chương Danh dự. Ông được bổ nhiệm chỉ huy cuộc xâm chiếm Nhật Bản mà đã được hoạch định tiến hành vào tháng 11 năm 1945. Nhưng khi thấy không còn cần thiết nữa, MacArthur chính thức chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.

MacArthur giám sát cuộc chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1951 và được công nhận vì những đóng góp cho những thay đổi dân chủ sâu rộng của đất nước này. Ông chỉ huy Tổng lực lượng quân sự do Liên hiệp quốc lãnh đạo để bảo vệ Nam Triều Tiên trước sự tấn công của Bắc Triều Tiên từ 1950–1951. MacArthur bị Tổng thống Harry Truman cắt chức tư lệnh tháng 4 năm 1951 vì không nghe lời thượng cấp liên quan đến việc ông không tuân theo các chỉ thị của tổng thống.

Ông được biết đến với câu nói quân sự nổi tiếng: "In war, there is no substitute for victory" (Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng). MacArthur đã chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn (Đệ nhất Thế chiến, Đệ nhị Thế chiến và Chiến tranh Triều Tiên) và là một trong 5 người được phong quân hàm Thống tướng (General of the Army).

Tuần 5

Tháp Eifel lúc hoàng hôn
Tháp Eifel lúc hoàng hôn

Paristhành phố thủ đô của nước Pháp, cũng là trung tâm hành chính của vùng Île-de-France. Nằm ở phía Bắc nước Pháp, khu vực trung tâm của châu Âu, Paris được xây dựng hai bên bờ sông Seine với tâm là đảo Île de la Cité. Đây cũng là nơi hợp lưu của sông Marne và sông Seine.

Paris nằm ở điểm gặp nhau của các hành trình thương mại đường bộ và đường sông, và là trung tâm của một vùng nông nghiệp giầu có. Vào thế kỷ 10, Paris đã là một trong những thành phố chính của Pháp cùng các cung điện hoàng gia, các tu việnnhà thờ. Từ thế kỷ 12, Paris trở thành một trong những trung tâm của châu Âu về giáo dụcnghệ thuật. Tới thế kỷ 14, Paris là thành phố quan trọng bậc nhất của Cơ Đốc giáo và trong các thế kỷ 16, 17, đây là nơi diễn ra Cách mạng Pháp cùng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Pháp và châu Âu. Đến thế kỷ 1920, thành phố trở thành một trong những trung tâm văn hóa của thế giới, thủ đô của nghệ thuật và giải trí.

Tuần 6

Nguyễn Huệ hay Quang Trung Hoàng đế là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh chống nội chiến và ngoại xâm chưa một lần thất bại. Thành tựu của ông để lại có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Việt Nam, giúp cho triều đại sau này (cụ thể là Nguyễn Ánh) dễ dàng thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm nội chiến.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng đã lật đổ nhà Hậu Lê cùng với hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam. Thêm vào đó, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại cuộc xâm lược nước Đại Việt ở phía Nam của nước Xiêm, và ở phía Bắc của Đại Thanh – khi đó là thời kỳ hùng mạnh nhất dưới triều Thanh Cao Tông (Càn Long). Do có nhiều công lao với đất nước, Quang Trung Hoàng đế được xem là anh hùng dân tộc áo vải của nhân dân Việt Nam.

Sau một thời gian dài chinh chiến và cai trị, Nguyễn Huệ lâm bệnh và qua đời đột ngột ở tuổi 40. Cái chết của ông dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của nhà Tây Sơn. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị Việt Nam và chống lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nguyễn Ánh, người thừa kế còn sót lại của các chúa Nguyễn.

Tuần 7

Nguyễn Huệ hay Quang Trung Hoàng đế là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh chống nội chiến và ngoại xâm chưa một lần thất bại. Thành tựu của ông để lại có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Việt Nam, giúp cho triều đại sau này (cụ thể là Nguyễn Ánh) dễ dàng thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm nội chiến.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng đã lật đổ nhà Hậu Lê cùng với hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam. Thêm vào đó, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại cuộc xâm lược nước Đại Việt ở phía Nam của nước Xiêm, và ở phía Bắc của Đại Thanh – khi đó là thời kỳ hùng mạnh nhất dưới triều Thanh Cao Tông (Càn Long). Do có nhiều công lao với đất nước, Quang Trung Hoàng đế được xem là anh hùng dân tộc áo vải của nhân dân Việt Nam.

Sau một thời gian dài chinh chiến và cai trị, Nguyễn Huệ lâm bệnh và qua đời đột ngột ở tuổi 40. Cái chết của ông dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của nhà Tây Sơn. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị Việt Nam và chống lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nguyễn Ánh, người thừa kế còn sót lại của các chúa Nguyễn.

Tuần 8

Quốc kỳ Cộng hòa Séc
Quốc kỳ Cộng hòa Séc

Cộng hòa Séc một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và không giáp biển. Cộng hòa Séc giáp với Ba Lan về phía bắc, giáp với Đức về phía tây, giáp với Áo về phía nam và giáp với Slovakia về phía đông. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Cộng hòa Séc là 10.228.744 người, mật độ dân số khoảng 130 người/km².

Lãnh thổ Cộng hòa Séc ngày nay bao gồm 3 quốc gia đã từng tồn tại trong lịch sử là Bohemia, MoraviaSilesia. Nước này trở thành một bộ phận của Đế chế ÁoĐế chế Áo-Hung trong nhiều thế kỉ cho đến năm 1918, khi Séc cùng với Slovakia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Tiệp Khắc. Trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước trở về tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, một cuộc chia li hòa bình đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành hai nước là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.

Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ dân chủ nghị viện. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng việnhạ viện. Cộng hòa Séc đã gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch vào nước này.

Tuần 9

Annelies Marie “Anne” Frank (19291945) là một cô bé người Đức gốc Do Thái, tác giả cuốn nhật ký nổi tiếng Nhật ký Anne Frank. Cuốn nhật ký được viết khi Anne cùng gia đình và bốn người nữa ẩn náu tại Amsterdam trong thời gian chiếm đóng của quân Đức thời Thế chiến thứ 2.

Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt am Main đi Amsterdam cuối năm 1933 để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức Quốc xã. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau hai năm, do bị phản bội, gia đình Anne bị phát hiện và bị đưa tới trại tập trung của Đức quốc xã. Bảy tháng sau đó, Anne chết tại trại Bergen-Belsen, vài ngày sau cái chết của Margot, chị của Anne. Ông Otto, bố Anne, người duy nhất trong nhóm sống sót trở về Amsterdam sau chiến tranh và tìm thấy nhật ký của con gái. Ông đã quyết định cho xuất bản cuốn nhật ký với tên Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944.

Cuốn nhật ký Anne được tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 13, đã ghi lại cái nhìn của cô về những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ 12 tháng 6 năm 1942 tới 1 tháng 8 năm 1944. Từ tiếng Hà Lan, cuốn nhật ký đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, trở thành một trong những cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất trên thế giới. Nhiều bộ phim, vở kịch, opera được dựng dựa theo tác phẩm này.

Tuần 10

Động Phong Nha
Động Phong Nha

Vườn quốc gia Phong Nha–Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, cách thành phố Đồng Hới khoảng 40 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namnotỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha–Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt NamSách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha–Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha–Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.

Tuần 11

Mariah Carey
Mariah Carey

Mariah Carey (sinh ngày 27 tháng 3 năm 1970) là một ca sĩ, nhạc sĩ thể loại nhạc PopR&B, nhà sản xuất đĩadiễn viên người Mỹ. Cô bắt đầu sự nghiệp âm nhạc vào năm 1990 dưới sự dìu dắt của giám đốc hãng Columbia RecordsTommy Mottola. Sau khi kết hôn với Mottola vào năm 1993, một loạt các ấn phẩm âm nhạc thành công sau đó đã củng cố vị trí của cô như là một trong những nghệ sĩ thành công nhất của hãng Columbia. Trong thập niên 1990, cô là nghệ sĩ thành công nhất ở Mỹ theo tạp chí Billboard và là nữ nghệ sĩ bán được nhiều đĩa hát nhất trên toàn cầu (theo giải thưởng World Music Awards).

Sau khi chia tay với Mottola vào năm 1996, cô hoàn toàn làm chủ khả năng sáng tạo hình ảnh và âm nhạc của bản thân, cũng như mang nặng âm thanh hip-hop trong những đĩa nhạc của mình. Sự nổi tiếng của cô bị giảm sút khi cô rời khỏi hãng Colombia vào năm 2001. Năm sau đó cô bị hãng Virgin Records cắt bỏ hợp đồng thu âm do sự suy sụp nặng nề về thể chất lẫn tinh thần bị công bố rộng rãi và do sự thờ ơ của công chúng với dự án phim và nhạc phim Glitter. Sau đó, Carey ký hợp đồng với hãng Island/Def Jam và sau một giai đoạn chỉ đạt những thành công ít ỏi, cô đã trở lại vị trí hàng đầu trên sân khấu âm nhạc vào năm 2005 với album The Emancipation of Mimi.

Tuần 12

Tháp Eiffel
Tháp Eiffel

Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng sắt nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, thành phố Paris. Vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300 mét (Tour de 300 mètres), công trình do Gustave Eiffel cùng các đồng nghiệp xây dựng nhân Triển lãm thế giới năm 1889, cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp.

