Bước tới nội dung

Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2010

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc năm 2010
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tuần 1

Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.

Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản.

Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giaoWashington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. [ Đọc tiếp ]

Tuần 2

Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.

Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản.

Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.

Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giaoWashington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. [ Đọc tiếp ]

Tuần 3

Kị binh quân đội Đức Quốc xã tiến vào ngoại vi Mogilev, tháng 7 năm 1941

Trận Smolensk năm 1941 là một trận đánh lớn trong Chiến tranh Xô-Đức. Đây là một tổ hợp các trận đánh phòng thủ kết hợp với các hoạt động phản kích của quân đội Liên Xô chống lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm và một phần Cụm tập đoàn quân Bắc của quân đội Đức Quốc xã đang tấn công theo hướng trực chỉ Moskva theo Kế hoạch chiến dịch Barbarossa. Trong vòng hai tháng từ 10 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1941, cuộc chiến ác liệt tiếp tục diễn ra trên một vùng lãnh thổ rộng lớn với mặt trận trải dài kéo từ 600 đến 650 km trên tuyến Idritsa và Velikie Luky ở phía bắc tới Loev và Novgorod-Seversky ở phía nam; có chiều sâu lên đến 200-250 km từ Polotsk, Vitebsk và Zhlobin ở phía tây đến Andreapolya, Yartsevo, Yelnya và Trubchevsk ở phía đông. Chiến dịch được phát động bởi các đòn tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng Heinz Guderian chỉ huy và Tập đoàn quân xe tăng 3 do tướng Hermann Hoth chỉ huy thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung Tâm của quân đội Đức Quốc Xã. Cuộc tấn công bao gồm hai đòn công kích vu hồi liên tiếp trên khu vực từ Vitebsk-Orsha đến Smolensk nhằm bao vây tiêu diệt một phần binh lực của bốn phương diện quân Liên Xô. Phòng thủ tại tuyến này bao gồm Phương diện quân phía Tây do nguyên soái Semyon Timoshenko chỉ huy, Phương diện quân Dự bị do đại tướng Georgi Zhukov chỉ huy, Phương diện quân Trung tâm do thượng tướng Fyodor Isodorovich Kuznetsov chỉ huy và Phương diện quân Bryansk do trung tướng Andrei Yeremenko chỉ huy. Mặc dù một phần Tập đoàn quân 16, Tập đoàn quân 19 và Tập đoàn quân 20 (Liên Xô) bị bao vây và tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh ở phía Nam Smolensk nhưng một phần lớn lực lượng của các tập đoàn quân 16 và 19 đã rút lui an toàn. Việc "để sổng" một lực lượng lớn quân đội Liên Xô như vậy đã khiến Hitler quyết định từ bỏ chiến thuật bao vây tiêu diệt các lực lượng Hồng quân, thay vào đó quân Đức tập trung vào mục tiêu tấn công các khu vực giàu tiềm năng kinh tế của Liên Xô như các vùng nông nghiệp trù phú ở đồng bằng ven các con sông Dniepr, Volga, Don; các khu công nghiệp Voronezh, Kharkov, Zaporozhe, Poltava, Krasnograd, Nikolaev, Krivoi Rog...; nhằm phá hoại nền kinh tế của Liên Xô, hy vọng bằng cách đó làm cho họ suy kiệt và đi đến chỗ sụp đổ. [ Đọc tiếp ]

Tuần 4

Kị binh quân đội Đức Quốc xã tiến vào ngoại vi Mogilev, tháng 7 năm 1941

Trận Smolensk năm 1941 là một trận đánh lớn trong Chiến tranh Xô-Đức. Đây là một tổ hợp các trận đánh phòng thủ kết hợp với các hoạt động phản kích của quân đội Liên Xô chống lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm và một phần Cụm tập đoàn quân Bắc của quân đội Đức Quốc xã đang tấn công theo hướng trực chỉ Moskva theo Kế hoạch chiến dịch Barbarossa. Trong vòng hai tháng từ 10 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1941, cuộc chiến ác liệt tiếp tục diễn ra trên một vùng lãnh thổ rộng lớn với mặt trận trải dài kéo từ 600 đến 650 km trên tuyến Idritsa và Velikie Luky ở phía bắc tới Loev và Novgorod-Seversky ở phía nam; có chiều sâu lên đến 200-250 km từ Polotsk, Vitebsk và Zhlobin ở phía tây đến Andreapolya, Yartsevo, Yelnya và Trubchevsk ở phía đông. Chiến dịch được phát động bởi các đòn tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng Heinz Guderian chỉ huy và Tập đoàn quân xe tăng 3 do tướng Hermann Hoth chỉ huy thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung Tâm của quân đội Đức Quốc Xã. Cuộc tấn công bao gồm hai đòn công kích vu hồi liên tiếp trên khu vực từ Vitebsk-Orsha đến Smolensk nhằm bao vây tiêu diệt một phần binh lực của bốn phương diện quân Liên Xô. Phòng thủ tại tuyến này bao gồm Phương diện quân phía Tây do nguyên soái Semyon Timoshenko chỉ huy, Phương diện quân Dự bị do đại tướng Georgi Zhukov chỉ huy, Phương diện quân Trung tâm do thượng tướng Fyodor Isodorovich Kuznetsov chỉ huy và Phương diện quân Bryansk do trung tướng Andrei Yeremenko chỉ huy. Mặc dù một phần Tập đoàn quân 16, Tập đoàn quân 19 và Tập đoàn quân 20 (Liên Xô) bị bao vây và tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh ở phía Nam Smolensk nhưng một phần lớn lực lượng của các tập đoàn quân 16 và 19 đã rút lui an toàn. Việc "để sổng" một lực lượng lớn quân đội Liên Xô như vậy đã khiến Hitler quyết định từ bỏ chiến thuật bao vây tiêu diệt các lực lượng Hồng quân, thay vào đó quân Đức tập trung vào mục tiêu tấn công các khu vực giàu tiềm năng kinh tế của Liên Xô như các vùng nông nghiệp trù phú ở đồng bằng ven các con sông Dniepr, Volga, Don; các khu công nghiệp Voronezh, Kharkov, Zaporozhe, Poltava, Krasnograd, Nikolaev, Krivoi Rog...; nhằm phá hoại nền kinh tế của Liên Xô, hy vọng bằng cách đó làm cho họ suy kiệt và đi đến chỗ sụp đổ. [ Đọc tiếp ]

Tuần 5

Tháng 11 năm 1942. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, có lẽ thuộc Sư đoàn 2, đang nghỉ ngơi tại chiến trường trong chiến dịch Guadalcanal.

Chiến dịch Guadalcanal diễn ra từ ngày 7 tháng 8 năm 1942 đến ngày 9 tháng 2 năm 1943 trên đảo Guadalcanal và khu vực phụ cận tại quần đảo Solomon của Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Việc tranh chấp diễn ra ác liệt cả trên bộ, trên biển và trên không; chiến dịch này là cuộc tấn công lớn đầu tiên của phe Đồng Minh chống lại Đế quốc Nhật Bản sau một thời gian dài phòng thủ.

Vào ngày 7 tháng 8 năm 1942, lực lượng Đồng Minh, chủ yếu là Mỹ, thực hiện đổ bộ lên các đảo Guadalcanal, Tulagi, và Florida (Nggela Sule) phía Nam quần đảo Solomon với mục tiêu ngăn chặn quân Nhật sử dụng chúng làm căn cứ đe dọa con đường vận chuyển từ Mỹ đến Australia và New Zealand. Đồng Minh còn định sử dụng Guadalcanal và Tulagi như những căn cứ hỗ trợ cho chiến dịch chiếm đóng hoặc vô hiệu hóa căn cứ chủ lực của Nhật tại Rabaul trên đảo New Britain. Lực lượng Đồng Minh đã áp đảo số lượng quân Nhật phòng thủ nhỏ bé, vốn đã chiếm đóng các đảo này từ tháng 5 năm 1942, chiếm giữ Tulagi và Florida cùng một sân bay (sau này được đặt tên là Henderson) đang được xây dựng trên đảo Guadalcanal.

Bị bất ngờ bởi đòn tấn công của Đồng Minh, phía Nhật Bản từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1942 đã nhiều lần tìm cách chiếm lại sân bay Henderson. Ba trận chiến lớn trên bộ, năm trận hải chiến lớn, và các cuộc không chiến diễn ra liên tục hầu như hàng ngày, mà đỉnh điểm là trận Hải chiến Guadalcanal mang tính quyết định vào đầu tháng 11 năm 1942, trong đó nỗ lực cuối cùng nhằm tăng viện đủ số lượng binh lính để chiếm lại sân bay Henderson bị đánh bại. Sang tháng 12 năm 1942, phía Nhật từ bỏ mọi hy vọng tái chiếm Guadalcanal và triệt thoái các lực lượng còn lại vào ngày 7 tháng 2 năm 1943. [ Đọc tiếp ]

Tuần 6

Georgi Konstantinovich Zhukov (18961974) là danh tướng trong quân đội Liên Xô. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai, G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.

Theo A. M. Vasilevsky, G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Đại tướng Pháp Charles de Gaulle, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-OderChiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội. [ Đọc tiếp ]

Tuần 7

Bộ Cá da trơn hay bộ Cá nheo (danh pháp khoa học: Siluriformes) là một bộ cá rất đa dạng trong nhóm cá xương. Các loài cá trong bộ này dao động khá mạnh về kích thước và các thức sinh sống, từ loài nặng nhất là cá tra dầu (Pangasius gigas) ở Đông Nam Á tới loài dài nhất là cá nheo châu Âu (Silurus glanis) của đại lục Á-Âu, hay những loài chỉ ăn xác các sinh vật chết ở lớp nước đáy, hay các loài cá ký sinh nhỏ bé như Vandellia cirrhosa. Có các loài với các kiểu tấm xương bảo vệ cũng như các loài không có tấm xương bảo vệ này, nhưng tất cả chúng đều không có vảy. Không phải loài cá da trơn nào cũng có râu; các đặc trưng để xác định bộ Siluriformes trên thực tế là các đặc điểm chung của hộp sọ và bong bóng. Bộ cá này có tầm quan trọng kinh tế đáng kể; nhiều loài được chăn nuôi ở quy mô lớn để cung cấp cá thực phẩm, một vài loài được nuôi thả như là cá câu thể thao. Nhiều loài cá nhỏ, cụ thể là các loài trong chi Corydoras, được nuôi làm cá cảnh trong các bể cá.

Cá da trơn là loài thủy sinh vật được chăn nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và trở thành một nguồn thủy hải sản quan trọng trong công nghiệp thực phẩm, được chế biến và tiêu thụ rộng rãi trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, loài các catfish (cá mèo hay cá trê Mỹ) thuộc họ Ictaluridae của bộ Cá da trơn được chăn nuôi với quy mô công nghiệp. Các chủ trại nuôi cá catfish đã thành lập một hiệp hội nghề nghiệp nuôi cá catfish để truyền bá, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi loài cá này và bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong trường hợp gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Việt Nam có nhiều loài thuộc bộ Cá da trơn như cá trê, cá nheo, cá bông lau, cá ba sa, cá tra...v.v. Đại đa số chúng sinh sống tự nhiên trong các ao, đầm, sông, hồ. Chỉ đến gần đây, khi nhu cầu tiêu thụ loại cá này dưới dạng thực phẩm tăng lên một cách đột biến, một số loài cá thuộc bộ này bắt đầu được các chủ trại nuôi cá ở Việt Nam chăn nuôi, mặc dù với quy mô không lớn. [ Đọc tiếp ]

Tuần 8

HMS Ark Royal vào năm 1939, cùng những chiếc Swordfish thuộc Phi đội Hải quân 820 đang bay bên trên.

