Bước tới nội dung

Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2005/07

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 7 năm 2005
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hố đen

Hố đen và bạn đồng hành
Hố đen và bạn đồng hành

Hố đen, còn gọi là lỗ đen, là một vật thể có mật độ khối lượng lớn đến nỗi lực hấp dẫn làm cho mọi vật thể không thể nào thoát ra được, trừ việc xuyên qua đường hầm lượng tử. Truờng hấp dẫn mà hố đen tạo ra rất lớn, vì vậy, vận tốc thoát ở vùng gần hố đen lớn hơn vận tốc ánh sáng. Điều này dẫn đến việc không có vật thể nào, kể cả ánh sáng, có thể thoát ra ngoài hố đen. Từ "hố đen" xuất phát từ một nghĩa rộng, nó không chỉ dừng lại ở khái niệm "hố" mà còn là một vùng không gian ảnh hưởng bởi hố đen. Lý thuyết về hố đen là một trong số các lý thuyết hiếm hoi trong vật lý bao trùm mọi thang đo khoảng cách, từ kích thước cực nhỏ (thang Planck) đến kích thước quan sát vũ trụ, do vậy có thể kiểm chứng cùng lúc thuyết lượng tử (cho thang nhỏ) và thuyết tương đối (cho thang lớn).

Tế bào

Mô hình tế bào động vật
Mô hình tế bào động vật

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi sinh vật. Một số loài sinh vật như vi khuẩn có cấu tạo từ một tế bào (gọi là đơn bào). Các loài sinh vật khác thì cấu tạo từ nhiều tế bào (gọi là sinh vật đa bào) ví dụ con người gồm khoảng 1014 tế bào.

Học thuyết tế bào xây dựng từ thế kỷ 19 đã phát biểu rằng:

  1. mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào
  2. các tế bào chỉ được tạo ra từ những tế bào trước đó
  3. mọi chức năng sống của sinh vật được diễn ra trong tế bào và rằng
  4. các tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết để điều khiển các chức năng của mình
  5. có thể truyền vật liệu di truyền này cho các thế hệ tế bào tiếp theo

Alexandre Yersin

Alexandre Yersin
Alexandre Yersin

Alexandre Émile Jean Yersin (sinh 22 tháng 9, 1863 tại Lavaux, bang Vaud, Thụy Sĩ; mất 1 tháng 3, 1943 tại Nha Trang, Việt Nam) là một bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp gốc Thụy Sĩ.

Ông đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt tên theo ông (Yersinia pestis).

Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ; sau đó tại Marburg, ĐứcParis, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm (École Normal Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia trong việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận văn về Etude sur le Développement du Tubercule Expérimental và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur mới được thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).

Tổng thống Đức

Horst Köhler (* 1943), Tổng thống Đức (từ 2004)
Horst Köhler (* 1943), Tổng thống Đức (từ 2004)

Tổng thống Đức là vị nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Mặc dù vậy các quyền hạn chính trị của ông có hạn chế. Các phủ tổng thống là lâu đài BellevueBerlinbiệt thự HammerschmidtBonn. Văn phòng phủ tổng thống hỗ trợ ông thi hành các nhiệm vụ. Tổng thống Đức được bầu cử qua hội nghị liên bang (Bundesversammlung) có nhiệm kỳ năm năm. Người đương nhiệm là Hosrt Köhler.

Kim Tinh

Kim Tinh
Kim Tinh

Kim Tinh (còn gọi là Sao Kim, Sao Hôm, Sao Mai) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Hệ Mặt Trời và là loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Kích thước, khối lượng và trọng lực của Kim Tinh suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Kim Tinh, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dày đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại. Với mắt trần Kim Tinh là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng.

Vũ khí hạt nhân

Một hình cầu lửa phóng xạ ở đỉnh của cột khói phát ra từ một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Một hình cầu lửa phóng xạ ở đỉnh của cột khói phát ra từ một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khínăng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 - 160 km. Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị thế chiến: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau có tên là Fat Man và được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từ plutonium.