Chiều cao nguyên bản của công trình là 300 mét, theo đúng thiết kế, nhưng cột ăng ten trên đỉnh giúp tháp Eiffel đạt tới 325 mét. Từ khi khánh thành vào năm 1889, tháp Eiffel là công trình cao nhất thế giới và giữ vững vị trí này trong suốt hơn 40 năm. Ngay từ ban đầu, bên cạnh chức năng du lịch, tháp Eiffel còn được sử dụng cho các mục đích khoa học. Ngày nay, tháp tiếp tục là một trạm phát sóng truyền thanhtruyền hình cho vùng đô thị Paris.

Trở thành biểu tượng của “kinh đô ánh sáng”, tháp Eiffel là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất toàn cầu. Từ khi khánh thành cho tới năm 2007, tháp đã có hơn 236 triệu lượt khách viếng thăm. Riêng năm 2007, tháp Eiffel đã đón tiếp gần 7 triệu du khách, giữ vị trí công trình thu phí thu hút nhất trên thế giới.

Tuần 13

Cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa.
Cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa.

Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa cho đến năm 1975 là một nền kinh tế thị trường, đang phát triển, và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1963 đến 1973. Tuy nhiên, phát triển kinh tế vẫn được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm hoặc 4 năm. Nền kinh tế ổn định trong gần 10 năm đầu tiên, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều, tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách nhà nướcthâm hụt thương mại. Chính quyền đã phải tiến hành cải cách ruộng đất tới hai lần. Hoa Kỳ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật.

Tuần 14

Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậuvăn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đớihệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Năm 1962 Bộ Văn hóa–Thông tin Việt Nam đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất–địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Tuần 15

Núi Rainier
Núi Rainier

Dãy núi Cascade là một dãy núi chính ở phía tây Bắc Mỹ kéo dài từ phía nam tỉnh bang British Columbia của Canada chạy qua hai tiểu bang WashingtonOregon rồi đến Bắc California. Nó bao gồm cả các núi không phải là núi lửa như các ngọn núi hình chóp nhọn gồ ghề của Bắc Cascade (North Cascades) và các núi lửa nổi tiếng có tên chung là Thượng Cascade (High Cascades). Một phần nhỏ của dãy núi ở British Columbia được gọi là Cascade Canada (Canadian Cascades) hay Các núi Cascade (Cascade Mountains); tên gọi thứ hai đôi khi cũng được cư dân tiểu bang Washington dùng để chỉ phần dãy núi Cascade ở tiểu bang này, thay cho tên gọi Bắc Cascade, là tên thông dụng hơn ở Mỹ như trong cụm từ công viên quốc gia Bắc Cascade.

Dãy núi Cascade là bộ phận của vành đai lửa Thái Bình Dương, một vành đai gồm các núi lửa và những ngọn núi có liên quan ở quanh Thái Bình Dương. Tất cả các vụ phun trào núi lửa được biết đến trong lịch sử tại Hoa Kỳ Lục địa là từ các núi lửa của dãy núi Cascade. Hai vụ phun trào núi lửa gần nhất là tại đỉnh Lassen từ năm 1914 đến năm 1921 và một lần phun trào núi lửa chính của núi St. Helens năm 1980. Những lần phun trào nhỏ của núi St. Helens cũng đã xảy ra, gần đây nhất là vào năm 2006.

Tuần 16

Biển hiện Métro Paris
Biển hiện Métro Paris

Métro Paris là hệ thống tàu điện ngầm phục vụ thành phố và vùng đô thị Paris. Tính cho đến năm 2007, hệ thống này có 16 tuyến, phần lớn chạy ngầm dưới đất, với tổng chiều dài 213 km. Métro Paris là một trong những biểu tượng của thủ đô nước Pháp, đặc trưng bởi mạng lưới các tuyến dày đặc, mật độ sử dụng cao và các bến tàu điện ngầm được trang trí theo phong cách Art nouveau.

Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố Paris được khánh thành nhân dịp Triển lãm thế giới 1900. Trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 20, hệ thống Métro Paris phát triển mạnh mẽ, cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Sau một giai đoạn hoạt động trầm lắng trong "những thập niên của ô tô" (décennies voitures, 1950–1970), nhiều tuyến tàu điện ngầm đã tiếp tục được kéo dài ra vùng ngoại ô thành phố. Trong nội ô, các tuyến và trạm đã trở nên dày đặc đã khiến một thời gian dài Métro Paris không có thêm tuyến mới. Cho tới tận tháng 10 năm 1998, tuyến số 14, mới nhất của Métro Paris, được khánh thành. Khác với các tuyến trước đó, tuyến 14 được tự động hóa hoàn toàn.

Hiện nay hệ thống Métro Paris phục vụ việc đi lại cho khoảng 4,5 triệu lượt người mỗi ngày. Vào năm 2005, Métro Paris có tổng cộng 1,365 tỷ lượt hành khách. Tổng số Métro Paris có 298 bến, trong đó có 62 bến giao từ 2 tuyến trở lên. Về lượng hành khách vận chuyển, Métro Paris đứng thứ 4 thế giới sau các hệ thống tàu điện ngầm ở Moskva, TokyoThành phố Mexico. Tính tổng chiều dài các tuyến, Métro Paris xếp thứ 7 thế giới sau các hệ thống tàu điện ngầm London, New York, Seoul, Tokyo, MoskvaMadrid. Tuy vậy tính về tổng số bến tàu điện ngầm thì Métro Paris xếp thứ 3 thế giới, chỉ sau Hệ thống tàu điện ngầm Thành phố New YorkHệ thống tàu điện ngầm Seoul.

Tuần 17

Mô hình cấu trúc paracetamol
Mô hình cấu trúc paracetamol

Paracetamol (tên nhãn hiệu quốc tế không độc quyền) hay acetaminophen (tên được chấp nhận tại Hoa Kỳ) là một thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên không như aspirin nó không hoặc ít có tác dụng chống viêm. So với các thuốc NSAID, paracetamol có rất ít tác dụng phụ với liều điều trị nên được cung cấp không cần kê đơn ở hầu hết các nước. Tên gọi acetaminophen and paracetamol được lấy từ tên hóa học của hợp chất: para-acetylaminophenol và para-acetylaminophenol.

Paracetamol gồm có một vòng nhân benzen, được thay thế bởi một nhóm hydroxyl và nguyên tử ni-tơ của một nhóm amid theo kiểu para (1,4). Mhóm amid là acetamide (ethanamide). Đó là một hệ thống liên kết đôi rộng rãi, như cặp đôi đơn độc trong hydroxyl oxygen, đám mây pi benzene, cặp đôi đơn độc ni-tơ, quỹ đạo p trong carbonyl carbon, và cặp đôi đơn độc trong carbonyl oxygen tất cả đều được nối đôi. Sự có mặt của hai nhóm hoạt tính cũng làm cho vòng benzene phản ứng lại với các chất thay thế thơm có ái lực điện. Khi các nhóm thay thế là đoạn mạch thẳng ortho và para đối với mỗi cái khác, tất cả các vị trí trong vòng đều ít nhiều được hoạt hóa như nhau. Sự liên kết cũng làm giảm đáng kể tính ba-zơ của oxy và ni-tơ, khi tạo ra các hydroxyl có tính acid.

Tuần 18

Chân dung cầu vồng của Elizabeth vẽ bởi một nghệ sĩ vô danh
Chân dung cầu vồng của Elizabeth vẽ bởi một nghệ sĩ vô danh

Elizabeth I của Anh (7 tháng 9, 1533 – 24 tháng 3, 1603) là Nữ vương AnhIreland từ ngày 17 tháng 11 năm 1558 cho đến khi băng hà. Bà được biết đến với những danh hiệu khác như Nữ vương Đồng trinh, Gloriana, hoặc Good Queen Bess, và trở nên bất tử với tên Faerie Queene trong thiên sử thi cùng tên của Edmund Spenser. Elizabeth I là vị quân chủ chính thức thứ 5, cũng là người cuối cùng, của triều đại Tudor (những người khác thuộc vương tộc Tudor đã từng lên ngôi báu là ông nội Henry VII, cha Henry VIII, em trai cùng cha khác mẹ Edward VIvà chị cùng cha khác mẹ Mary I). Thời trị vì của Elizabeth I kéo dài 45 năm, nổi bật với hai sự kiện: Vương quốc Anh trở nên một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu, và những tranh chấp tôn giáo luôn sục sôi trong nước.

Elizabeth khởi sự cai trị đất nước bằng cách tìm kiếm những lời tư vấn khôn ngoan và thích đáng, những quyết định chính trị của nữ vương thường dựa vào một nhóm các cố vấn đáng tin cậy được đặt dưới sự dẫn dắt của William Cecil, Nam tước Burghley. Một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của Elizabeth là quay sang ủng hộ việc xác lập giáo hội theo khuynh hướng Kháng Cách cho nước Anh, với nữ vương là Thống đốc Tối cao của Giáo hội. Từ đây hình thành và phát triển Anh giáo. Trái với sự mong đợi của thần dân cũng như của Quốc hội, Elizabeth không hề kết hôn. Mặc dù luôn cẩn trọng trong đối ngoại và dè dặt khi ủng hộ các chiến dịch quân sự tại Hà Lan, Pháp, và Ireland, chiến tích nước Anh đánh bại hạm đội Armada của Tây Ban Nha năm 1588 được nối kết với tên tuổi của nữ vương và thường được xem là một trong những chiến thắng lừng lẫy nhất trong lịch sử nước Anh.