HMS Ark Royal (91) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh đã từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là loại tàu sân bay kiểu cũ có sàn cất/hạ cánh trực thông; khác với loại tàu sân bay hiện đại có khu vực phía sau của sàn cất/hạ cánh tạo góc 8o so với so với khu vực phía trước sàn cất/hạ cánh.

Được đặt hàng vào năm 1934 theo những giới hạn trong khuôn khổ của Hiệp ước Hải quân Washington, Ark Royal được chế tạo bởi hãng đóng tàu Cammell Laird and Company, Ltd. tại Birkenhead. Thiết kế của nó khác biệt nhiều so với những chiếc tàu sân bay Anh trước đó. Ark Royal là chiếc tàu sân bay đầu tiên có cấu trúc sàn chứa máy bay và sàn đáp là một thành phần của thân tàu, chứ không phải là một phần dựng thêm hay thuộc cấu trúc thượng tầng. Được thiết kế để chở nhiều máy bay, nó có hai sàn chứa máy bay; và được đưa vào hoạt động trong một giai đoạn mà không lực hải quân được sử dụng rộng rãi. Một số chiến thuật hoạt động của tàu sân bay đã được phát triển và hoàn thiện bên trên chiếc Ark Royal.

Được hoàn tất vào tháng 11 năm 1938, Ark Royal đã hoạt động trong một số trận chiến quan trọng trong giai đoạn mở màn của Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó có việc đánh chìm chiếc U-boat đầu tiên trong chiến tranh, tham gia các hoạt động ngoài khơi Na Uy, truy đuổi và đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Bismarck, và tham gia các đoàn tàu vận tải tăng viện cho đảo Malta. Ark Royal sống sót khi trải qua nhiều cuộc đụng độ và nhiều dịp suýt bị đánh chìm, và người Đức tuyên bố nhầm đã đánh chìm được nó trong nhiều dịp khác nhau, nên nó có được danh tiếng như là một “con tàu may mắn”. Nhưng cuối cùng, nó cũng bị trúng ngư lôi vào ngày 13 tháng 11 năm 1941 phóng từ tàu ngầm Đức U-81 và bị chìm một ngày sau đó. [ Đọc tiếp ]

Tuần 9

Mặt tiền tòa nhà hành chánh Viện Đại học Sài Gòn - viện đại học lớn nhất miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa.

Giáo dục Việt Nam Cộng hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn". Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ nhất Cộng hòa, những người làm giáo dục ở miền Nam Việt Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị. Nhìn chung, mô hình giáo dục ở miền Nam trong thập niên 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có 20% dân số là học sinh và sinh viên đang đi học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% số dân.

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7,0-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển. [ Đọc tiếp ]

Tuần 10

Quân đội Đức tiến vào thủ đô Amsterdam của Hà Lan.

Trận Hà Lan là một phần trong "kế hoạch màu vàng" - cuộc xâm lược của Đức Quốc xã vào Vùng đất thấp (Bỉ, Luxembourg, Hà Lan) và Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trận chiến bắt đầu ngày 10 và kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1940 khi quân đội chính quy của Hà Lan ra hàng Đức, và Hà Lan trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên rơi vào tay quân đội Đức Quốc xã. Trong trận chiến nước Pháp thì đây là chiến dịch quân sự ngắn nhất và ít thiệt hại nhất đối với Đức. Riêng lực lượng của Hà Lan tại tỉnh Zeeland còn tiếp tục kháng cự với Wehrmacht cho đến ngày 17 tháng 5, khi mà Đức Quốc xã hoàn tất việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ.

Trận Hà Lan là một trong những trường hợp đầu tiên quân dù được sử dụng để đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trước khi bộ binh tiếp cận mục tiêu. Không quân Đức đã huy động lực lượng lính dù nhằm đánh chiếm nhiều sân bay lớn của Hà Lan ở trong và xung quanh các thành phố chính như Rotterdam và Den Haag để nhanh chóng tràn ngập quốc gia này và vô hiệu hóa các lực lượng của Hà Lan.

Trận chiến đã kết thúc ngay sau cuộc oanh tạc Rotterdam của không quân Đức cùng với mối đe doạ tiếp đó của Đức về việc hủy diệt các thành phố lớn của Hà Lan bằng các đòn ném bom khủng bố huỷ diệt nếu quốc gia này không chịu khuất phục. Bộ Tư lệnh tối cao Hà Lan, biết rằng không thể ngăn chặn được các máy bay ném bom của đối phương, đã quyết định đầu hàng để tránh cho các thành phố khác của mình phải chịu số phận tương tự. Đức Quốc Xã sau đó đã chiếm đóng Hà Lan, cùng với nước Pháp và các quốc gia Vùng Đất Thấp khác; cho đến khi lãnh thổ Hà Lan được hoàn toàn giải phóng tháng 5 năm 1945. [ Đọc tiếp ]

Tuần 11

Dị thường nhiệt độ mặt đất trung bình thời gian 2000-2009 so với nhiệt độ trung bình 1951-1980

Ấm lên toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Trong thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F). Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạchphá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã được chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm khoa học, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công nghiệp hàng đầu.

Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C (2,0 đến 11,5 °F) trong suốt thế kỷ 21. Các yếu tố không chắc chắn trong tính toán này tăng lên khi khi các mô hình sử dụng nồng độ các khí nhà kính có độ chính xác khác nhau và sử dụng các thông số ước tính khác nhau về lượng phát thải khí nhà kính tương lai. Các yếu tố không chắc chắn khác bao gồm sự ấm dần lên và các biến đổi liên quan sẽ khác nhau giữa các khu vực trên toàn thế giới. Hầu hết các nghiên cứu tập trung trong giai đoạn đến năm 2100. Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ tiếp tục diễn ra sau năm 2100 cả trong trường hợp ngừng phát thải khí nhà kính, đều này là do nhiệt dung riêng của đại dương lớn và carbon dioxide tồn tại lâu trong khí quyển.

Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy, có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. Hiện tượng ấm lên được dự đoán sẽ diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực. [ Đọc tiếp ]

Tuần 12

Tuổi của vỏ đại dương, trung tâm màu đỏ có tuổi trẻ nhất.

Kiến tạo mảng mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ 20 và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.

Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớt và ứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn.

Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm. [ Đọc tiếp ]

Tuần 13

Hạm đội Cờ đỏ Sông Amur ăn mừng sau chiến thắng.

Chiến dịch Mãn Châu là một chiến dịch quân sự của Quân đội Liên Xô nhằm vào đạo quân Quan Đông của Nhật tại khu vực Mãn Châu. Đây cũng là chiến dịch trên bộ lớn nhất trong Chiến tranh Thái Bình Dương được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa Tam cường Đồng MinhTrung Hoa dân quốc trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị YaltaTuyên bố Potsdam về việc Liên Xô tham gia cùng Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đánh bại phát xít Nhật ở Viễn Đông, bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 và kết thúc ngày 2 tháng 9 với sự thắng lợi của Hồng quân.

Chiến dịch Mãn Châu được thực hiện 3 tháng sau khi nước Đức Quốc xã bị đánh bại, kết thúc chiến sự tại châu Âu theo đúng cam kết của Liên Xô với các đồng minh của mình tại các Hội nghị Yalta và Postdam. Vào thời điểm đó, Phát xít Nhật đã bị các nước Đồng Minh Hoa Kỳ, Anh, Úc đánh bật khỏi nhiều vùng biển quan trọng trên Thái Bình Dương. Các hạm đội của Nhật Bản cũng chịu những thiệt hại nghiêm trọng. Hải quân Hoa Kỳ đã có mặt tại vùng biển gần Nhật Bản. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã chiếm được một số đảo nhỏ quan trọng gần các đảo lớn của Nhật Bản. Không lực Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều trận ném bom chiến lược vào các thành phố lớn trên đất Nhật. Quân đội Hoa Kỳ cũng chuẩn bị "Kế hoạch Downfall", dự kiến tiến hành hai chiến dịch Olympic và Koronet để đánh chiếm toàn bộ các đảo của Nhật Bản. Tuy nhiên, lục quân Nhật Bản vẫn còn đóng giữ nhiều vùng đất đã chiếm được tại Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Đông Nam Á. Trong đó, đạo quân Quan Đông, bao gồm hai phương diện quân và một tập đoàn quân độc lập chiếm giữ Mãn Châu là vùng công nghiệp quan trọng tại Đông Bắc Trong Quốc. Ngay khi chiến dịch mở màn, Phương diện quân 17 của Nhật Bản tại Triều Tiên cũng được nhập vào biên chế của đạo quân này. [ Đọc tiếp ]

Tuần 14

Titan được quan sát từ tàu vũ trụ Cassini–Huygens.

Titanvệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, vệ tinh duy nhất được biết có một khí quyển đặc, và vật thể duy nhất trừ Trái Đất có bằng chứng rõ ràng về các vật thể nước bề mặt ổn định đã được khám phá.

Titan là vệ tinh ở khoảng cách xa thứ hai mươi của Sao Thổ và xa thứ sáu trong nhóm những vệ tinh có kích thước đủ lớn để có hình cầu. Thường được miêu tả như một vệ tinh có những đặc điểm giống hành tinh, Titan có đường kính lớn hơn khoảng 50% so với Mặt Trăng của Trái Đất và có khối lượng lớn hơn 80%. Nó là vệ tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, sau vệ tinh Ganymede của Sao Mộc, và nếu tính theo đường kính nó còn lớn hơn hành tinh nhỏ nhất, Sao Thuỷ, (dù chỉ có khối lượng bằng một nửa). Titan là vệ tinh được phát hiện đầu tiên của Sao Thổ, nó được khám phá năm 1655 bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Christiaan Huygens.

Titan được cấu tạo chủ yếu gồm các vật liệu băng nước và đá. Mật độ khí quyển dày đặc khiến chúng ta khó tìm hiểm về bề mặt của Titan cho tới khi các thông tin mới được thu thập với phi vụ Cassini–Huygens năm 2004, gồm cả việc phát hiện các hồ hydrocarbon lỏng tại các vùng cực của vệ tinh này. Chúng là những vật thể lỏng lớn, ổn định duy nhất tồn tại trên bề mặt của bất kỳ một vật thể từng biết nào ngoài Trái Đất. Về địa chất, bề mặt vệ tinh này còn trẻ; dù các ngọn núi và nhiều núi lửa băng (dạng phun trào giống núi lửa nhưng thành phần chủ yếu là băng) có thể có đã được phát hiện, bề mặt khá phẳng với chỉ một ít hố va chạm. [ Đọc tiếp ]

Tuần 15

John George Terry

John George Terry (sinh ngày 7 tháng 12, 1980) là cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Chelsea FCđội tuyển bóng đá quốc gia Anh. Anh thi đấu ở vị trí trung vệ, là đội trưởng của câu lạc bộ Chelsea từ mùa giải 2003-04 cho đến nay và là đội trưởng đội tuyển Anh từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 2 năm 2010. Terry cũng là cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Chelsea.

Terry được bầu là Hậu vệ xuất sắc nhất năm của Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu hai lần vào năm 2005 và 2008, Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Hiệp hội cầu thủ nhà nghề Anh (PFA Players' Player of the Year) năm 2005, và có tên trong danh sách FIFPro World XI 5 mùa giải liên tiếp, từ 2005 đến 2009. Ngoài ra, anh còn là cầu thủ đội tuyển Anh duy nhất có mặt trong đội hình tiêu biểu của Giải vô địch bóng đá thế giới 2006.

Năm 2007, Terry trở thành đội trưởng đầu tiên nâng cao chiếc cúp FA trên sân vận động Wembley mới sau khi Chelsea giành chiến thắng 1-0 trước Manchester United trong trận chung kết, và anh cũng là cầu thủ đầu tiên ghi bàn thắng trên sân vận động này khi đánh đầu gỡ hòa 1-1 trong trận giao hữu quốc tế với Brazil. Mùa giải 2007-08, Terry đã đá hỏng quả phạt đền trong trận chung kết Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu, làm mất cơ hội giành chiến thắng cho Chelsea và sau đó Manchester United đã giành danh hiệu vô địch. [ Đọc tiếp ]

Tuần 16

Hàng không mẫu hạm USS Enterprise đang sử dụng hỏa lực phòng không chống lại cuộc tấn công của các oanh tạc cơ bổ nhào Nhật Bản vào ngày 24 tháng 8, 1942 (góc nhìn từ tuần dương hạm USS Portland).

Trận chiến Đông Solomon diễn ra từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 25 tháng 8 năm 1942, là trận hải chiến hàng không mẫu hạm thứ ba trên mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai và là trận hải chiến lớn thứ hai giữa Hải quân Hoa KỳHải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến dịch Guadalcanal. Giống như trong các trận chiến tại biển San hôMidway, các chiến hạm của cả hai bên đã không nhìn thấy nhau và các đợt tấn công của cả hai bên đều được tiến hành bằng các máy bay xuất phát từ hàng không mẫu hạm hay các căn cứ trên đất liền.

Với mục tiêu tái chiếm sân bay Henderson và đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi Guadalcanal, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã quyết định đưa thêm quân đổ bộ lên Guadalcanal. Để yểm trợ cho cuộc đổ bộ này cũng như để tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đô đốc Isoroku Yamamoto đã quyết định gửi đến vùng quần đảo Solomon một lực lượng lớn thuộc Hạm đội Liên hợp bao gồm ba hàng không mẫu hạm và nhiều chiến hạm khác do phó đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy. Cùng lúc đó, nhận được tin hạm đội Nhật tiến về phía quần đảo Solomon, ba Lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm Mỹ của Đô đốc Frank Jack Fletcher cũng tiến đến Guadalcanal để đối phó các nỗ lực tấn công của quân Nhật.

Kết thúc trận đánh, cả hai hạm đội Nhật và Hoa Kỳ đều lần lượt rút lui sau khi chịu một số thiệt hại mặc dù cả hai đều không đạt được một thắng lợi rõ ràng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các đồng minh đã giành được một lợi thế lớn hơn cả về chiến thuật lẫn chiến lược trong trận đánh này vì phía Đồng Minh tổn thất ít hơn phía Nhật, đặc biệt là việc hải quân Nhật đã mất một số lượng đáng kể các máy bay và phi hành đoàn có kinh nghiệm. Ngoài ra người Nhật còn phải đình chỉ việc tăng quân cho Guadalcanal và từ đó trở đi buộc phải dùng các khu trục hạm thay thế các chuyển vận hạm vào nhiệm vụ chở quân, giúp cho Đồng Minh có thêm thời gian chuẩn bị chống lại các cuộc phản công của quân Nhật và ngăn chặn người Nhật đổ bộ được pháo hạng nặng, cung cấp đạn dược và hàng tiếp liệu cho lính Nhật đang chiến đấu ở trên đảo. [ Đọc tiếp ]

Tuần 17

Tinh vân Con Cua. Ảnh của kính viễn vọng không gian Hubble.

Tinh vân Con Cua là một tàn tích siêu tân tinh và tinh vân gió sao xung trong chòm sao Kim Ngưu. Tinh vân này được John Bevis quan sát năm 1731; nó tương ứng với siêu tân tinh sáng chói được các nhà thiên văn Trung Hoa và Ả Rập ghi nhận năm 1054. Với năng lượng tia Xtia gamma trên 30 KeV, tinh vân Con Cua nói chung là nguồn sáng bền vững mạnh nhất trên bầu trời, với thông lượng đã đo đạc trải rộng tới trên 1012 eV. Nằm ở khoảng cách khoảng 6.500 năm ánh sáng từ Trái Đất, tinh vân này có đường kính 11 năm ánh sáng và giãn nở với tốc độ khoảng 1.500 kilômét mỗi giây. Tại trung tâm của tinh vân này là sao xung Con Cua, một sao neutron quay, phát xạ các xung của bức xạ với bước sóng từ tia gamma tới sóng radio và với tốc độ quay khoảng 30,2 lần mỗi giây. Tinh vân này là thiên thể đầu tiên được nhận dạng bằng vụ nổ siêu tân tinh lịch sử. Tinh vân này đóng vai trò như là một nguồn bức xạ để nghiên cứu các thiên thể che khuất nó. Trong thập niên 1950 và 1960, vành nhật hoa của Mặt Trời đã được xạ ảnh từ các quan sát sóng radio của tinh vân Con Cua vượt ngang qua nó, và trong năm 2003, độ dày của khí quyển của vệ tinh Sao ThổTitan đã được đo đạc khi nó chặn các tia X từ tinh vân này. [ Đọc tiếp ]

Tuần 18

Cận Tinh là một sao lùn đỏ nằm cách Hệ Mặt Trời xấp xỉ 4,2 năm ánh sáng trong chòm sao Bán Nhân Mã. Nó được Robert Innes, giám đốc đài quan sát Union ở Nam Phi, khám phá vào năm 1915. Ngôi sao này là ngôi sao gần nhất với Mặt Trời. Khoảng cách từ nó đến các ngôi sao gần nhất thứ hai và thứ ba so với Mặt Trời, tạo nên hệ sao đôi Alpha Centauri là 0,21 năm ánh sáng.

Do là ngôi sao gần nhất, đường kính góc của nó có thể đo được trực tiếp, với đường kính góc bằng 1/7 của Mặt Trời. Khối lượng của Cận Tinh bằng khoảng 1/8 khối lượng Mặt Trời, và mật độ trung bình bằng 40 lần của Mặt Trời. Mặc dù nó có độ sáng trung bình rất thấp, Cận Tinh là một sao lóe sáng thỉnh thoảng bừng sáng lên do hoạt động từ trường. Từ trường của ngôi sao được tạo ra do sự đối lưu trong ngôi sao, và kết quả là hoạt động lóe sáng tạo ra tổng lượng bức xạ tia X bằng với bức xạ do Mặt Trời tạo ra. Hỗn hợp nhiên liệu tại nhân của Cận Tinh tham gia vào chuyển động đối lưu và tốc độ sản sinh năng lượng thấp có nghĩa là ngôi sao sẽ nằm trong dải chính trong khoảng bốn nghìn tỉ năm, hay bằng 300 lần tuổi của vũ trụ hiện nay.

Việc tìm kiếm các vật thể quay quanh Cận Tinh vẫn chưa thành công, với sự tập trung vào các hành tinh lùn và hành tinh khí khổng lồ. Các phép đo chính xác về vận tốc xuyên tâm cũng giới hạn sự có mặt các hành tinh siêu Trái Đất trong vùng sống được của ngôi sao. Việc xác định các vật thể nhỏ hơn sẽ đòi hỏi những thiết bị mới, như nhiệm vụ giao thoa kế không gian. Do Cận Tinh là một ngôi sao lùn đỏ và lóe sáng, liệu có hành tinh quay quanh nó có thể có sự sống hay không vẫn là câu hỏi đang được tranh luận. Cũng là ngôi sao gần nhất, đã có những đề xuất nó là một trong những đích đến của các chuyến du hành giữa các ngôi sao. [ Đọc tiếp ]

Tuần 19

A.C. Milan là một câu lạc bộ bóng đá của thành phố Milano, Ý được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1899. Tại mùa giải 2009-2010, đội bóng đang thi đấu tại Serie A, hạng đấu cao nhất của Giải vô địch bóng đá quốc gia Ý và có hệ số UEFA, chỉ số dựa trên thành tích trong 5 mùa giải cấp châu lục gần nhất của câu lạc bộ, đứng thứ 5 ở châu Âu. Ở cấp độ quốc tế, Milan cùng Boca Juniors của Argentina hiện đang giữ kỷ lục về số danh hiệu quốc tế với 18 danh hiệu, trong đó có 4 Cúp Liên lục địa/Cúp thế giới các câu lạc bộ, 5 Siêu cúp châu Âu, 7 Cúp C1/UEFA Champions League và 2 Cúp các đội đoạt cúp.

Nếu như ở đấu trường châu Âu, Milan là câu lạc bộ Ý có nhiều danh hiệu nhất thì tại giải vô địch bóng đá quốc gia Ý, câu lạc bộ có thành tích xếp thứ hai, sau Juventus, với 17 danh hiệu vô địch quốc gia, 5 Cúp quốc gia và 5 Siêu cúp quốc gia. Trong lịch sử của mình, A.C. Milan đã từng hai lần phải xuống chơi tại Serie B trong các năm 1980 và 1982, trong đó lần đầu tiên là do án phạt của Liên đoàn bóng đá quốc gia Ý vì Milan có dính líu tới vụ bê bối dàn xếp tỉ số Totonero. Vào đầu thập niên 2000 đội bóng còn dính líu tới một vụ bê bối bóng đá khác có tên Calciopoli. Trong lịch sử giải Serie A, Milan là câu lạc bộ duy nhất từng vô địch mà không để thua bất cứ trận đấu nào trong suốt mùa giải (mùa 1991-1992). Đây cũng là câu lạc bộ duy nhất từng có cầu thủ chiếm chọn cả ba vị trí đầu tiên của cuộc bình chọn Quả bóng vàng châu Âu, đó là vào hai năm 1988 khi bộ ba người Hà Lan của Milan là Marco van Basten, Ruud GullitFrank Rijkaard lần lượt xếp thứ nhất, nhì và ba trong cuộc bình chọn và 1989 với các cầu thủ Marco van Basten, Franco Baresi và Frank Rijkaard. Trong một cuộc thăm dò của tạp chí World Soccer thực hiện vào năm 2007, đội hình A.C. Milan với bộ ba "Hà Lan bay" Gullit-Rijkaard-Van Basten dưới thời huấn luyện viên Arrigo Sacchi được bầu chọn là đội hình cấp câu lạc bộ mạnh nhất trong lịch sử và tính chung chỉ thua đội hình các đội tuyển quốc gia Brassil năm 1970, Hà Lan năm 1974 và Hungary giai đoạn 1953-1954. [ Đọc tiếp ]

Tuần 20

Mặt Trờingôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp, và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắt, nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, canxi, và crom. Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh. Quang phổ Mặt Trời có chứa các đường ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. V (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong Ngân Hà với đa số là các sao lùn đỏ. [ Đọc tiếp ]

Tuần 21

Thuyết tương đối rộng là một lý thuyết về hấp dẫn do Albert Einstein phát triển từ năm 1907 đến năm 1915. Theo thuyết tương đối rộng, chúng ta quan sát thấy sự hút giữa các khối lượng với nhau là do kết quả của sự uốn cong không gian và thời gian do chúng gây ra. Cho đến đầu thế kỷ 20, định luật vạn vật hấp dẫn của Newton đã được công nhận hơn hai trăm năm do những miêu tả phù hợp về lực hấp dẫn giữa các khối lượng với nhau. Trong mô hình của Newton, hấp dẫn là kết quả của lực hút giữa các vật thể với nhau. Mặc dù chính Newton đã băn khoăn về bản chất bí ẩn của lực này, nhưng mô hình của ông đã rất thành công trong việc miêu tả chuyển động của các vật thể. Các thí nghiệm và quan sát đã cho thấy lý thuyết hấp dẫn của Einstein có kể đến một vài hiệu ứng mà chưa được giải thích thỏa đáng bởi định luật của Newton, như dị thường nhỏ trong quỹ đạo của sao Thủy và các hành tinh khác. Thuyết tương đối tổng quát cũng tiên đoán những hiệu ứng mới của hấp dẫn, như sóng hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn và hiệu ứng của hấp dẫn tác động lên thời gian còn được gọi là sự giãn thời gian do hấp dẫn. Rất nhiều tiên đoán này đã được xác nhận bởi các thí nghiệm, trong khi nhiều chủ đề khác vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Ví dụ, mặc dù đã có những chứng cớ gián tiếp về sóng hấp dẫn, chứng cứ trực tiếp về sự tồn tại của chúng vẫn còn đang được thu thập bởi một số nhóm các nhà khoa học về thực nghiệm trên thế giới như các dự án LIGO và GEO 600. [ Đọc tiếp ]

Tuần 22

Xe tăng và bộ binh Liên Xô đánh chiếm thị trấn Kalach, hình thành trận tuyến bao vây quân Đức trong Chiến dịch Sao Thiên Vương.