Tuần 19

Bảo tàng Louvre là một bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm tại Quận 1, thành phố Paris, nước Pháp. Có vị trí ở trung tâm lịch sử thành phố, bên bờ sông Seine, Louvre vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste xây dựng vào năm 1190. Cuối thế kỷ 14, dưới thời Charles V, Louvre trở thành cung điện hoàng gia. Qua các triều đại, Louvre tiếp tục được mở rộng và đến thời kỳ Cách mạng Pháp, cung điện trở thành bảo tàng, mở cửa ngày 10 tháng 8 năm 1793.

Ngày nay, Louvre là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo và nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. Bộ sưu tập của Louvre có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật, như Tượng thần Vệ Nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa, Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân... cùng các hiện vật giá trị về những nền văn minh cổ, như phiến đá ghi Bộ luật Hammurabi, tấm bia Mesha... Năm 2007, Louvre đón 8,3 triệu lượt khách, giữ vị trí địa điểm thu phí được viếng thăm nhiều nhất Paris, đồng thời cũng là bảo tàng thu hút nhất trên thế giới.

Tuần 20

Hình ảnhh tái hiện của lính Lê dương
Hình ảnhh tái hiện của lính Lê dương

Legio Romana tức Quân đoàn La Mã, Binh đoàn La Mã là một đơn vị tổ chức của Quân đội La Mã trong giai đoạn từ Cộng hòa La Mã tới Đế quốc La Mã. Legio Romana còn được gọi là Lê dương La Mã để chỉ loại bộ binh nặng và đôi khi là toàn bộ Quân đội La Mã. Lực lượng nòng cốt của Quân đoàn La Mã là bộ binh nặng hay lê dương kèm theo quân đồng minh hỗ trợ (auxilium), kỵ binh, lính xạ kích và lính ném lao. Về mặt từ nguyên, trong tiếng Latinh legio có nghĩa là "chế độ quân sự cưỡng bách", có nguồn gốc từ lego nghĩa là tập trung.

Quân số của một quân đoàn La Mã tiêu biểu biến đổi theo thời gian. Trong giai đoạn Cộng hòa mỗi quân đoàn có 4.200 người chia thành 30 đến 35 tiểu đoàn (manipulus), mỗi tiểu đoàn 120 đến 140 người. Sang giai đoạn Đế quốc quân số của một quân đoàn tăng lên thành khoảng 5.200 người cộng thêm quân đồng minh hỗ trợ chia làm 10 đội quân (cohort), mỗi đội quân có 480 lính, riêng đội quân thứ nhất có 800 lính. Bộ binh được yểm trợ bởi kỵ binh ở hai bên sườn và lính xạ kích ở phía sau.

Vì các quân đoàn thường trực chỉ được tổ chức trong hệ thống quân đội La Mã sau cải cách của Marius (107 TCN) còn trước đó nó có tính nhất thời nên hàng trăm quân đoàn đã được đặt tên và xếp số thứ tự trong lịch sử La Mã. Đến nay, chỉ có khoảng 50 quân đoàn có thể xác định được rõ ràng. Vì sự thành công về quân sự của Cộng hòa La MãĐế quốc La Mã, quân đoàn La Mã từ lâu đã được coi là mô hình ưu tú thời cổ đại về năng lực và hiệu quả quân sự.

Tuần 21

Tiệm bánh mì Katz’s Delicatessen, nơi thực hiện một cảnh quay trong bộ phim When Harry Met Sally…
Tiệm bánh mì Katz’s Delicatessen, nơi thực hiện một cảnh quay trong bộ phim When Harry Met Sally…

When Harry Met Sally… (tạm dịch: Khi Harry gặp Sally…) là một tác phẩm điện ảnh Mỹ sản xuất năm 1989 do Nora Ephron viết kịch bản và Rob Reiner đạo diễn. Đây là bộ phim tình cảm hài xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật Harry (do Billy Crystal thủ vai) và Sally (do Meg Ryan thủ vai) từ lần gặp mặt đầu tiên của họ trong chuyến đi từ Đại học Chicago lên New York cho đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người 12 năm sau đó ở New York. Phim được nhớ tới với nhiều câu thoại dí dỏm, sự phối hợp diễn xuất ăn ý của Crystal và Ryan cùng những cảnh quay rất đẹp về thành phố New York. Sau khi công chiếu bộ phim đã được cả công chúng và giới phê bình đánh giá khá cao, đồng thời đem lại cho tác giả kịch bản Nora Ephron một số giải thưởng và đề cử tại giải BAFTAgiải Oscar. Năm 2000 When Harry Met Sally… được bầu chọn đứng thứ 23 trong Danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ, câu thoại của phim trong tiệm bánh mì – “I’ll have what she’s having” – cũng đứng trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ. Năm 2004 phim đã được dựng thành tác phẩm sân khấu và Bollywood làm lại với cái tên Hum Tum.

Tuần 22

Cổng trường Chu Văn An
Cổng trường Chu Văn An

Trường trung học phổ thông Chu Văn An (còn được gọi là trường Chu Văn An, trường Bưởi, trường Chu) là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội. Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.

Được người Pháp thành lập với tên chính thức Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ, trường lại thường được biết tới với tên trường Bưởi, vốn được các học sinh dùng để thể hiện lòng yêu nước của mình. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1954 và cố định ở đó đến hiện tại.

Là một trong các trường phổ thông có tiếng ở Đông Dương khi xưa và Việt Nam hiện nay, trường Bưởi–Chu Văn An là nơi đào tạo các thế hệ trí thức có tinh thần dân tộc cao, trong đó có các nhân vật nổi tiếng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khắc Viện… Trong số các giáo viên từng dạy ở trường Bưởi–Chu Văn An cũng có những thầy giáo nổi tiếng như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn… Hiện nay, trường Chu Văn An và trường Trung học chuyên Hà Nội–Amsterdam là hai trường có hệ thống lớp chuyên của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Cùng với Quốc học Huếchuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh, trường đang được chính phủ đầu tư trong Dự án 3 trường trung học phổ thông trọng điểm của Việt Nam.

Tuần 23

Quốc kỳ Brasil
Quốc kỳ Brasil

Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: Brasil, phiên âm tiếng Việt: Bra-xin, Hán Việt: Ba Tây), tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: República Federativa do Brasil), là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Brasil là quốc gia có diện tích rộng thứ 5 thế giới và dân số cũng đứng hàng thứ 5 thế giới. Nước này tiếp giáp với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Nam Mỹ: giáp với Venezuela, Guyana, SurinameGuyane thuộc Pháp về phía bắc, Colombia về phía tây bắc, BoliviaPeru về phía tây, ArgentinaParaguay về phía tây nam và Uruguay về phía nam. Phía đông Brasil là một đường bờ biển dài tiếp giáp với Đại Tây Dương.

Phần lớn diện tích Brasil nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến nam nên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đó là điều kiện hình thành nên một hệ động thực vật rất phong phú tại Brasil. Dân cư Brasil tập trung chủ yếu ở những vùng duyên hải và những vùng đô thị lớn trong nội địa.

Brasil từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong quá khứ cho đến năm 1822 khi nước này trở thành một quốc gia độc lập. Ngày nay, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang. Brasil hiện là nước có thu nhập trung bình và đồng thời là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh. Brasil còn là nước duy nhất tại Nam Mỹ nói tiếng Bồ Đào Nha và nước này có số dân theo đạo Thiên Chúa lớn nhất thế giới. Về mặt văn hóa, Brasil rất nổi tiếng với lễ hội Carnaval sôi động và là một cường quốc trong môn thể thao bóng đá.

Tuần 24

Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân
Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân

Cách mạng tháng Bảy là cuộc cách mạng tại Pháp, diễn ra chủ yếu ở Paris, vào tháng 7 năm 1830 dưới thời Bourbon phục hoàng. Trong giai đoạn cai trị của Charles X, những mâu thuẫn giữa hai phe tự do và bảo hoàng cực đoan đã gây nên các biến động chính trị kéo dài. Mùa hè năm 1829, Charles X đưa Jules de Polignac, một người bảo hoàng, lên giữ chức thủ tướng, thành lập một chính phủ mới. Trước những chống đối của các nghị sĩ phái tự do, nhà vua giải tán Nghị viện mà đỉnh điểm là chiếu dụ Saint-Cloud ngày 26 tháng 7 năm 1830 đã khiến những người đối lập nổi dậy.

Trong ba ngày 27, 28, 29, người dân Paris dựng chướng ngại vật trên đường phố, chống lại quân đội của Thống chế Marmont. Cuộc xung đột đã khiến 200 quân hoàng gia và 800 người nổi dậy thiệt mạng. Charles X cùng gia đình chạy khỏi Paris. Sau khi do dự giữa nền cộng hòaquân chủ, các nghị sĩ đồng ý đưa Công tước Orléans, thuộc nhánh thứ của dòng họ Bourbon, lên ngôi vua. Cách mạng tháng Bảy diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, không chấm dứt nền quân chủ mà chỉ kết thúc thời kỳ trị vì của Charles X. Công tước Orléans trở thành Louis-Philippe I, đăng quang ngày 9 tháng 8 với tước hiệu Vua của người Pháp – không còn xưng Vua nước Pháp như các vị quân vương nhà Bourbon trước đó – bắt đầu cho nền Quân chủ tháng Bảy.

Tuần 25

Max Weber
Max Weber

Maximilian Carl Emil Weber (21 tháng 4 năm 186414 tháng 6 năm 1920) là nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức, ông được nhìn nhận là một trong bốn người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương đại. Khởi đầu sự nghiệp tại Đại học Berlin, sau đó Weber làm việc tại các trường đại học Freiburg, Heidelberg, WienMünchen. Ông là người am tường nền chính trị Đức, từng là cố vấn cho các nhà thương thuyết Đức tại Hiệp ước Versaille và tham gia soạn thảo Hiến pháp Weimar.

Các công trình nghiên cứu chính của Weber tập trung vào việc hợp lý hóa ngành xã hội học tôn giáochính quyền học, nhưng ông cũng đóng góp đáng kể cho ngành kinh tế học. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Đạo đức Kháng Cách và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus) , đánh dấu sự khởi đầu của một loạt khảo cứu của ông về ngành xã hội học tôn giáo. Trong tác phẩm này, Weber lập luận rằng tôn giáo là một trong những nhân tố quan trọng cấu thành sự dị biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những đặc điểm của triết lý Kháng Cách khổ hạnh, xem đây là một trong những nhân tố chính giúp phát triển chủ nghĩa tư bản, hệ thống hành chính, và khái niệm nhà nước pháp quyền tại phương tây. Trong một tác phẩm quan trọng khác, Politik als Beruf (Chính trị là một nghề chuyên môn), Weber định nghĩa nhà nước là thực thể độc quyền hành xử quyền pháp định, định nghĩa này được xem như khái niệm mấu chốt trong ngành khoa học chính trị đương đại. Những nghiên cứu quan trọng nhất của ông được nhắc đến với một tên chung “Luận đề Weber”.

Tuần 26

Sông Columbia
Sông Columbia

Sông Columbia là con sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Nó được đặt theo tên của Columbia Rediviva, con tàu đầu tiên từ thế giới phương tây được ghi nhận đã du hành lên dòng sông này. Dòng sông kéo dài từ tỉnh bang British Columbia của Canada đi qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; hình thành phần lớn ranh giới giữa Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Con sông dài 2.000 km, và lưu vực nhận nước là 668.217 km².

Tính theo lưu lượng nước, sông Columbia là con sông lớn nhất chảy vào Thái Bình Dương từ Bắc Mỹ và là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. Dòng nước mạnh của sông và độ cao đổ xuống lớn trên một đoạn đường tương đối ngắn làm cho nó có tiềm năng rất lớn để sản xuất điện năng. Sông Columbia là con sông sản xuất thủy điện lớn nhất Bắc Mỹ với 14 đập thủy điện tại Hoa KỳCanada.

Sông Columbia và các sông nhánh của nó là nơi sinh sống của vô số các loại cá di cư giữa các sông nhánh nước ngọt nhỏ và Thái Bình Dương. Các loài cá này - đặc biệt là những loài thuộc nhiều nhóm cá hồi khác nhau - đã và đang là phần quan trọng của hệ sinh thái sông và kinh tế địa phương trong hàng ngàn năm qua.

Việc khai thác dòng sông để phục vụ con người và một số trường hợp ô nhiễm công nghiệp đã rất nhiều lần đi ngược với việc bảo tồn hệ sinh thái kể từ khi người Mỹ và người châu Âu bắt đầu đến định cư trong khu vực này trong thế kỷ 18. Việc "lợi dụng dòng sông" như trong văn hóa bình dân của thế kỷ 20 thường diễn tả bao gồm việc nạo vét đáy sông cho tàu thuyền lớn lưu thông, sản xuất năng lượng nguyên tử, nguyên cứu và chế tạo vũ khí nguyên tử, xây đập sản xuất thủy điện, tưới tiêu, hàng hải, và kiểm soát lụt lội.

Tuần 27

Sông Columbia
Sông Columbia

Sông Columbia là con sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Nó được đặt theo tên của Columbia Rediviva, con tàu đầu tiên từ thế giới phương tây được ghi nhận đã du hành lên dòng sông này. Dòng sông kéo dài từ tỉnh bang British Columbia của Canada đi qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; hình thành phần lớn ranh giới giữa Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Con sông dài 2.000 km, và lưu vực nhận nước là 668.217 km².

Tính theo lưu lượng nước, sông Columbia là con sông lớn nhất chảy vào Thái Bình Dương từ Bắc Mỹ và là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. Dòng nước mạnh của sông và độ cao đổ xuống lớn trên một đoạn đường tương đối ngắn làm cho nó có tiềm năng rất lớn để sản xuất điện năng. Sông Columbia là con sông sản xuất thủy điện lớn nhất Bắc Mỹ với 14 đập thủy điện tại Hoa KỳCanada.

Sông Columbia và các sông nhánh của nó là nơi sinh sống của vô số các loại cá di cư giữa các sông nhánh nước ngọt nhỏ và Thái Bình Dương. Các loài cá này - đặc biệt là những loài thuộc nhiều nhóm cá hồi khác nhau - đã và đang là phần quan trọng của hệ sinh thái sông và kinh tế địa phương trong hàng ngàn năm qua.

Việc khai thác dòng sông để phục vụ con người và một số trường hợp ô nhiễm công nghiệp đã rất nhiều lần đi ngược với việc bảo tồn hệ sinh thái kể từ khi người Mỹ và người châu Âu bắt đầu đến định cư trong khu vực này trong thế kỷ 18. Việc "lợi dụng dòng sông" như trong văn hóa bình dân của thế kỷ 20 thường diễn tả bao gồm việc nạo vét đáy sông cho tàu thuyền lớn lưu thông, sản xuất năng lượng nguyên tử, nguyên cứu và chế tạo vũ khí nguyên tử, xây đập sản xuất thủy điện, tưới tiêu, hàng hải, và kiểm soát lụt lội.

Tuần 28

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO trước đây
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO trước đây

Viện Viễn Đông Bác cổ (tiếng Pháp: École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu tại thực địa. Được chính thức thành lập vào năm 1900, Viện Viễn Đông Bác cổ có trụ sở đầu tiên ở Việt Nam và tiến hành các nghiên cứu, khảo cổ trên bán đảo Đông Dương. Do chiến tranh, năm 1957, Viện Viễn Đông Bác cổ phải rời Hà Nội tới Campuchia, và tiếp đó rời Phnom Penh về Paris năm 1975. Hiện nay, Viện Viễn Đông Bác cổ thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp, có 17 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia châu Á.

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Viện Viễn Đông Bác cổ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về Đông phương học. Tạp chí nghiên cứu Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient (Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ, viết tắt BEFEO), đã trở nên quen thuộc trong phần danh mục tham khảo của nhiều sách, bài viết về khảo cổ và lịch sử Á châu. Viện Viễn Đông Bác cổ cũng có những ảnh hưởng quan trọng đối với các sử gia Việt Nam thế kỷ 20.

Tuần 29

Một đoàn tàu với hình ảnh của Đôrêmon
Một đoàn tàu với hình ảnh của Đôrêmon

Đôrêmon (ドラえもん Doraemon?) là một loạt truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm sau đó đã được chuyển thể thành các tập phim hoạt hình ngắn, dài cùng các thể loại khác như kịch, trò chơi điện tử. Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Đôrêmon đến từ thế kỷ 22 để giúp một cậu bé lớp 4 hậu đậu tên là Nôbi Nôbita. Các câu chuyện của Đôrêmon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Đôrêmon đã giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản và được tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi bật của châu Á. Kể từ khi ra đời đến nay, Đôrêmon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.

Tuần 30

Tháp Chàm ở Phan Thiết, tiêu biểu cho kiến trúc Champa
Tháp Chàm ở Phan Thiết, tiêu biểu cho kiến trúc Champa

Vương quốc Chăm Pa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, CampuchiaẤn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đồng Dươngphong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lingayoni vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

Tuần 31

Chân dung Catherine de Médicis
Chân dung Caterina de Médicis

Caterina de' Medici (13 tháng 4 năm 15195 tháng 1 năm 1589) là vương hậu Pháp, vợ của vua Henri II của Pháp. Bà sinh tại Firenze, nước Ý, với tên Caterina Maria Romula di Lorenzo de' Medici. Mẹ của Caterina, Madeleine de la Tour d'Auvergne, nữ bá tước của Boulogne, mất sau khi sinh Caterina được hơn hai tuần. Cha của Caterina, Công tước Lorenzo II de' Medici cũng chết vào 4 tháng 5 cùng năm đó

Năm 1533, ở tuổi 14 Caterina kết hôn với Henri, con trai thứ hai của vua Pháp François I và vương hậu Claude, nhằm giúp phát triển quyền lợi của người bác cô, Giáo hoàng Clement VII. Năm 1547, Henri đăng quang, trở thành Vua Henri II. Với tên tiếng Pháp Catherine de Médicis, Caterina trở thành vương hậu nước Pháp. Tuy vậy, suốt thời gian trị vì, Henri II loại bỏ ảnh hưởng của Caterina và dành sự ưu ái cho Diane de Poitiers, tình nhân của nhà vua. Sau khi Henri tử nạn năm 1559, Caterina đột ngột bị cuốn vào chính trường, trở thành thái hậu của tân vương mới mười lăm tuổi, François II. François II chết sau một năm trị vì, Caterina trở nên nhiếp chính đầy quyền lực cho con trai mười tuổi của bà, Vua Charles IX. Charles băng hà năm 1574, Caterina lại tiếp tục là thế lực đáng kể khi con trai thứ ba của bà, Henri III, kế thừa ngôi vua nước Pháp.