Chiến dịch Sao Thiên Vương là mật danh của chiến dịch có tính chiến lược của Liên Xô thời gian cuối năm 1942 trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại khu vực phía Nam mặt trận Xô-Đức, trên hai khúc ngoặt giáp nhau của sông Đôngsông Volga với trung tâm là thành phố Stalingrad. Kết quả của chiến dịch này là việc ba phương diện quân Liên Xô đã bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 của quân đội Đức Quốc Xã, đánh thiệt hại nặng các Tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý và bộ phận bên ngoài vòng vây của Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức. Chiến dịch này là giai đoạn đầu của toàn bộ Chiến dịch Stalingrad với mục đích tiêu diệt các lực lượng Đức ở bên trong và xung quanh Stalingrad, đánh lùi các cuộc tấn công mở vây của Quân đội Đức Quốc xã trong chiến dịch Bão Mùa đông. Việc hoạch định chiến dịch Sao Thiên Vương được khởi xướng vào thượng tuần tháng 9 năm 1942, được triển khai đồng thời với các kế hoạch bao vây và tiêu diệt một bộ phận của Cụm tập đoàn quân Trung Tâm (Đức) tại khu vực Rzhev - Viazma (Chiến dịch Sao Hoả) và các chiến dịch kiềm chế Cụm tập đoàn quân A của Đức tại Kavkaz. [ Đọc tiếp ]

Tuần 23

Xác lính Nhật tử trận tại doi cát ở cửa lạch Alligator, Guadalcanal sau trận đánh vào ngày 21 tháng 8, 1942.

Trận Tenaru diễn ra ngày 21 tháng 8 năm 1942 trên đảo Guadalcanal giữa Lục quân Đế quốc Nhật Bản và quân Đồng Minh (chủ yếu là thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ). Đây là trận phản kích đầu tiên của lục quân Nhật trong Chiến dịch Guadalcanal.

Trong trận đánh này, lực lượng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Alexander Vandegrift đã đẩy lùi cuộc tấn công của quân Nhật thuộc “Lực lượng Thứ nhất” trung đoàn "Ichiki" do Đại tá Kiyonao Ichiki chỉ huy. Lực lượng lính thuỷ đánh bộ đã thiết lập vành đai phòng thủ Lunga bảo vệ sân bay Henderson, sân bay mà quân Đồng Minh chiếm được trong cuộc đổ bộ ngày 7 tháng 8. Trung đoàn Ichiki đã được điều động đến Guadalcanal để chống lại cuộc đổ bộ của Đồng Minh với nhiệm vụ chiếm lại sân bay và đẩy lùi quân Đồng Minh ra khỏi đảo. Do ước đoán quá thấp về số lượng quân Đồng Minh tại Guadalcanal, lúc bấy giờ khoảng 11.000 người, trung đoàn Ichiki đã cho tiến hành một cuộc tấn công trực diện bằng ban đêm vào các vị trí lính thuỷ đánh bộ ở lạch Alligator phía đông vành đai Lunga. Kết cục là trung đoàn Ichiki đã bị đánh bại với thương vong rất lớn của quân Nhật. Lúc trời sáng, các đơn vị Thủy quân Lục chiến tổ chức phản công trung đoàn này và tiêu diệt được thêm nhiều lính Nhật, trong đó có chính đại tá Ichiki.

Trận đánh này là một trong ba trận đánh lớn trên bộ của quân Nhật trong chiến dịch Guadalcanal. Sau trận Tenaru, người Nhật đã nhận ra lực lượng Đồng Minh trên đảo Guadalcanal lớn hơn nhiều so với họ dự tính và sau đó họ đã phải đổ bộ thêm quân lên đảo để giành lại sân bay Henderson. [ Đọc tiếp ]

Tuần 24

Xác lính Nhật tử trận tại doi cát ở cửa lạch Alligator, Guadalcanal sau trận đánh vào ngày 21 tháng 8, 1942.

Trận Tenaru diễn ra ngày 21 tháng 8 năm 1942 trên đảo Guadalcanal giữa Lục quân Đế quốc Nhật Bản và quân Đồng Minh (chủ yếu là thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ). Đây là trận phản kích đầu tiên của lục quân Nhật trong Chiến dịch Guadalcanal.

Trong trận đánh này, lực lượng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Alexander Vandegrift đã đẩy lùi cuộc tấn công của quân Nhật thuộc “Lực lượng Thứ nhất” trung đoàn "Ichiki" do Đại tá Kiyonao Ichiki chỉ huy. Lực lượng lính thuỷ đánh bộ đã thiết lập vành đai phòng thủ Lunga bảo vệ sân bay Henderson, sân bay mà quân Đồng Minh chiếm được trong cuộc đổ bộ ngày 7 tháng 8. Trung đoàn Ichiki đã được điều động đến Guadalcanal để chống lại cuộc đổ bộ của Đồng Minh với nhiệm vụ chiếm lại sân bay và đẩy lùi quân Đồng Minh ra khỏi đảo. Do ước đoán quá thấp về số lượng quân Đồng Minh tại Guadalcanal, lúc bấy giờ khoảng 11.000 người, trung đoàn Ichiki đã cho tiến hành một cuộc tấn công trực diện bằng ban đêm vào các vị trí lính thuỷ đánh bộ ở lạch Alligator phía đông vành đai Lunga. Kết cục là trung đoàn Ichiki đã bị đánh bại với thương vong rất lớn của quân Nhật. Lúc trời sáng, các đơn vị Thủy quân Lục chiến tổ chức phản công trung đoàn này và tiêu diệt được thêm nhiều lính Nhật, trong đó có chính đại tá Ichiki.

Trận đánh này là một trong ba trận đánh lớn trên bộ của quân Nhật trong chiến dịch Guadalcanal. Sau trận Tenaru, người Nhật đã nhận ra lực lượng Đồng Minh trên đảo Guadalcanal lớn hơn nhiều so với họ dự tính và sau đó họ đã phải đổ bộ thêm quân lên đảo để giành lại sân bay Henderson. [ Đọc tiếp ]

Tuần 25

Bóng đá

Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội với nhau, mỗi đội có 11 cầu thủ trên sân. Trò chơi này dùng một quả bóng và thường được chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ khác đều không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu.

Bóng đá được chơi ở đẳng cấp chuyên nghiệp trên thế giới. Hàng triệu người đến sân vận động để xem các trận thi đấu có đội bóng mà họ yêu thích, và hàng triệu người khác theo dõi qua tivi nếu không thể đến sân vận động. Ngoài ra, còn rất nhiều người chơi môn thể thao này ở đẳng cấp nghiệp dư.

Theo một cuộc khảo sát công bố vào năm 2001 của FIFA, tổ chức quản lý bóng đá trên thế giới, có hơn 240 triệu người thường xuyên chơi bóng đá ở hơn 200 quốc gia. Luật chơi đơn giản và dụng cụ thi đấu ít tốn kém giúp cho trò chơi này phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nước, bóng đá có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người hâm mộ, trong cộng đồng địa phương hay cả quốc gia; do đó có thể nói đây là môn thể thao phổ biến nhất thế giới. [ Đọc tiếp ]

Tuần 26

Sao Thiên Vương và sáu vệ tinh lớn nhất của nó

Sao Thiên Vương, hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt Trời, hiện tại có 27 vệ tinh, tất cả được đặt tên theo các nhân vật từ các tác phẩm của William Shakespeare và Alexander Pope. William Herschel đã khám phá hai vệ tinh đầu tiên, Titania và Oberon, vào năm 1787, và các vệ tinh hình cầu (Ariel và Umbriel) đã được William Lassell phát hiện năm 1851, (Miranda) được Gerard Kuiper phát hiện năm 1948. Các vệ tinh còn lại được phát hiện sau năm 1985, hoặc là trong sứ mệnh bay ngang qua của Voyager 2 hoặc bởi sự hỗ trợ của kính thiên văn đặt trên Trái Đất.

Vệ tinh Sao Thiên Vương được chia thành ba nhóm: mười ba vệ tinh vòng trong, năm vệ tinh lớn, và chín vệ tinh dị hình. Vệ tinh vòng trong là những thiên thể nhỏ và tối chia sẻ chung nguồn gốc và tính chất với vành đai hành tinh. Năm vệ tinh lớn có khối lượng đủ để đạt được trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh, và bốn trong số đó có dấu hiệu quá trình dịch chuyển nội lực để hình thành các hẻm núi và núi lửa trên bề mặt. Vệ tinh lớn nhất trong năm vệ tinh, Titania, có đường kính 1578 km và là vệ tinh lớn thứ tám trong Hệ Mặt Trời, có khối lượng nhỏ hơn 20 lần Mặt Trăng. Các vệ tinh dị hình của Sao Thiên Vương nằm ở xa hành tinh có quỹ đạo elip và độ nghiêng quỹ đạo của chúng lớn, đồng thời chuyển động ngược chiều với chiều tự quay của hành tinh. [ Đọc tiếp ]

Tuần 27

Sao Thiên Vương và sáu vệ tinh lớn nhất của nó

Sao Thiên Vương, hành tinh thứ bảy trong Hệ Mặt Trời, hiện tại có 27 vệ tinh, tất cả được đặt tên theo các nhân vật từ các tác phẩm của William Shakespeare và Alexander Pope. William Herschel đã khám phá hai vệ tinh đầu tiên, Titania và Oberon, vào năm 1787, và các vệ tinh hình cầu (Ariel và Umbriel) đã được William Lassell phát hiện năm 1851, (Miranda) được Gerard Kuiper phát hiện năm 1948. Các vệ tinh còn lại được phát hiện sau năm 1985, hoặc là trong sứ mệnh bay ngang qua của Voyager 2 hoặc bởi sự hỗ trợ của kính thiên văn đặt trên Trái Đất.