Tuần 32

Stonehenge
Stonehenge

Thiên văn học là một trong những môn khoa học ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Những dấu vết khởi đầu của ngành thiên văn có từ thời tiền sử. Qua quan sát chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, Mặt Trăng, con người đã tìm ra những thời điểm thay đổi của thời tiết. Vào cuối thời đại đồ đá (thiên niên kỷ 4 - 3 TCN), ở những nền văn minh cổ đại, quan sát bầu trời là công việc rất quan trọng của giới tăng lữ. Trước khi con người học được cách định vị trên Trái Đất và sáng tạo ra môn địa lý học, họ đã quan sát bầu trời và sản sinh ra những mô hình đầu tiên của nó. Thời điểm thiên văn học trở thành một môn khoa học theo cách nhìn nhận ngày nay đã diễn ra vào thế kỉ 16 nhờ công sức của Nicolaus Copernicus, kế tiếp là Galileo Galilei, Johannes Kepler, Isaac Newton. Một trong những tác nhân quan trọng nhất đối với cuộc cách mạng thiên văn học của Nicolaus Copernicus là phát minh kính viễn vọng.

Những bước tiến của thiên văn học hiện đại đã xảy ra vào nửa cuối thế kỷ 19 khi các phương pháp phổ học và chụp hình được sử dụng trong quan sát thiên văn. Những bước nhảy vọt của thiên văn học được ghi nhận vào những năm 40 của thế kỷ 20 nhờ các quan sát thiên văn vô tuyến và tiếp đó là sự kiện con người khắc phục được những cản trở của khí quyển Trái Đất khi quan sát toàn vẹn phổ của vũ trụ từ các vệ tinh nhân tạo.

Tuần 33

Mona Lisa
Mona Lisa
Lisa del Giocondo (14791542, hoặc khoảng 1551), tên khai sinh cũng như tên khác được biết đến như Lisa GherardiniLisa di Antonio Maria (Antonmaria) Gherardini, hay Lisa, Lisa del GiocondaMona Lisa, là một thành viên trong gia đình Gherardini ở FirenzeToscana tại Ý. Tên bà được đặt cho họa phẩm Mona Lisa, một bức chân dung của bà, do người chồng đặt Leonardo da Vinci vẽ trong thời kỳ Phục hưng Ý.

Có rất ít thông tin về cuộc sống của Lisa. Bà sinh ra ở Firenze và kết hôn ở độ tuổi thiếu nữ với một thương gia buôn vải và tơ lụa, người sau này trở thành quan chức địa phương. Bà là mẹ của 6 người con và gia đình thuộc tầng lớp trung lưu có cuộc sống thoải mái, bình lặng. Lisa qua đời sau người chồng nhiều tuổi hơn đáng kể của mình.

Vài thế kỷ sau khi Lisa mất, Mona Lisa đã trở thành bức tranh nổi tiếng nhất thế giới và có một số phận tách biệt với người phụ nữ làm mẫu. Các học giả và nhà sưu tầm đã khiến tác phẩm trở thành một biểu tượng toàn cầu và là một đối tượng được thương mại hóa. Đầu thế kỷ 21, một phát hiện của chuyên gia bản thảo thuộc Đại học Heidelberg đã trở thành bằng chứng đủ mạnh để kết thúc những suy đoán về người trong tranh và cuối cùng đã khẳng định được chính Lisa del Giocondo là người ngồi làm mẫu cho bức tranh Mona Lisa.

Tuần 34

Abigail Breslin, diễn viên đóng vai Olive
Abigail Breslin, diễn viên đóng vai Olive

Little Miss Sunshine (tạm dịch: Hoa hậu nhí ánh dương) là một bộ phim được sản xuất năm 2006 của điện ảnh Mỹ và đạo diễn bởi Jonathan Dayton và Valerie Faris. Bộ phim nói về chuyến hành trình 800 dặm bằng ô tô của một gia đình từ Albuquerque, New Mexico đến Redondo Beach, California để cô bé Olive 7 tuổi tham gia cuộc thi hoa hậu nhí Little Miss Sunshine. Trong suốt chuyến hành trình cũng như thời gian tham dự cuộc thi, 6 người trong gia đình đã bộc lộ những tính cách riêng của từng người cũng như mâu thuẫn của họ với gia đình và xã hội nhưng đồng thời bộ phim cũng phản ánh tình yêu thương của họ dành cho những người thân thiết bằng nhiều cách khác nhau.

Quá trình sản xuất bộ phim kéo dài từ năm 2001 cho tới đầu năm 2006, tác phẩm được chiếu ra mắt tại Liên hoan phim Sundance ngày 20 tháng 1 năm 2006. Tuy có kinh phí thấp (chừng 8 triệu USD) và dàn diễn viên không có ngôi sao (gồm Greg Kinnear, Steve Carell, Toni Collette, Paul Dano, Abigail BreslinAlan Arkin) nhưng sau khi công chiếu bộ phim đã nhận được phản hồi khá tích cực từ cả giới phê bình và công chúng. Bộ phim đã đạt doanh thu tổng cộng hơn 100 triệu USD đồng thời có được hai giải Oscar cho kịch bản gốc (Michael Arndt) và vai nam phụ (Alan Arkin), Abigail Breslin ở tuổi lên 10 cũng trở thành người nhỏ tuổi thứ 4 được đề cử một giải Oscar.

Tuần 35

Boeing 747
Boeing 747

Boeing 747, thường được gọi với biệt danh “Jumbo Jet”, là một trong những loại máy bay dễ nhận biết trên thế giới, và là máy bay phản lực dân dụng thương mại cỡ lớn thân rộng đầu tiên được sản xuất. Loại máy bay này được đơn vị Commercial Airplane của Boeing tại Hoa Kỳ sản xuất. Phiên bản đầu tiên của Boeing 747 có kích thước gấp 2,5 lần Boeing 707, một trong những máy bay thương mại lớn của thập kỷ 1960. Từ chuyến bay thương mại đầu tiên năm 1970, Boeing 747 giữ kỷ lục về sức chứa hành khách lớn nhất trong 37 năm cho đến khi nó bị Airbus A380 vượt mặt.

Máy bay Boeing 747 sử dụng bốn động cơ trên cấu hình hai tầng trong phần thân được dùng ở phiên bản chở khách, chở hàng hay ở các phiên bản khác. Phần hình bướu của 747 nằm phía trên sàn ngăn, tạo điều kiện cho các phiên bản chở hàng có thể nhận hàng qua cửa lớn phía mũi máy bay. Phần bướu trong đa số các phiên bản chở khách là phần đặt chỗ ngồi bổ sung.

Phiên bản mới đang hoạt động của 747, 747-400 là một trong những loại máy bay dân dụng cỡ lớn nhanh nhất đang hoạt động trong các hãng hàng không với tốc độ đạt Mach 0,85 (567 mph hay 913 km/h), tầm bay liên lục địa là 7.260 hải lý (8.350 dặm hay 13.450 km). Phiên bản chở khách 747-400 có thể chở 416 khách với ba hạng ghế hoặc 524 khách với bố trí cho hai hạng ghế ngồi.

Tuần 36

Trung tâm thành phố
Trung tâm thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam BộĐồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này được mệnh danh “Hòn ngọc viễn đông”, một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Miền Nam sụp đổ năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội quyết định đổi tên Sài Gòn thành “Thành phố Hồ Chí Minh”, tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Vào năm 2006, thành phố có dân số 6.424.519 người, mật độ trung bình 3.067 người/km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất.

Tuần 37

Chữ chạm khắc trên vách núi ở địa điểm được nhiều người cho là nơi diễn ra trận Xích Bích, gần thành phố Xích Bích ngày nay thuộc tỉnh Hồ Bắc
Chữ chạm khắc trên vách núi ở địa điểm được nhiều người cho là nơi diễn ra trận Xích Bích, gần thành phố Xích Bích ngày nay thuộc tỉnh Hồ Bắc

Trận Xích Bích (Hán Việt: Xích Bích chi chiến) là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền-Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo. Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn-Lưu trước đội quân đông đảo hơn của Tào Tháo. Chiến thắng này đã góp phần củng cố vị trí cho hai chư hầu Tôn Quyền, Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang đồng thời ngăn cản việc Tào Tháo mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam Trung Hoa, tạo cơ sở cho sự hình thành hai nước Thục HánĐông Ngô.

Tuy là một trận đánh lớn có ý nghĩa quyết định trong lịch sử Trung Quốc nhưng vị trí chính xác của trận Xích Bích cho đến nay vẫn là điều gây tranh cãi. Phần lớn các học giả cho rằng Xích Bích nằm ở đâu đó trên bờ nam Trường Giang giữa Tây Nam Vũ Hán ngày nay và Đông Bắc Ba Khâu (nay là thành phố Nhạc Dương). Các thông tin chi tiết nhất về trận đánh được ghi tại phần ghi chép về Chu Du trong tác phẩm Tam quốc chí của Trần Thọ. Trận Xích Bích cũng được mô tả rất chi tiết trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. [ Đọc tiếp ]

Tuần 38

Tác phẩm khắc gỗ Rhinocerus của Albrecht Dürer
Tác phẩm khắc gỗ Rhinocerus của Albrecht Dürer

Rhinocerus (Tê giác) là tên tác phẩm khắc gỗ của họa sĩ, nghệ nhân khắc bản in người Đức Albrecht Dürer sáng tác năm 1515. Tác phẩm này là hình ảnh một con tê giác dựa trên các mô tả từ sách vở và bức phác họa của một họa sĩ vô danh về con tê giác Ấn Độ đã được đưa tới Lisboa vào đầu năm 1515. Đây là con tê giác đầu tiên được đưa tới châu Âu kể từ thời Đế chế La Mã vì vậy bản thân Dürer chưa bao giờ được nhìn thấy một con tê giác thực sự. Vào cuối năm 1515 vua Manuel I của Bồ Đào Nha đã gửi con vật cho Giáo hoàng Leo X như một món quà nhưng chiếc tàu chở nó đã bị đắm ngoài khơi Ý đầu năm 1516 và phải chờ đến năm 1579 con tê giác thứ hai mới được mang từ Ấn Độ về châu Âu.