Vệ tinh Sao Thiên vương được chia thành ba nhóm: mười ba vệ tinh vòng trong, năm vệ tinh lớn, và chín vệ tinh dị hình. Vệ tinh vòng trong là những thiên thể nhỏ và tối chia sẻ chung nguồn gốc và tính chất với vành đai hành tinh. Năm vệ tinh lớn có khối lượng đủ để đạt được trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh, và bốn trong số đó có dấu hiệu quá trình dịch chuyển nội lực để hình thành các hẻm núi và núi lửa trên bề mặt. Vệ tinh lớn nhất trong năm vệ tinh, Titania, có đường kính 1578 km và là vệ tinh lớn thứ tám trong Hệ Mặt Trời, có khối lượng nhỏ hơn 20 lần Mặt Trăng. Các vệ tinh dị hình của Sao Thiên Vương nằm ở xa hành tinh có quỹ đạo elip và độ nghiêng quỹ đạo của chúng lớn, đồng thời chuyển động ngược chiều với chiều tự quay của hành tinh. [ Đọc tiếp ]

Tuần 28

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO trước đây

Viện Viễn Đông Bác cổ là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu tại thực địa. Được chính thức thành lập vào năm 1900, Viện Viễn Đông Bác cổ có trụ sở đầu tiên ở Việt Nam và tiến hành các nghiên cứu, khảo cổ trên bán đảo Đông Dương. Do chiến tranh, năm 1957, Viện Viễn Đông Bác cổ phải rời Hà Nội tới Campuchia, và tiếp đó rời Phnom Penh về Paris năm 1975. Hiện nay, Viện Viễn Đông Bác cổ thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp, có 17 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia châu Á.

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Viện Viễn Đông Bác cổ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về Đông phương học. Tạp chí nghiên cứu Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient (Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ, viết tắt BEFEO), đã trở nên quen thuộc trong phần danh mục tham khảo của nhiều sách, bài viết về khảo cổ và lịch sử Á châu. Viện Viễn Đông Bác cổ cũng có những ảnh hưởng quan trọng đối với các sử gia Việt Nam thế kỷ 20. [ Đọc tiếp ]

Tuần 29

Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân của Eugène Delacroix

Cách mạng tháng Bảy là cuộc cách mạng tại Pháp, diễn ra chủ yếu ở Paris, vào tháng 7 năm 1830 dưới thời Bourbon phục hoàng. Trong giai đoạn cai trị của Charles X, những mâu thuẫn giữa hai phe tự do và bảo hoàng cực đoan đã gây nên các biến động chính trị kéo dài. Mùa hè năm 1829, Charles X đưa Jules de Polignac, một người bảo hoàng, lên giữ chức thủ tướng, thành lập một chính phủ mới. Trước những chống đối của các nghị sĩ phái tự do, nhà vua giải tán Nghị viện và đỉnh điểm là chiếu dụ Saint-Cloud ngày 26 tháng 7 năm 1830 đã khiến những người đối lập nổi dậy.

Trong ba ngày 27, 28, 29, người dân Paris dựng chướng ngại vật trên đường phố, chống lại quân đội của Thống chế Marmont. Cuộc xung đột đã khiến 200 quân hoàng gia và 800 người nổi dậy thiệt mạng. Charles X cùng gia đình chạy khỏi Paris. Sau khi do dự giữa nền cộng hòaquân chủ, các nghị sĩ đồng ý đưa Công tước Orléans, thuộc nhánh thứ của dòng họ Bourbon, lên ngôi vua. Cách mạng tháng Bảy diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, không chấm dứt nền quân chủ mà chỉ kết thúc thời kỳ trị vì của Charles X. Công tước Orléans trở thành Louis-Philippe I, đăng quang ngày 9 tháng 8 với tước hiệu Vua của người Pháp—không còn xưng Vua nước Pháp như các vị quân vương nhà Bourbon trước đó—bắt đầu cho nền Quân chủ tháng Bảy.

Diễn ra trong ba ngày từ 27 tới 29, Cách mạng tháng Bảy được gọi trong tiếng PhápTrois Glorieuses, có nghĩa Ba ngày vinh quang. [ Đọc tiếp ]

Tuần 30

Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân của Eugène Delacroix

Cách mạng tháng Bảy là cuộc cách mạng tại Pháp, diễn ra chủ yếu ở Paris, vào tháng 7 năm 1830 dưới thời Bourbon phục hoàng. Trong giai đoạn cai trị của Charles X, những mâu thuẫn giữa hai phe tự do và bảo hoàng cực đoan đã gây nên các biến động chính trị kéo dài. Mùa hè năm 1829, Charles X đưa Jules de Polignac, một người bảo hoàng, lên giữ chức thủ tướng, thành lập một chính phủ mới. Trước những chống đối của các nghị sĩ phái tự do, nhà vua giải tán Nghị viện và đỉnh điểm là chiếu dụ Saint-Cloud ngày 26 tháng 7 năm 1830 đã khiến những người đối lập nổi dậy.

Trong ba ngày 27, 28, 29, người dân Paris dựng chướng ngại vật trên đường phố, chống lại quân đội của Thống chế Marmont. Cuộc xung đột đã khiến 200 quân hoàng gia và 800 người nổi dậy thiệt mạng. Charles X cùng gia đình chạy khỏi Paris. Sau khi do dự giữa nền cộng hòaquân chủ, các nghị sĩ đồng ý đưa Công tước Orléans, thuộc nhánh thứ của dòng họ Bourbon, lên ngôi vua. Cách mạng tháng Bảy diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, không chấm dứt nền quân chủ mà chỉ kết thúc thời kỳ trị vì của Charles X. Công tước Orléans trở thành Louis-Philippe I, đăng quang ngày 9 tháng 8 với tước hiệu Vua của người Pháp—không còn xưng Vua nước Pháp như các vị quân vương nhà Bourbon trước đó—bắt đầu cho nền Quân chủ tháng Bảy.

Diễn ra trong ba ngày từ 27 tới 29, Cách mạng tháng Bảy được gọi trong tiếng PhápTrois Glorieuses, có nghĩa Ba ngày vinh quang. [ Đọc tiếp ]

Tuần 31

Đá phiến dầu cháy

Đá phiến dầu là một loại đá trầm tích hạt mịn giàu chất hữu cơ và chứa một lượng lớn kerogen có thể chiết tách các loại hydrocacbon lỏng. Các nhà địa chất không xếp nó vào nhóm đá phiến sét, và hàm lượng kerogen cũng khác so với dầu thô. Kerogen đòi hỏi cần phải xử lý nhiều hơn để có thể sử dụng được so với dầu thô, các quá trình xử lý tốn nhiều chi phí so với sử dụng dầu thô cả về mặt tài chính và tác động môi trường. Sự tích tụ đá phiến dầu diễn ra trên khắp thế giới, đa số là ở Hoa Kỳ. Ước tính lượng tích tụ này trên toàn cầu đạt khoảng 2,8 đến 3,3 ngàn tỷ thùng có thể thu hồi.

Quá trình nhiệt phân hóa học có thể biến đổi kerogen trong đá phiến dầu thành dầu thô tổng hợp. Nung đá phiến dầu ở một nhiệt độ đủ cao sẽ tạo ra hơi, quá trình này có thể chưng cất để tạo ra dầu đá phiến giống dầu mỏ và khí đá phiến dầu có thể đốt được. Các ngành công nghiệp cũng có thể đốt trực tiếp đá phiến dầu như là một nguồn nhiên liệu cấp thấp để phát điện và sưởi ấm, và cũng có thể dùng nó như là nguyên liệu thô trong hóa học và sản xuất vật liệu xây dựng.

Đá phiến dầu được chú ý đến như là một nguồn năng lượng khi mà giá dầu thô thông thường tăng cao và cũng là một lựa chọn đối với các khu vực phụ thuộc vào năng lượng cung cấp từ bên ngoài. Việc khai thác và xử lý đá phiến dầu liên quan đến các vấn đề môi trường như: sử dụng đất, chất thải, sử dụng nước, quản lý nước thải, phát thải khí nhà kínhô nhiễm không khí. EstoniaTrung Quốc đã phát triển mạnh các ngành công nghiệp đá phiến dầu, bên cạnh đó Brazil, Đức, IsraelNga cũng sử dụng đá phiến dầu. [ Đọc tiếp ]

Tuần 32

Biểu trưng phim hoạt hình CLANNAD.

CLANNAD là một visual novel được phát triển bởi hãng phần mềm Key, công ty này cũng cho ra đời hai tác phẩm thành công khác là KanonAIR. Vào ngày 28 tháng 4 năm 2004, Key phát hành phiên bản với số lượng giới hạn trên hệ máy PC. Và chưa đầy bốn tháng sau đó vào ngày 8 tháng 8 cùng năm, các phiên bản chính thức trên các hệ máy PlayStation 2, PlayStation Portable, Xbox 360PlayStation 3 cũng được ra mắt. CLANNAD có cách chơi theo lối tuyến tính, tuy chỉ đi theo cốt truyện định sẵn nhưng người chơi có thể tương tác để có các kết thúc khác nhau. Cốt truyện chủ yếu đi sâu vào nội tâm của năm nhân vật nữ chính.

CLANNAD cũng được chuyển thể sang một vài loại hình truyền thông khác. Có bốn dòng manga: dòng truyện đầu tiên được đăng trên tạp chí Comic Rush, dòng thứ hai đăng trên tạp chí Comi Digi +, dòng thứ ba đăng trên hai tạp chí Dengeki G's MagazineDengeki G's Festival! Comic, dòng thứ tư trên Dragon Age Pure. Phiên bản phim anime của CLANNAD được thực hiện bởi hãng sản xuất hoạt hình Toei Animation và phát hành ngày 15 tháng 9 năm 2007 cùng hai bộ anime truyền hình dài tập đi kèm hai OVA được thực hiện bởi Kyoto Animation, công ty đã từng chuyển thể hai tác phẩm trước của Key là AIRKanon. Sau đó hai bộ đĩa Drama CD với 9 tập tất cả cũng được phát hành. Tất cả các bộ anime cùng các OVA theo nó đều được bản địa hóa và phân phối bằng tiếng Anh bởi Section23 Films. Vào tháng 3 và tháng 5 năm 2009, bộ anime đầu tiên tên CLANNAD được phát hành tại thị trường Bắc Mỹ trong hai bộ hộp đĩa, mỗi bộ hộp chứa nửa loạt anime. Bộ thứ hai tên CLANNAD After Story được phát hành tại thị trường Bắc Mỹ trong hai bộ hộp đĩa vào tháng 10 và tháng 12 cùng năm. [ Đọc tiếp ]

Tuần 33

Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương; Hàng giữa: Trái Đất, sao lùn trắng Sirius B, Sao Kim (vẽ theo tỷ lệ).

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vật thể nhỏ.

Chữ "hành tinh" là một chữ Hán-Việt có nghĩa là một "tinh cầu di động", không đứng yên một chỗ. Sở dĩ có tên gọi này là để phân biệt hành tinh với các ngôi sao khác trên bầu trời. Do thời xưa người Trung Hoa nhìn lên bầu trời thấy các ngôi sao và các hành tinh đều là các đốm sáng như nhau nên đều gọi là "sao" (tinh). Nhưng do các hành tinh có thể di chuyển vị trí tương đối với Trái Đất khá rõ nên nếu để ý sẽ thấy vị trí của các hành tinh này trên bầu trời qua mỗi đêm là khác nhau. Vì vậy người xưa nghĩ rằng có những ngôi sao có thể di chuyển gọi là "hành tinh" (hành là đi, di chuyển, tinh là ngôi sao), còn những ngôi sao khác có vị trí cố định gọi là "định tinh". "Hành tinh" ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức... đều có nguồn gốc từ chữ planetes (Πλανήτης) của tiếng Hy Lạp. Planetes có nghĩa là "dân du mục". [ Đọc tiếp ]

Tuần 34

Mặt Trời, ngôi sao gần Trái Đất nhất, là nguồn năng lượng cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.

Một ngôi sao là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng. Các danh lục sao mở rộng đã được các nhà thiên văn lập nên, cung cấp các cách định danh sao theo tiêu chuẩn hóa.

Trong phần lớn thời gian hoạt động của nó, một sao chiếu sáng được là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân tại lõi của nó, giải phóng năng lượng truyền qua phần bên trong sao và sau đó bức xạ vào không gian bên ngoài. Hầu hết mọi nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên nặng hơn heli đều được tạo ra nhờ các ngôi sao, hoặc thông qua quá trình tổng hợp hạt nhân sao trong suốt thời gian hoạt động của nó hoặc bởi tổng hợp hạt nhân siêu tân tinh khi ngôi sao phát nổ. Các nhà thiên văn học xác định được khối lượng, độ tuổi, thành phần hóa học và nhiều tính chất khác của ngôi sao bằng cách quan sát phổ, độ trưng và chuyển động của nó trong không gian. Khối lượng tổng cộng của ngôi sao là yếu tố chính trong quá trình tiến hóa sao và sự tàn lụi của nó. Nhiều đặc trưng khác của một sao được xác định thông qua lịch sử tiến hóa của nó, bao gồm đường kính, sự tự quay, chuyển động và nhiệt độ. Một biểu đồ liên hệ giữa nhiệt độ với độ trưng (hoặc độ sáng) của nhiều ngôi sao, gọi là biểu đồ Hertzsprung-Russell (biểu đồ H-R), cho phép xác định được tuổi và trạng thái tiến hóa của một ngôi sao. [ Đọc tiếp ]

Tuần 35

Mặt Trời, ngôi sao gần Trái Đất nhất, là nguồn năng lượng cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.

Một ngôi sao là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng. Các danh lục sao mở rộng đã được các nhà thiên văn lập nên, cung cấp các cách định danh sao theo tiêu chuẩn hóa.

Trong phần lớn thời gian hoạt động của nó, một sao chiếu sáng được là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân tại lõi của nó, giải phóng năng lượng truyền qua phần bên trong sao và sau đó bức xạ vào không gian bên ngoài. Hầu hết mọi nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên nặng hơn heli đều được tạo ra nhờ các ngôi sao, hoặc thông qua quá trình tổng hợp hạt nhân sao trong suốt thời gian hoạt động của nó hoặc bởi tổng hợp hạt nhân siêu tân tinh khi ngôi sao phát nổ. Các nhà thiên văn học xác định được khối lượng, độ tuổi, thành phần hóa học và nhiều tính chất khác của ngôi sao bằng cách quan sát phổ, độ trưng và chuyển động của nó trong không gian. Khối lượng tổng cộng của ngôi sao là yếu tố chính trong quá trình tiến hóa sao và sự tàn lụi của nó. Nhiều đặc trưng khác của một sao được xác định thông qua lịch sử tiến hóa của nó, bao gồm đường kính, sự tự quay, chuyển động và nhiệt độ. Một biểu đồ liên hệ giữa nhiệt độ với độ trưng (hoặc độ sáng) của nhiều ngôi sao, gọi là biểu đồ Hertzsprung-Russell (biểu đồ H-R), cho phép xác định được tuổi và trạng thái tiến hóa của một ngôi sao. [ Đọc tiếp ]

Tuần 36

Những ngôi nhà cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. [ Đọc tiếp ]

Tuần 37

Dây NRC-1 của Halobacteria, mỗi tế bào dài khoảng 5 μm.

Vi khuẩn cổ (danh pháp khoa học: "Archaea") là một nhóm các vi sinh vật đơn bào nhân sơ. Chúng không có nhân tế bào hay bất cứ bào quan nào trong tế bào chất. Trong quá khứ, chúng được xem như một nhóm vi khuẩn khác biệt và được gọi là "archaebacteria", nhưng do có lịch sử tiến hóa độc lập và nhiều bất đồng về sinh hóa với các dạng khác của sự sống, chúng hiện được phân thành một vực (domain) riêng trong hệ thống ba vực. Ba vực này là ba nhánh phát sinh chủng loại riêng biệt tiến hóa từ nguồn gốc chung, bao gồm vi khuẩn (Bacteria), Vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn (Eukarya). Vi khuẩn cổ lại chia làm bốn ngành đã được công nhận, dù có thể tồn tại nhiều ngành hơn trong thực tế. Crenarchaeota và Euryarchaeota là các nhóm vi khuẩn cổ được nghiên cứu nhiều nhất. Việc phân loại vi khuẩn cổ vẫn gặp nhiều khó khăn, khi phần lớn chúng chưa từng được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và chỉ mới được phát hiện thông qua phân tích axít nucleic ở các mẫu lấy từ môi trường. Dù trước đây nhóm vi khuẩn cổ được gộp với nhóm vi khuẩn để thành sinh vật nhân sơ (prokaryote) (hay giới Monera), thì sự phân loại này giờ đã trở nên lỗi thời.

Vi khuẩn và vi khuẩn cổ khá tương đồng về hình dạng và kích thước, dù một vài vi khuẩn cổ có hình dạng bất thường, như tế bào dạng phẳng và vuông của Haloquadra walsbyi. Mặc dù nhìn tương đồng với vi khuẩn, vi khuẩn cổ vẫn mang bộ gen và một số con đường trao đổi chất gần với sinh vật nhân chuẩn hơn: đặc biệt các enzyme liên quan tới quá trình phiên mã và dịch mã. Các đặc tính sinh hóa khác của Archea là độc nhất vô nhị, như vai trò của các ether lipid trong màng tế bào của chúng. Vi khuẩn cổ khai thác các nguồn năng lượng đa dạng hơn nhiều so với sinh vật nhân chuẩn: từ các hợp chất hữu cơ quen thuộc như đường, tới sử dụng amoniac, ion kim loại hay thậm chí cả khí hydro làm chất dinh dưỡng. Vi khuẩn cổ ưa muối (Halobacteria) sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các loài vi khuẩn cổ khác có thể cố định cacbon; tuy nhiên không giống thực vậtvi khuẩn lam, không một loài vi khuẩn cổ nào có thể thực hiện cả hai viêc trên. Vi khuẩn cổ sinh sản vô tính và phân chia nhờ các hình thức phân đôi, phân mảnh hoặc nảy chồi; trái với vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn, không có loài nào của vi khuẩn cổ có bào tử. [ Đọc tiếp ]

Tuần 38

Dây NRC-1 của Halobacteria, mỗi tế bào dài khoảng 5 μm.

Vi khuẩn cổ (danh pháp khoa học: Archaea) là một nhóm các vi sinh vật đơn bào nhân sơ. Chúng không có nhân tế bào hay bất cứ bào quan nào trong tế bào chất. Trong quá khứ, chúng được xem như một nhóm vi khuẩn khác biệt và được gọi là archaebacteria, nhưng do có lịch sử tiến hóa độc lập và nhiều bất đồng về sinh hóa với các dạng khác của sự sống, chúng hiện được phân thành một vực riêng trong hệ thống ba vực. Ba vực này là ba nhánh phát sinh chủng loại riêng biệt tiến hóa từ nguồn gốc chung, bao gồm vi khuẩn (Bacteria), Vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn (Eukarya). Vi khuẩn cổ lại chia làm bốn ngành đã được công nhận, dù có thể tồn tại nhiều ngành hơn trong thực tế. Crenarchaeota và Euryarchaeota là các nhóm vi khuẩn cổ được nghiên cứu nhiều nhất. Việc phân loại vi khuẩn cổ vẫn gặp nhiều khó khăn, khi phần lớn chúng chưa từng được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và chỉ mới được phát hiện thông qua phân tích axít nucleic ở các mẫu lấy từ môi trường. Dù trước đây nhóm vi khuẩn cổ được gộp với nhóm vi khuẩn để thành sinh vật nhân sơ (prokaryote) (hay giới Monera), thì sự phân loại này giờ đã trở nên lỗi thời.

Vi khuẩn và vi khuẩn cổ khá tương đồng về hình dạng và kích thước, dù một vài vi khuẩn cổ có hình dạng bất thường, như tế bào dạng phẳng và vuông của Haloquadra walsbyi. Mặc dù nhìn tương đồng với vi khuẩn, vi khuẩn cổ vẫn mang bộ gen và một số con đường trao đổi chất gần với sinh vật nhân chuẩn hơn: đặc biệt các enzyme liên quan tới quá trình phiên mã và dịch mã. Các đặc tính sinh hóa khác của Archea là độc nhất vô nhị, như vai trò của các ether lipid trong màng tế bào của chúng. Vi khuẩn cổ khai thác các nguồn năng lượng đa dạng hơn nhiều so với sinh vật nhân chuẩn: từ các hợp chất hữu cơ quen thuộc như đường, tới sử dụng amoniac, ion kim loại hay thậm chí cả khí hydro làm chất dinh dưỡng. Vi khuẩn cổ ưa muối (Halobacteria) sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các loài vi khuẩn cổ khác có thể cố định cacbon; tuy nhiên không giống thực vậtvi khuẩn lam, không một loài vi khuẩn cổ nào có thể thực hiện cả hai viêc trên. Vi khuẩn cổ sinh sản vô tính và phân chia nhờ các hình thức phân đôi, phân mảnh hoặc nảy chồi; trái với vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn, không có loài nào của vi khuẩn cổ có bào tử. [ Đọc tiếp ]

Tuần 39

Chữ "vô thần" bằng tiếng Hy Lạp cổ

Thuyết vô thần là một quan điểm khẳng định rằng thần thánh không tồn tại, hoặc phủ nhận đức tin vào thần thánh. Vô thần còn được định nghĩa một cách rộng hơn là sự không có đức tin vào thần thánh, đồng nghĩa với phi thần luận.

Nhiều người tự nhận là vô thần có thái độ hoài nghi với tất cả những gì siêu nhiên, với lí do là không có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của thần thánh. Những người khác lập luận ủng hộ thuyết vô thần trên cơ sở triết học, xã hội và lịch sử. Tuy trong số những người tự nhận là vô thần có nhiều người thiên về các học thuyết triết học thế tục như chủ nghĩa nhân vănchủ nghĩa tự nhiên, không có một hệ tư tưởng hay một bộ hành vi nào mà tất cả những người vô thần cùng chia sẻ; và một số tôn giáo, chẳng hạn Kì na giáoPhật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thiên chúa cá thể.

Trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ vô thần xuất phát từ cách gọi tên hàm ý bôi xấu (tiếng Hy Lạp: ἀθεότης, atheotēs) dành cho những người hoặc những tín ngưỡng xung khắc với quốc giáo. Với sự lan rộng của tư tưởng tự do, chủ nghĩa hoài nghi khoa học, và sự phê phán tôn giáo, thuật ngữ này đã bắt đầu có được ngữ nghĩa cụ thể hơn và ngày càng được sử dụng như sự tự miêu tả của những người vô thần. [ Đọc tiếp ]

Tuần 40

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích và thứ hai về dân số với 6,472 triệu người. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại , Trần, , Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn. [ Đọc tiếp ]

Tuần 41

Kanon là một visual novel được phát triển bởi hãng phần mềm Key, công ty này cũng cho ra đời hai tác phẩm nổi tiếng khác là AIRCLANNAD. Lúc đầu nó là một trò chơi dành cho người lớn phát hành vào ngày 4 tháng 6 năm 1999 trên hệ điều hành Microsoft Windows. Phiên bản dành cho mọi lứa tuổi trên PC phát hành vào tháng 1 năm 2000, sau đó cũng xuất hiện trên các hệ máy Dreamcast, PlayStation 2 và PlayStation Portable. Bản tiêu chuẩn của Kanon (Kanon Standard Edition) trên hệ PC dành cho người lớn phát hành vào tháng 11 năm 2004; và bản dành cho mọi lứa tuổi phát hành vào tháng 1 năm 2005. Cả hai bản Standard Edition đều được phát hành dưới dạng DVD-ROM và có chứa nhiều hình ảnh dành cho mọi lứa tuổi hơn các phiên bản trước đó, cùng việc tương thích với hệ điều hành Windows 2000/XP cũng như các cải tiến về công nghệ, ví dụ như có nhiều lần lưu hơn. Cách chơi của AIR theo lối tuyến tính, tuy chỉ đi theo cốt truyện định sẵn nhưng người chơi có thể tương tác để tạo ra các kết thúc khác nhau. Cốt truyện chủ yếu đi sâu vào nội tâm của năm nhân vật nữ chính.