Mặc dù bức tranh có nhiều chi tiết giải phẫu không chính xác về loài tê giác, Rhinocerus vẫn trở nên rất nổi tiếng ở châu Âu và được sao chép lại nhiều lần qua ba thế kỷ sau đó với tư cách một minh họa chính xác về loài tê giác. Mãi đến cuối thế kỷ 18 khi con tê giác Clara được đưa đi trưng bày khắp châu Âu, Rhinocerus mới dần bị thay thế bởi các bức minh họa chân thực hơn. Người ta đã nhận xét về tác phẩm của Dürer như sau: "có lẽ không bức tranh động vật nào có được ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật như vậy".

Tuần 39

Đường tiến quân của Hannibal
Đường tiến quân của Hannibal

Trận Cannae là một trận đánh thuộc Chiến tranh Punic lần 2 diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 216 TCN trên chiến trường gần ngôi làng CannaeApulia (nay là Canne) thuộc Đông Nam Ý. Trong trận chiến này, quân đội Đế quốc Carthage dưới sự chỉ huy của Hannibal Barca đã đánh bại một lực lượng quân đông hơn của Cộng hòa La Mã do các quan chấp chính Lucius Aemilius PaullusGaius Terentius Varro chỉ huy. Kết cục của trận đánh đã khiến một số thành bang Ý từ bỏ liên minh với Cộng hòa La Mã. Tuy người La Mã giành thắng lợi cuối cùng trong Chiến tranh Punic lần 2, trận Cannae được coi là chiến tích tiêu biểu của Hannibal, một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử quân sự thế giới và thất bại nặng nề nhất của quân đội La Mã.

Sau khi hồi phục từ thất bại ở Trebia (218 TCN) và Trasimene (217 TCN), các chỉ huy quân đội La Mã quyết định dùng khoảng 87.000 quân đối đầu với lực lượng Carthage của Hannibal tại Cannae. Cánh phải của đội quân La Mã đóng gần sông Aufidus, kỵ binh của họ được bố trí hai bên sườn còn bộ binh hạng nặng được dồn vào trung tâm đội hình. Có lẽ người La Mã đã hy vọng sẽ bẻ gẫy đội ngũ của người Carthage nhanh hơn so với diễn biến ở trận Trebia. Đối phó với chiến thuật này, Hannibal sử dụng chiến thuật gọng kìm, ông đặt đội bộ binh ít tin cậy nhất vào trung tâm, trong khi lực lượng kỵ binh Carthage tinh nhuệ được bố trí ở hai cánh. Trước khi trận đánh diễn ra, đội hình quân Carthage được triển khai vào dạng vầng trăng khuyết để đối phó với lực lượng bộ binh hạng nặng hùng hậu và áp đảo về số lượng của quân La Mã. Trong lúc vừa đánh vừa tiến, người La Mã không ngờ rằng họ đã lọt vào một vòng cung lớn và bị bao vây từ hai cánh bởi đội kỵ binh và bộ binh tinh nhuệ của Carthage. Do lực lượng bộ binh hạng nặng bị dồn ứ tại trung tâm, quân La Mã nhanh chóng bị tấn công và bị xé nhỏ từ hai bên sườn, họ không thể thoát khỏi đội hình vòng do chính họ tạo nên. Ước tính có khoảng từ 60.000 đến 70.000 quân La Mã bị tiêu diệt hoặc bắt sống tại Cannae (bao gồm cả quan chấp chính Lucius Aemilius Paullus cùng 80 nguyên lão) khiến trận đánh này trở thành một trong những trận đánh ngắn nhưng đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự.

Tuần 40

Mặt Trăng tròn
Mặt Trăng tròn

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng–Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha mặt trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt Trăng là thiên thể duy nhất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966, Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng.

Cho đến nay, Chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt Trăng, tổng cộng gồm sáu lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil ArmstrongBuzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo, dù nhiều quốc gia đã thông báo các kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt Trăng.

Tuần 41

Samurai của gia tộc Satsuma, chiến đấu trong hàng ngũ phe bảo hoàng trong suốt chiến tranh Boshin.
Samurai của gia tộc Satsuma, chiến đấu trong hàng ngũ phe bảo hoàng trong suốt chiến tranh Boshin.

Chiến tranh Boshin là cuộc nội chiếnNhật Bản, từ 1868 đến 1869 giữa quân đội của Mạc phủ Tokugawa đang cầm quyền và những người muốn phục hồi quyền lực triều đình. Nguồn gốc chiến tranh là do sự bất mãn trong tầng lớp quý tộc và samurai trẻ với quá trình mở cửa Nhật Bản cho người nước ngoài của Mạc phủ thập kỷ trước đó. Liên minh các samurai phía Nam và triều đình nắm được Nhật hoàng Meiji trẻ tuổi, chính ông sau này sẽ tuyên bố chấm dứt 250 năm chế độ Mạc phủ. Phong trào quân sự của quân đội bảo hoàng và các đội du kích ở Edo dẫn đến việc Tokugawa Yoshinobu, Shogun khi ấy, phát động một chiến dịch quân sự với mục đích chiếm lấy triều đình ở Kyoto. Tình hình quân sự nhanh chóng chuyển biến theo hướng có lợi cho phe bảo hoàng, tuy nhỏ hơn nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ hơn, và sau hàng loạt trận đánh mà đỉnh cao là việc Yoshinobu đích thân đầu hàng tại Edo. Dư đảng nhà Tokugawa rút lui về phía bắc Honshū rồi sau đó là Hokkaidō, nơi họ thành lập nước Cộng hòa Ezo. Thất bại trong trận Hakodate khiến họ mất đi căn cứ địa cuối cùng và phe bảo hoàng chính thức nắm quyền lực tuyệt đối trên toàn nước Nhật, hoàn thành giai đoạn quân sự trong cuộc Minh Trị Duy Tân.

Khoảng 120.000 lính đã được huy động trong cuộc chiến, và có khoảng 3.500 người chết. Cuối cùng, chiến thắng của phe bảo hoàng không tiếp tục mục đích trục xuất người nước ngoài khỏi Nhật Bản mà thay vào đó thi hành những chính sách tiếp tục hiện đại hóa với mục tiêu cuối cùng là tái đàm phán những hiệp ước bất bình đẳng với các thế lực phương Tây. Nhờ sự bền bỉ của Saigō Takamori, một lãnh đạo nổi bật của lực lượng bảo hoàng, những người trung thành với nhà Tokugawa ôn hòa dần, và nhiều cựu chỉ huy Mạc phủ sau này được giao các vị trí quan trọng dưới chế độ mới.

Tuần 42

Nam ca sĩ Michael Jackson
Nam ca sĩ Michael Jackson

Michael Jackson (sinh ngày 29 tháng 8 năm 1958 tại Gary, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ) là ca sĩnhạc sĩ, ngôi sao giải trí và doanh nhân người Mỹ. Là người con thứ 7 trong gia đình Jackson, anh bắt đầu sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp từ năm lên 11 với vị trí thành viên út trong nhóm nhạc The Jackson 5 và khởi nghiệp solo năm 1971 khi vẫn đang là thành viên của nhóm. Jackson được mệnh danh là Vua nhạc Pop (“King of Pop”) trong nhiều thập niên gần đây do việc phát hành 5 album phòng thu đều là những ấn phẩm âm nhạc bán chạy nhất trên thế giới: Off the Wall (1979), Thriller (1982), Bad (1987), Dangerous (1991) và HIStory (1995).

Đầu thập niên 1980, Michael Jackson đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng lớn trong làng nhạc đại chúng và là ngôi sao giải trí người Mỹ gốc Phi đầu tiên được sự ủng hộ của khán giả bất kể màu da trên kênh truyền hình âm nhạc MTV. Nhiều người cho rằng các video ca nhạc của Michael Jackson được chiếu liên tục trên MTV, như “Beat It” hay “Billie Jean”, đã biến video ca nhạc thành một hình thức nghệ thuật, một công cụ quảng cáo đã giúp kênh truyền hình non trẻ này gây dựng được tên tuổi. Những video sau này như “Black or White” hay “Scream” tiếp tục khẳng định vị trí của anh trên MTV trong thập niên 1990. Với những màn biểu diễn trên sân khấu hay trong video ca nhạc, Jackson đã giúp phổ biến nhiều màn vũ đạo phức tạp như robot hay moonwalk. Thêm vào đó, giọng ca và phong cách hát đặc biệt của anh cũng ảnh hưởng lớn tới thế hệ nghệ sĩ nhạc hip hop, popR&B đương đại đàn em.

Tuần 43

Tê giác Java hay tê giác Sunda, còn được gọi tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) là một trong năm loài động vật guốc lẻ còn sống sót của họ Tê giác. Chúng cùng thuộc một chi với loài tê giác Ấn Độ, và cũng có một bộ da nếp gấp giống như một bộ áo giáp, tuy nhiên chúng chỉ dài có 3,1–3,2 m (10–10,5 ft) và cao 1,4–1,7 m (4,6–5,8 ft), nhỏ hơn tê giác Ấn Độ và gần tương đương với kích cỡ loài tê giác đen. Sừng của tê giác Java có độ dài thường dưới 25 cm (10 inch), nhỏ hơn các loài tê giác khác.

Vào thời kì mà các loài tê giác châu Á còn phổ biến, tê giác Java thường phân bố ở các đảo của Indonesia, trải rộng toàn bộ Đông Nam Á, tới cả Ấn ĐộTrung Quốc. Hiện nay chúng đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, với chỉ hai quần thể được ghi nhận trong môi trường tự nhiên và không có con nào trong các vườn thú. Nó có thể là loài động vật có vú lớn hiếm nhất trên thế giới. Một quần thể có ít nhất 40 con sống tại Vườn quốc gia Ujung Kulon trên đảo Java của Indonesia, và quần thể còn lại, theo ước lượng năm 2007, chỉ còn không nhiều hơn 8 con, sống tại Vườn quốc gia Cát Tiên của Việt Nam. Sự suy giảm của loài này được cho là do việc săn bắt trộm, chủ yếu để lấy sừng, một loại dược liệu có giá trị cao trong y học phương Đông truyền thống và có thể bán được với giá lên tới 30.000 đôla một kilôgam tại các chợ đen. Sự thu hẹp nơi cư trú, đặc biệt do hậu quả chiến tranh, như Chiến tranh Việt Nam tại Đông Nam Á, cũng góp phần làm suy giảm và cản trở việc khôi phục loài. Sự phân bố hiện nay chỉ tập trung ở hai khu bảo tồn quốc gia, tuy nhiên những con tê giác Java vẫn còn đang gặp nguy hiểm bởi sự săn trộm, bệnh tật và sự giảm sút đa dạng di truyền gây ra bởi giao phối cận huyết.

Tuần 44

Một minh họa của Truyện kể Genji
Một minh họa của Truyện kể Genji

Truyện kể Genji (Hán Việt: Nguyên Thị vật ngữ) là một trường thiên tiểu thuyết của nữ sĩ cung đình Nhật Bản có biệt danh là Murasaki Shikibu (Tử Thức Bộ, 978?–1016?) sống dưới trướng của thứ phi Akiko trong cung Fujitsubo, triều đại thiên hoàng Ichijo (986–1011), không rõ tên thật của bà là gì. Truyện được sáng tác vào khoảng những năm 1010 thời đại Heian bằng chữ viết kana, theo thể loại monogatari (truyện) cổ điển đã có lịch sử phát triển từ 200 năm trước đó của Nhật Bản. Xoay quanh hình tượng nhân vật hoàng tử Genji trong phần chính và Kaoru, người con trai trên danh nghĩa của Genji trong phần thập thiếp cùng mối quan hệ của họ với những người phụ nữ, tác phẩm gồm 54 chương, thuộc một trong những truyện rất lớn về dung lượng, rất phức tạp về nội dung và rất quyến rũ về mặt hình thức trong lịch sử văn học thế giới. Trở thành một hiện tượng có một không hai đối với văn học nhân loại thời trung thế kỷ tiền Phục hưng: về mặt lịch sử truyện được đánh giá là tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, sớm hơn rất nhiều so với sự ra đời của tiểu thuyết ở châu Âu với tác phẩm Đôn Kihôtê của Miguel de Cervantes vào thế kỷ 16.

Tuần 45

La ligne de feu, minh họa Trận Mars-La-Tour, 1886
La ligne de feu,
minh họa Trận Mars-La-Tour, 1886

Chiến tranh Pháp–Phổ là cuộc chiến tranh trong hai năm 1870 và 1871 giữa PhápPhổ, được hỗ trợ bởi Liên bang Bắc Đức và các bang miền Nam Đức như Baden, WürttembergBavaria. Chiến thắng của quân Phổ và Đức đã đem lại sự thống nhất của Đế quốc Đức dưới sự cai trị của vua Wilhelm I. Trận chiến cũng đánh dấu sự sụp đổ của Napoléon III và dấu chấm hết cho Đệ Nhị Đế chế Pháp, sau đó được thay thế bởi Đệ tam cộng hòa. Vùng Alsace–Lorraine bị Phổ chiếm và hợp thành một phần của nước Đức cho đến khi Đệ nhất thế chiến kết thúc.

Cuộc chiến là kết quả của sự căng thẳng kéo dài nhiều năm giữa hai cường quốc, mà ngòi nổ là mâu thuẫn về việc một hoàng thân nhà Hohenzollern ứng cử ngai vàng của Tây Ban Nha bị bỏ trống sau khi Isabel Đệ nhị bị phế truất năm 1868. Việc bản tuyên cáo Ems bị để lộ ra cho báo chí, trong đó cường điệu sự lăng mạ giữa đức vua Phổ và đại sứ Pháp, đã như châm thêm dầu vào lửa ở cả hai phía. Pháp tổng động viên quân đội, và đến ngày 19 tháng 1 tuyên chiến với Phổ. Các tiểu quốc Đức nhanh chóng đứng về phía Phổ và tham chiến chống Pháp.

Sức mạnh vượt trội của Phổ và Đức hiển hiện nhanh chóng, một phần bằng việc sử dụng hiệu quả vận chuyển bằng đường sắt và pháo binh tân tiến hiệu Krupp. Liên quân Đức–Phổ nhanh chóng giành được một loạt thắng lợi tại miền đông nước Pháp, mà đỉnh điểm là Trận Sedan, trận chiến mà Napoléon III và toàn bộ đạo quân dưới quyền bị bắt vào ngày 2 tháng 9. Tuy nhiên, cuộc chiến chưa chấm dứt: Đệ tam cộng hòa được tuyên bố thành lập ngày 4 tháng 9 tại Paris, và người Pháp tiếp tục kháng cự dưới sự chỉ huy của Chính phủ Vệ Quốc (le Gouvernement de la Défense Nationale) và sau đó là Adolphe Thiers.

Tuần 46

Thành Long

Thành Long (tên khai sinh Trần Cảng Sinh, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1954) là diễn viên người Hồng Kông, một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất thế giới trong lĩnh vực phim kung fuphim hành động. Bên cạnh vai trò là một diễn viên, anh còn là đạo diễn, chỉ đạo võ thuật, và chuyên đóng thế. Không chỉ nổi tiếng trong ngành điện ảnh thế giới, anh còn được biết đến như một doanh nhân thành đạt và là ca sĩ đã thu âm rất nhiều album.

Trong phim, anh nổi tiếng với các pha võ thuật nhào lộn phối hợp động tác nhịp nhàng, sử dụng những vũ khí ứng biến cùng những pha hành động nguy hiểm sáng tạo. Thành Long bắt đầu sự nghiệp diễn viên từ thập niên 1970 và đã xuất hiện trong hơn 100 bộ phim. Là một biểu tượng văn hóa, Thành Long được ghi danh tại Đại lộ Ngôi sao Hồng KôngĐại lộ Danh vọng Hollywood. Cái tên Thành Long cũng được nhắc đến nhiều lần trong các bài hát pop, phim hoạt hìnhtrò chơi điện tử.

Ngoài sự nghiệp đóng phim, Thành Long còn là một ngôi sao của dòng nhạc CantopopMandopop, phát hành được một số album và góp giọng trong những bài hát chủ đề của các phim có sự tham gia diễn xuất của anh. Vào năm 2008, anh đã hát tại tại Lễ bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2008.

Tuần 47

Hoàng đế Gia Long

Hoàng đế Gia Long (1762–1820, tên húy Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh) là hoàng đế đầu tiên và là người thành lập nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Là cháu trai của vị chúa Nguyễn cuối cùng, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm LaPháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.

Tuần 48

Leonardo DiCaprio, người thủ vai William Matthew "Billy" Costigan JrMatt Damon, người thủ vai Colin Sean Sullivan

Điệp vụ Boston (tiếng Anh: The Departed) là một bộ phim hình sự Mỹ của đạo diễn Martin Scorsese công chiếu năm 2006. Kịch bản phim được William Monahan viết dựa trên kịch bản Vô gian đạo, tác phẩm ăn khách của điện ảnh Hồng Kông năm 2002. Lấy bối cảnh là thành phố Boston, Massachusetts, bộ phim nói về cuộc đối đầu kịch tính giữa hai điệp viên của cảnh sát và băng đảng gốc Ireland được gài vào tổ chức đối phương để hoạt động.

Với kinh phí 90 triệu USD, được thực hiện bởi đạo diễn hàng đầu Hollywood của thể loại phim hình sự cùng một dàn diễn viên tên tuổi, gồm Leonardo DiCaprio, Matt DamonJack Nicholson, Điệp vụ Boston đã được báo giới và công chúng chú ý ngay từ giai đoạn sản xuất. Sau khi công chiếu, bộ phim đã gặt hái nhiều thành công trên cả hai phương diện thương mại và nghệ thuật.

Điệp vụ Boston đã thu về gần 300 triệu USD trên phạm vi toàn cầu cũng như đem lại cho Martin Scorsese giải Oscar Đạo diễn xuất sắc nhất sau rất nhiều đề cử không thành công. Bản thân Điệp vụ Boston cũng chiến thắng tại hạng mục danh giá nhất của giải Oscar, hạng mục Phim hay nhất. Đây là bộ phim làm lại thứ hai trong lịch sử giải Oscar chiến thắng ở hạng mục quan trọng nhất này.