Kanon cũng được chuyển thể thành light novel, drama CD, manga và hai bộ anime. Bộ anime đầu tiên gồm 13 tập phát sóng tại Nhật Bản từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2002. Nó cùng một tập OVAKazahana đã phát hành vào tháng 3 năm 2003. Cả bộ anime và OVA đã được sản xuất bởi hãng sản xuất hoạt hình Toei Animation. Bộ anime thứ hai là bản làm lại của bộ anime thứ nhất, nhưng dài hơn với 24 tập, thực hiện bởi Kyoto Animation đã phát sóng tại Nhật Bản từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007. Đầu tiên, bộ anime này đã đăng ký bản quyền bởi ADV Films, nhưng sau đó đã chuyển nhượng sang cho Funimation vào tháng 7 năm 2008 để phát hành phiên bản tiếng Anh. Bộ anime thứ hai là sự kết hợp giữa Kanon và dòng nhạc canon khi sử dụng các bản nhạc Kanon D-dur hay Canon cung Rê trưởng của Pachebel, làm nhạc nền trong một số cảnh của tác phẩm. [ Đọc tiếp ]

Tuần 42

AIR là một visual novel được phát triển bởi hãng phần mềm Key, công ty này cũng cho ra đời hai tác phẩm nổi tiếng khác là KanonCLANNAD. Lúc đầu nó là một trò chơi dành cho người lớn phát hành vào ngày 8 tháng 9 năm 2000 dưới dạng CD-ROM trên hệ máy tính cá nhân. Các phiên bản sau của AIR được cắt bỏ mọi cảnh gợi cảm và phát hành trên các hệ máy tính cá nhân, Dreamcast và PlayStation 2. Phiên bản máy tính cá nhân dành cho người lớn được tái phát hành tương thích với Windows 2000/XP với tên AIR Standard Edition vào ngày 8 tháng 4 năm 2005. Các phiên bản sử dụng trên các hệ PlayStation Portable, SoftBank 3G và FOMA cũng ra mắt trong năm 2007. Key tiếp tục tái phát hành AIR tương thích với hệ điều hành Windows Vista vào tháng 7 năm 2009 và phiên bản AIR Memorial Edition tương thích với hệ điều hành Windows 7 vào tháng 5 năm 2010, hai bản dành cho Vista/7 đã được đánh giá là dành cho mọi lứa tuổi.

Cách chơi của AIR theo lối tuyến tính, tuy chỉ đi theo cốt truyện định sẵn nhưng người chơi có thể tương tác để tạo ra các kết thúc khác nhau. Cốt truyện chủ yếu đi sâu vào nội tâm của ba nhân vật nữ chính. Visual novel này phân ra làm ba phần: Dream, Summer và Air là ba giai đoạn khác nhau trong toàn bộ cốt truyện. Một trong những phiên bản đầu của AIR cho phép người chơi nhìn thấy một số cảnh hentai giữa nhân vật nam chính và một trong ba nhân vật nữ khi tiến đến một mốc nào đó trong quá trình tương tác. Tựa đề của visual novel này đã nói lên chủ đề chính là gió và bầu trời cùng việc sử dụng hình ảnh đôi cánh trong suốt cốt truyện. [ Đọc tiếp ]

Tuần 43

AIR là một visual novel được phát triển bởi hãng phần mềm Key, công ty này cũng cho ra đời hai tác phẩm nổi tiếng khác là KanonCLANNAD. Lúc đầu nó là một trò chơi dành cho người lớn phát hành vào ngày 8 tháng 9 năm 2000 dưới dạng CD-ROM trên hệ máy tính cá nhân (PC). Các phiên bản sau của AIR được cắt bỏ mọi cảnh gợi cảm và phát hành trên các hệ máy PC, Dreamcast và PlayStation 2. Phiên bản PC dành cho người lớn được tái phát hành tương thích với Windows 2000/XP với tên AIR Standard Edition vào ngày 8 tháng 4 năm 2005. Các phiên bản sử dụng trên các hệ PlayStation Portable, SoftBank 3G và FOMA cũng ra mắt trong năm 2007. Key tiếp tục tái phát hành AIR tương thích với hệ điều hành Windows Vista vào tháng 7 năm 2009 và phiên bản AIR Memorial Edition tương thích với hệ điều hành Windows 7 vào tháng 5 năm 2010, hai bản dành cho Vista/7 đã được đánh giá là dành cho mọi lứa tuổi.

Cách chơi của AIR theo lối tuyến tính, tuy chỉ đi theo cốt truyện định sẵn nhưng người chơi có thể tương tác để tạo ra các kết thúc khác nhau. Cốt truyện chủ yếu đi sâu vào nội tâm của ba nhân vật nữ chính. Visual novel này phân ra làm ba phần: Dream, Summer và Air là ba giai đoạn khác nhau trong toàn bộ cốt truyện. Một trong những phiên bản đầu của AIR cho phép người chơi nhìn thấy một số cảnh hentai giữa nhân vật nam chính và một trong ba nhân vật nữ khi tiến đến một mốc nào đó trong quá trình tương tácTựa đề của visual novel này đã nói lên chủ đề chính là gió và bầu trời cùng việc sử dụng hình ảnh đôi cánh trong suốt cốt truyện. [ Đọc tiếp ]

Tuần 44

Cristiano Ronaldo là cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha hiện đang thi đấu ở giải vô địch Tây Ban Nha cho câu lạc bộ Real Madrid với vị trí tiền vệ cánh hay tiền đạo và là đội trưởng của đội tuyển bóng đá Bồ Đào Nha. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2009, anh đã trở thành cầu thủ đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá thế giới khi chuyển từ Manchester United sang câu lạc bộ mới là Real Madrid với mức giá 80 triệu bảng.

Năm 1994, Ronaldo bắt đầu chơi bóng tại Andorinha, hai năm sau anh chuyển đến Nacional, một trong hai câu lạc bộ lớn của đảo Madeira. Thành công cùng đội bóng này giúp anh lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên của gã khổng lồ bóng đá Bồ Đào Nha Sporting Lisbon vào năm 1997. Tài năng bộc lộ sớm của Ronaldo đã giúp anh gây chú ý với huấn luyện viên Manchester United - Sir Alex Ferguson - ông đã ký hợp đồng với anh có giá trị 12,24 triệu bảng Anh vào năm 2003. Đến mùa bóng sau, Ronaldo giành được cúp vô địch ở cấp câu lạc bộ đầu tiên của mình, FA Cup, và tiến đến trận chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004 với Bồ Đào Nha, trong đó anh đã ghi được bàn thắng đầu tiên ở cấp đội tuyển quốc gia.

Vào năm 2008, Ronaldo giành được danh hiệu UEFA Champions League đầu tiên, và được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết. Anh cũng được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFProCầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, cùng với việc trở thành cầu thủ thứ tư của Manchester United giành được Quả bóng vàng châu Âu. [ Đọc tiếp ]

Tuần 45

Cristiano Ronaldo là cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha hiện đang thi đấu ở giải vô địch Tây Ban Nha cho câu lạc bộ Real Madrid với vị trí tiền vệ cánh hay tiền đạo và là đội trưởng của đội tuyển bóng đá Bồ Đào Nha. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2009, anh đã trở thành cầu thủ đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá thế giới khi chuyển từ Manchester United sang câu lạc bộ mới là Real Madrid với mức giá 80 triệu bảng.

Năm 1994, Ronaldo bắt đầu chơi bóng tại Andorinha, hai năm sau anh chuyển đến Nacional, một trong hai câu lạc bộ lớn của đảo Madeira. Thành công cùng đội bóng này giúp anh lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên của gã khổng lồ bóng đá Bồ Đào Nha Sporting Lisbon vào năm 1997. Tài năng bộc lộ sớm của Ronaldo đã giúp anh gây chú ý với huấn luyện viên Manchester United - Sir Alex Ferguson - ông đã ký hợp đồng với anh có giá trị 12,24 triệu bảng Anh vào năm 2003. Đến mùa bóng sau, Ronaldo giành được cúp vô địch ở cấp câu lạc bộ đầu tiên của mình, FA Cup, và tiến đến trận chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004 với Bồ Đào Nha, trong đó anh đã ghi được bàn thắng đầu tiên ở cấp đội tuyển quốc gia.

Vào năm 2008, Ronaldo giành được danh hiệu UEFA Champions League đầu tiên, và được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết. Anh cũng được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFProCầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, cùng với việc trở thành cầu thủ thứ tư của Manchester United giành được Quả bóng vàng châu Âu. [ Đọc tiếp ]

Tuần 46

Ba quả bóng màu (tượng trưng cho các hạt quark) nối thành cặp với nhau bởi các lò xo (tượng trưng cho các gluon), tất cả bên trong một vòng tròn màu xám (tượng trưng cho hạt proton). Các quả bóng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương thể hiện màu tích của các quark tương ứng. Hai quả bóng màu đỏ và xanh dương được gắn nhãn "u" (quark lên) còn quả màu xanh lá cây có nhãn "d" (quark xuống). Thứ tự sắp xếp màu không quan trọng, chủ yếu thể hiện có ba màu hiện diện.

Quark là một hạt cơ bản sơ cấp và là một thành phần cơ bản của vật chất. Các quark kết hợp với nhau tạo nên các hạt tổ hợp còn gọi là các hadron, với những hạt ổn định nhất là protonneutron - những hạt thành phần của hạt nhân nguyên tử. Do một hiệu ứng gọi là sự giam hãm màu, các quark không bao giờ tìm thấy đứng riêng rẽ; chúng chỉ có thể tìm thấy bên trong các hadron. Với lý do này, rất nhiều điều về các quark được biết đến đã được dẫn ra từ các hadron chúng tổ hợp lên.

Có 6 loại quark, còn được biết đến là hương: lên (u), xuống (d), duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b). Các quark lên (u) và quark xuống (d) có khối lượng nhỏ nhất trong các quark. Các quark nặng hơn nhanh chóng biến đổi sang các quark u và d thông qua một quá trình phân rã hạt: sự biến đổi từ một trạng thái khối lượng cao hơn sang trạng thái khối lượng thấp hơn. Vì điều này, các quark u và d nói chung là ổn định và thường gặp nhất trong vũ trụ, trong khi các quark duyên (c), lạ (s), đỉnh (t), và đáy (b) chỉ có thể được tạo ra trong va chạm năng lượng cao (như trong các tia vũ trụ và trong các máy gia tốc hạt).

Các quark có rất nhiều tính chất nội tại, bao gồm điện tích, màu tích (color charge), spin, và khối lượng. Các quark là những hạt cơ bản duy nhất trong mô hình chuẩn của vật lý hạt đều tham gia vào bốn tương tác cơ bản (điện từ, hấp dẫn, mạnh, và yếu), cũng như là các hạt cơ bản có điện tích không phải là một số nguyên lần của điện tích nguyên tố. Đối với mỗi vị quark có tương ứng với một loại phản hạt, gọi là phản quark, mà chỉ khác với các quark ở một số tính chất có độ lớn bằng nhau nhưng ngược dấu. [ Đọc tiếp ]

Tuần 47

Quân đội Đức diễu hành tại Paris.

Trận chiến nước Pháp là một chiến dịch tấn công chiến lược của Quân đội Đức Quốc xã vào Pháp và các quốc gia Vùng đất thấp (bao gồm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg) trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu ngày 10 tháng 5 năm 1940, đánh dấu kết thúc Cuộc chiến tranh kỳ quặc và chiến sự chính thức bùng nổ tại Tây Âu.

Với một kế hoạch tấn công táo bạo, mũi tấn công mồi của Quân đội Đức Quốc xã vào Vùng đất thấp hút theo chủ lực Đồng Minh, tạo bất ngờ cho mũi tấn công chính băng qua khu rừng Ardennes. Được tổ chức theo phương thức Blitzkrieg, ngay sau khi đột phá phòng tuyến sông Meuse của Quân đội Pháp ở Sedan, lực lượng thiết giáp Đức đã thọc sâu tốc độ cao về eo biển Manche, cô lập chủ lực Đồng Minh ở phía Bắc. Thắng lợi ở Dunkirk, tuy không hoàn toàn vì để Lực lượng Viễn chinh Anh kịp sơ tán, nhưng cũng đủ mang tính quyết định, tạo điều kiện để đánh quỵ hoàn toàn Quân đội Pháp trong các hoạt động quân sự tiếp theo, kéo theo Ý nhảy vào tuyên chiến với Pháp và dẫn tới sự đầu hàng của nước Pháp vào ngày 22 tháng 6.

Chiến thắng nhanh chóng ở Pháp đã đem lại cho Đức ưu thế chiến lược to lớn, một mặt có được bàn đạp cho hoạt động trên không và trên biển chống lại Anh, một mặt khác rảnh tay chuẩn bị cho mặt trận phía Đông chống Liên Xô.

Nước Pháp bị chia cắt thành khu vực chiếm đóng của Đức ở miền Bắc và Tây, một khu vực chiếm đóng nhỏ của Ý ở Đông Nam và một vùng tự do ở phía Nam do Chính phủ bù nhìn Vichy quản lý cho đến khi Đồng Minh đổ bộ lên Normandie năm 1944. [ Đọc tiếp ]

Tuần 48

Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky trong bộ quân phục Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 2 (командарм 2-го ранга) - một tác giả quan trọng của học thuyết.

Tác chiến chiều sâu là một học thuyết quân sự của Hồng quân Liên Xô được phát triển trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới bởi các nhà chiến lược và lý luận quân sự xuất sắc của Hồng quân mà nổi bật là Nguyên soái Liên Xô M.N. Tukhachevsky (hình), A.A. Svechin, N.E. Varfolomeev, V.K. Triandafillov, G.S. Isserson. Học thuyết đã giới thiệu thêm khái niệm nghệ thuật chiến dịch ở giữa hai cấp độ chiến lượcchiến thuật, được các nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới sử dụng làm cơ sở phát triển lý luận cho nghệ thuật chiến dịch hiện đại.

Điểm xuất phát tư tưởng của học thuyết là quan niệm bản chất của chiến tranh đã thay đổi và mang tính chất tổng lực. Tư tưởng này dẫn tới sự xác nhận rằng chiến thắng không thể đạt được bằng một trận đánh quyết định, mà bằng các chiến dịch tuần tự nối tiếp nhau liền lạc hợp lý - mỗi chiến dịch một mục tiêu cụ thể được nối kết trong một mục tiêu thống nhất. Ở cấp độ chiến thuật, học thuyết đưa ra cách thức tấn công đồng thời suốt chiều sâu phòng tuyến đối phương bằng lực lượng xung kích chia làm 2 thê đội được hỗ trợ bằng pháo binh, không quân và lực lượng nhảy dù. Để phục vụ cho tư tưởng chiến tranh này, học thuyết nhấn mạnh vào việc cơ giới hóa lực lượng xung kích ở quy mô lớn. [ Đọc tiếp ]

Tuần 49

Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky trong bộ quân phục Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 2 (командарм 2-го ранга) - một tác giả quan trọng của học thuyết.

Tác chiến chiều sâu là một học thuyết quân sự của Hồng quân Liên Xô được phát triển trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới bởi các nhà chiến lược và lý luận quân sự xuất sắc của Hồng quân mà nổi bật là Nguyên soái Liên Xô M.N. Tukhachevsky (hình), A.A. Svechin, N.E. Varfolomeev, V.K. Triandafillov, G.S. Isserson. Học thuyết đã giới thiệu thêm khái niệm nghệ thuật chiến dịch ở giữa hai cấp độ chiến lượcchiến thuật, được các nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới sử dụng làm cơ sở phát triển lý luận cho nghệ thuật chiến dịch hiện đại.

Điểm xuất phát tư tưởng của học thuyết là quan niệm bản chất của chiến tranh đã thay đổi và mang tính chất tổng lực. Tư tưởng này dẫn tới sự xác nhận rằng chiến thắng không thể đạt được bằng một trận đánh quyết định, mà bằng các chiến dịch tuần tự nối tiếp nhau liền lạc hợp lý - mỗi chiến dịch một mục tiêu cụ thể được nối kết trong một mục tiêu thống nhất. Ở cấp độ chiến thuật, học thuyết đưa ra cách thức tấn công đồng thời suốt chiều sâu phòng tuyến đối phương bằng lực lượng xung kích chia làm 2 thê đội được hỗ trợ bằng pháo binh, không quân và lực lượng nhảy dù. Để phục vụ cho tư tưởng chiến tranh này, học thuyết nhấn mạnh vào việc cơ giới hóa lực lượng xung kích ở quy mô lớn. [ Đọc tiếp ]

Tuần 50

Little Busters! là một visual novel do công ty phần mềm Key phát triển, phiên bản gốc được đánh giá dành cho mọi lứa tuổi ra mắt dưới dạng bản giới hạn vào ngày 27 tháng 7 năm 2007, chơi trên hệ máy tính cá nhân (PC) có ổ DVD; phiên bản chính thức, cũng dành cho mọi lứa tuổi, phát hành ngày 28 tháng 9, 2007. Little Busters! là trò chơi thứ sáu của Key, công ty này cũng cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Kanon, AIRCLANNAD. Tuy hai phiên bản đầu của Little Busters! được đánh giá dành cho mọi lứa tuổi, vẫn có một số hình ảnh đồ họa vi tính gợi cảm nhẹ dành tặng cho người hâm mộ. Một phiên bản dành cho người trên 18 tuổi mang tên Little Busters! Ecstasy đã phát hành ngày 25 tháng 7, 2008 như một tựa game thứ bảy của Key. Như vậy, không giống như KanonAIR với phiên bản đầu tiên thường là dành cho người lớn và các lần ra mắt sau sẽ lược bỏ nhiều đoạn nhằm phù hợp với mọi lứa tuổi, Little Busters! đã có lịch phát hành ngược lại hoàn toàn. Tựa đề Little Busters! của trò chơi lấy từ tên của một nhóm bạn trong cốt truyện là Little Busters, trong đó nhân vật nam chính, Naoe Riki, đã gia nhập nhóm ngay từ khi còn bé. Tháng 6 năm 2010, Key đã phát hành một spin-off dành cho người lớn của Ecstasy mang tựa đề Kud Wafter, nó mở rộng thêm kịch bản của Noumi Kudryavka, một trong số các nhân vật nữ chính trong Little Busters!Ecstasy. [ Đọc tiếp ]

Tuần 51

Dreadnought là kiểu thiết giáp hạm thống trị trong thế kỷ 20. Chiếc đầu tiên của loại này, thiết giáp hạm Dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, đã có một tầm ảnh hưởng lớn đến mức khi được hạ thủy vào năm 1906, mọi thiết giáp hạm được chế tạo sau nó được gọi là những “dreadnought” còn những chiếc trước đó được đặt tên lại là những thiết giáp hạm tiền-dreadnought. Thiết kế của nó mang hai đặc tính rất cách mạng: sơ đồ vũ khí trang bị 'toàn súng lớn', và vận hành bằng hệ thống động lực turbine hơi nước. Sự ra đời của những dreadnought làm sống lại cuộc chạy đua vũ trang hải quân, chủ yếu là giữa Anh QuốcĐức nhưng cũng ảnh hưởng trên khắp thế giới, khi lớp tàu chiến mới là một biểu trưng chủ yếu của sức mạnh quốc gia.

Khái niệm về một tàu chiến toàn súng lớn đã được phát triển nhiều năm trước khi chế tạo chiếc Dreadnought. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bắt đầu dự án chế tạo một thiết giáp hạm toàn súng lớn vào năm 1904, nhưng hoàn tất nó như một chiếc tiền-dreadnought; Hải quân Hoa Kỳ cũng đã chế tạo những chiến hạm toàn súng lớn. Kỹ thuật tiến triển nhanh chóng trong suốt thời đại dreadnought; các thiết kế tiếp theo gia tăng nhanh chóng về kích cỡ cũng như áp dụng các cải tiến về vũ khí, vỏ giáp và động lực. Trong vòng mười năm, những chiếc thiết giáp hạm mới đã vượt trội hơn bản thân Dreadnought; những tàu chiến mạnh hơn hẳn này được gọi là những siêu dreadnought. Đa số dreadnought bị tháo dỡ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, nhưng nhiều chiếc siêu-dreadnought mới hơn đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. [ Đọc tiếp ]

Tuần 52

Dreadnought là kiểu thiết giáp hạm thống trị trong thế kỷ 20. Chiếc đầu tiên của loại này, thiết giáp hạm Dreadnought của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, đã có một tầm ảnh hưởng lớn đến mức khi được hạ thủy vào năm 1906, mọi thiết giáp hạm được chế tạo sau nó được gọi là những “dreadnought” còn những chiếc trước đó được đặt tên lại là những thiết giáp hạm tiền-dreadnought. Thiết kế của nó mang hai đặc tính rất cách mạng: sơ đồ vũ khí trang bị 'toàn súng lớn', và vận hành bằng hệ thống động lực turbine hơi nước. Sự ra đời của những dreadnought làm sống lại cuộc chạy đua vũ trang hải quân, chủ yếu là giữa Anh QuốcĐức nhưng cũng ảnh hưởng trên khắp thế giới, khi lớp tàu chiến mới là một biểu trưng chủ yếu của sức mạnh quốc gia.

Khái niệm về một tàu chiến toàn súng lớn đã được phát triển nhiều năm trước khi chế tạo chiếc Dreadnought. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bắt đầu dự án chế tạo một thiết giáp hạm toàn súng lớn vào năm 1904, nhưng hoàn tất nó như một chiếc tiền-dreadnought; Hải quân Hoa Kỳ cũng đã chế tạo những chiến hạm toàn súng lớn. Kỹ thuật tiến triển nhanh chóng trong suốt thời đại dreadnought; các thiết kế tiếp theo gia tăng nhanh chóng về kích cỡ cũng như áp dụng các cải tiến về vũ khí, vỏ giáp và động lực. Trong vòng mười năm, những chiếc thiết giáp hạm mới đã vượt trội hơn bản thân Dreadnought; những tàu chiến mạnh hơn hẳn này được gọi là những siêu dreadnought. Đa số dreadnought bị tháo dỡ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, nhưng nhiều chiếc siêu-dreadnought mới hơn đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. [ Đọc tiếp ]