Tuần 49

Hầu tước Lafayette

Gilbert du Motier de La Fayette (6 tháng 9 năm 1757 – 20 tháng 5 năm 1834), thường được gọi Hầu tước Lafayette, là một quân nhân, nhà quý tộc người Pháp từng tham gia Cách mạng Hoa Kỳ với hàm trung tướng và là chỉ huy lực lượng Vệ binh quốc gia trong thời kỳ Cách mạng Pháp.

Tới Hoa Kỳ năm 1777 khi nước Pháp còn chưa tham dự vào cuộc chiến, Lafayette phục vụ trong Quân đội Lục địa dưới quyền George Washington. Trận Brandywine, trận đánh đầu tiên Lafayette tham gia, tuy bị thương nhưng ông vẫn chỉ huy thành công cuộc rút quân. Sau khi góp phần vào chiến thắng Monmouth, Lafayette tới Boston giàn xếp cuộc nổi loạn của những cư dân thành phố. Trở về Paris năm 1779, ông thuyết phục triều đình Pháp ủng hộ mạnh mẽ hơn cho Hoa Kỳ. Năm 1780, Lafayette – biểu tượng của mối quan hệ Pháp–Hoa Kỳ – quay lại với cuộc chiến. Tại Yorktown, ông ghìm chân tướng Charles Cornwallis trong khi Washington và Jean-Baptiste Donatien de Vimeur chuẩn bị cho trận đánh quyết định kết thúc chiến tranh.

Trở về nước Pháp, Lafayette tham dự Hội nghị các đẳng cấp vào tháng 5 năm 1789. Ông soạn thảo bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùng Thomas Jefferson và tham gia Hạ viện với vai trò phó chủ tịch. Trong suốt thời kỳ Cách mạng Pháp, trên vị trí tổng tư lệnh của Vệ binh quốc gia, Lafayette cố gắng duy trì trật tự và cuối cùng lâm vào thế đối đầu với phái Jacobin. Những hành động bảo vệ nhà vua cùng hoàng gia khiến ông bị kết tội vào tháng 8 năm 1792, thời điểm mà phái cực đoan quá lớn mạnh. Lafayette quyết định bỏ trốn sang Mỹ nhưng bị quân Áo bắt tại Hà Lan. Sau 5 năm giam giữ, ông được trả tự do và đến năm 1799 quay trở về Pháp. Năm 1830, trong cuộc Cách mạng tháng Bảy, một lần nữa, Lafayette lại giữ vai trò chỉ huy Vệ binh quốc gia và bằng sự ủng hộ của mình góp phần đưa Louis-Philippe I lên ngôi.

Tuần 50

Chữ "vô thần" bằng tiếng Hy Lạp cổ

Thuyết vô thần, hay chủ nghĩa vô thần, là một quan điểm khẳng định rằng thần thánh không tồn tại, hoặc phủ nhận đức tin vào thần thánh. Vô thần còn được định nghĩa một cách rộng hơn là sự không có đức tin vào thần thánh, đồng nghĩa với phi thần luận (nontheism).

Nhiều người tự nhận là vô thần có thái độ hoài nghi với tất cả những gì siêu nhiên, với lí do là không có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của thần thánh. Những người khác lập luận ủng hộ thuyết vô thần trên cơ sở triết học, xã hội và lịch sử. Tuy trong số những người tự nhận là vô thần có nhiều người thiên về các học thuyết triết học thế tục như chủ nghĩa nhân vănchủ nghĩa tự nhiên, không có một hệ tư tưởng hay một bộ hành vi nào mà tất cả những người vô thần cùng chia sẻ; và một số tôn giáo, chẳng hạn Kì na giáo (Jainism) và Phật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thiên chúa cá thể.

Trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ vô thần xuất phát từ cách gọi tên hàm ý bôi xấu (tiếng Hy Lạp: ἀθεότης, atheotēs) dành cho những người hoặc những tín ngưỡng xung khắc với quốc giáo. Với sự lan rộng của tư tưởng tự do, chủ nghĩa hoài nghi khoa học, và sự phê phán tôn giáo, thuật ngữ này đã bắt đầu có được ngữ nghĩa cụ thể hơn và ngày càng được sử dụng như sự tự miêu tả của những người vô thần.

Tuần 51

William Wilberforce

William Wilberforce (24 tháng 8 năm 175929 tháng 7 năm 1833), là chính khách, nhà hoạt động từ thiện, và là nhà lãnh đạo phong trào bãi nô. Quê quán ở Hull, Yorkshire, Wilberforce khởi đầu sự nghiệp chính trị từ năm 1780, trở thành nghị sĩ độc lập trong Quốc hội đại diện cho Yorkshire từ 1784 đến 1812.

Năm 1785, những trải nghiệm tâm linh đem ông đến đức tin Cơ Đốc và trở thành tín hữu Cơ Đốc theo trào lưu Tin Lành. Những trải nghiệm này đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong lối sống, và giúp ông cống hiến phần còn lại của cuộc đời cho lý tưởng cải cách xã hội. Năm 1787, Wilberforce có cơ hội tiếp xúc với Thomas Clarkson và một nhóm hoạt động bãi nô, trong đó có Granville Sharp, Hannah More, và Lord Middleton. Họ đã thuyết phục Wilberforce chấp nhận mục tiêu đấu tranh của phong trào bãi nô, và ít lâu sau ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo phong trào tại Anh. Ông đứng đầu chiến dịch vận động bãi nô tại Quốc hội, một nỗ lực kéo dài cho đến khi luật chống buôn bán nô lệ được thông qua năm 1807.

Wilberforce tin tưởng rằng tôn giáo, đạo đức, và giáo dục là những yếu tố quyết định trong cải cách xã hội. Ông tham gia tích cực vào các hoạt động như vận động cho việc thành lập Hội Trấn áp Tội phạm, giới thiệu Cơ Đốc giáo tại Ấn Độ, thiếp lập khu định cư cho người nô lệ được giải phóng ở Sierra Leone, thành lập Hội Truyền giáo Hội thánh, và Hội chống hành hạ súc vật.

Trong những năm cuối đời, Wilberforce tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ cho đến năm 1826, khi ông phải từ nhiệm khỏi Quốc hội vì lý do sức khỏe. Nỗ lực của Wilberforce đã dẫn đến việc ban hành Đạo luật Bãi nô năm 1883, tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ trên lãnh thổ Đế chế Anh. Wilberforce từ trần chỉ ba ngày sau khi nghe tin báo cho biết đạo luật chắc chắn sẽ được thông qua tại Quốc hội và được an táng tại Tu viện Westminster cạnh người bạn thân của ông William Pitt.

Tuần 52

Carrefour tại Punaauia, Tahiti

Carrefour là một tập đoàn kinh tế Pháp kinh doanh trên lĩnh vực siêu thị, hiện là tập đoàn siêu thị lớn thứ hai thế giới, sau tập đoàn Wal-Mart của Hoa Kỳ. Thành lập năm 1959 tại Annecy, Pháp, hiện hệ thống siêu thị của Carrefour đã mở rộng ra nhiều nước châu Âu, Nam Mỹ, châu Á và tập đoàn này cũng hợp tác kinh doanh với nhiều công ty siêu thị địa phương ở các vùng khác trên thế giới.

Là công ty tiên phong trong lĩnh vực đại siêu thị (tiếng Anh: hypermarket) kể từ năm 1963, hệ thống Carrefour đồng thời cũng bao gồm các siêu thị thông thường và các cửa hàng giảm giá. Bên cạnh nhãn hiệu đầu tàu Carrefour, tập đoàn còn có hai nhãn hiệu siêu thị quốc tế là Champion, Dia và một số nhãn hiệu siêu thị địa phương như GS, Supermarchés GB, Norte, Shopi hay 8 à Huit.

Năm 1999, Carrefour đã sáp nhập với đối thủ cạnh tranh trên thị trường Pháp là Promodès, tạo ra tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn nhất châu Âu. Theo số liệu do tập đoàn cung cấp năm 2007 thì doanh số của Carrefour là 82,1 tỷ euro chưa kể thuế và 102,4 tỷ euro nếu kể cả thuế VAT. Tổng số cửa hàng do Carrefour trực tiếp điều hành là 7.906, còn số cửa hàng mang các nhãn hiệu của Carrefour lên tới 14.991 với tổng diện tích kinh doanh 16,899 triệu mét vuông và 490.000 nhân viên trên khắp thế giới, trong đó 140.000 người riêng tại Pháp. Năm 2008, về số nhân viên, Carrefour là công ty tư nhân đứng đầu nước Pháp và đứng thứ 9 thế giới.

Tuần 53

Xe Austin mà Thích Quảng Đức dùng để đến nơi tự thiêu nay được trưng bày tại chùa Thiên Mụ ở Huế

Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, (1897 - 11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa, người đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tấm ảnh chụp hòa thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi chết, thi hài của Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là biểu tượng của lòng trắc ẩn, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị Bồ tát, làm tăng sức ảnh hưởng của vụ tự thiêu lên dư luận.

Hành động của Thích Quảng Đức đã làm tăng sức ép của quốc tế đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới việc tổng thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên, những cải cách như đã hứa đó lại được thực hiện một cách chậm chạp hoặc không hề được thực hiện, khiến tình hình càng trở nên xấu hơn. Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, Lực lượng đặc biệt trung thành với cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai tổng thống, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bố ráp chùa chiền trên cả nước. Lực lượng này đã lấy được trái tim của Thích Quảng Đức, gây thiệt hại ở diện rộng cùng chết chóc. Một số nhà sư khác cũng đã tự thiêu theo gương Thích Quảng Đức. Cuối cùng, cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11 đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam.